Trung Quốc tăng gấp đôi lượng nước xả từ đập Cảnh Hồng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, phía Trung Quốc đã chấp thuận xả gấp đôi lượng nước xuống lưu vực sông Mekong so với mức trung bình các năm trước.
Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 17.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc xả nước ở sông Mekong, ông Lê Hải Bình cho biết: “Thông qua các kênh ngoại giao, Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, xuống lưu vực sông Mekong để góp phần khắc phục hạn hán cũng như xâm nhập mặn của một số tỉnh ĐBSCL của Việt Nam. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ngày 14.3, đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam, thông báo rằng từ ngày 15.3-10.4.2016, phía Trung Quốc sẽ tăng lưu lượng xả nước từ đập Thủy điện Cảnh Hồng xuống khu vực hạ lưu sông Mekong từ mức 1.100 m3/s lên mức 2.190m3/s , gấp đôi so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước.
Trước khi đề nghị phía Trung Quốc, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ để lên các phương án cụ thể để khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn tại một số tỉnh ĐSBCL. Đối với các đánh giá cụ thể về tác động, các cơ quan chức năng liên quan sẽ có những đánh giá sâu và chi tiết hơn.
Về phía Bộ Ngoại giao, chúng tôi đang tiếp tục tích cực trao đổi với phía Trung Quốc cũng như các quốc gia sông Mekong để cùng nhau sử dụng bền vững sông Mekong, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, cũng như người dân sinh sống trong khu vực này”.
Video đang HOT
Đập Cảnh Hồng chắn dòng nước trên sông Mekong.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, báo chí Singapore và Campuchia đưa tin, Thái Lan đang hút một số lượng lớn nước từ sông Mekong để dự trữ và đồng thời xây dựng nhiều hồ để chứa nước để dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này. Thái Lan thực hiện có tham vấn Việt Nam hay không và quan điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào, ông Lê Hải Bình cho biết:
“Lập trường của Việt Nam về vấn đề sử dụng nguồn nước sông Mekong đã nhiều lần được nêu rõ. Chúng tôi cho rằng, các quốc gia liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng nguồn nước sông Mekong, đảm bảo các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong, không gây ảnh hưởng đến môi trường trên dòng chính sông Mekong, không gây ảnh hưởng đến môi trường của các nước sông Mekong, nhất là các nước hạ nguồn theo đúng thông lệ quốc tế và ủy hội sông Mekong để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông cũng như người dân sinh sống trong khu vực.
Liên quan đến động thái cụ thể của phía Thái Lan, tại cuộc họp lần thứ 42 của Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mekong quốc tế diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 15 đến 17.3.2016, đoàn Việt Nam đã bày tỏ quan ngại và đề nghị phía Thái lan sớm cung cấp thông tin cụ thể về kế hoạch nêu trên.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao thông báo, ngày 16.3, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hội đã có công hàm chính thức gửi Ủy ban sông Mekong các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan kêu gọi các nước tăng cường quan tâm và cố gắng hết sức trong việc sử dụng hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn nước.
Theo Danviet
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như cho tàu Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ tải trọng 10.000 tấn đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3.500m ở Đảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh..., Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
"Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.
Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã đưa trái phép tàu du lịch "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế; có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Theo Danviet
Việt - Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của Obama Việt Nam và Mỹ đang thu xếp cho chuyến thăm vào tháng 5 tới của Tổng thống Barack Obama. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Sunnylands, bang California. Ảnh: AP "Chuyến thăm đang được hai bên thu xếp", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hôm qua cho biết. Ông Bình nhắc...