Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga
Ngày 22/11, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu uranium lớn nhất từ Nga trong năm nay, với lượng mua tăng gấp ba lần so với năm trước.
Máy ly tâm khí để tách đồng vị urani tại một nhà máy Rosatom ở Nga. Ảnh: RT/TTXVN
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Moskva áp đặt lệnh cấm xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Washington, càng làm nổi bật sự thay đổi trong các mối quan hệ năng lượng quốc tế.
Theo số liệu Hải quan Nga, Trung Quốc đã nhập khẩu lượng uranium trị giá 849 triệu USD trong mười tháng đầu năm 2024, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tháng 10, giá trị nhập khẩu đã đạt 216 triệu USD, gấp đôi so với tháng trước. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng gia tăng đáng kể việc nhập khẩu uranium từ Nga, đạt giá trị 650 triệu USD, trở thành nước nhập khẩu lớn thứ hai. Trong khi, Mỹ vốn là khách hàng lớn nhất của Nga vào năm 2023, đã giảm mạnh lượng mua xuống còn 574 triệu USD, chỉ bằng một phần ba so với trước đây, tụt xuống vị trí thứ ba trong danh sách khách hàng của Nga.
Video đang HOT
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Nga siết chặt chính sách xuất khẩu uranium để đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Lệnh cấm của Nga áp dụng đối với các chuyến hàng uranium làm giàu sang Mỹ, bao gồm các giao dịch thông qua bên thứ ba thuộc quyền phán quyết của Mỹ. Ngoại lệ chỉ được áp dụng với các lô hàng được cấp phép đặc biệt, phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga. Động thái này cũng đi kèm với các biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế nhập khẩu uranium từ Nga, nhưng vẫn cho phép một số trường hợp miễn trừ cần thiết để đảm bảo lợi ích chiến lược của Washington.
Việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu uranium từ Nga không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn phản ánh mối quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ giữa hai quốc gia. Trong khi Bắc Kinh đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghệ hạt nhân, việc nhập khẩu uranium từ Nga giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung từ phương Tây.
Nga hiện là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực làm giàu uranium, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu. Với thị phần ước tính khoảng 40% và giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 2,7 tỷ USD, Nga đóng vai trò không thể thay thế trong thị trường uranium thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp chính phủ vào hồi tháng 9, đã nhấn mạnh rằng một số quốc gia vẫn tích trữ tài nguyên từ Nga trong khi vẫn áp đặt các biện pháp trừng phạt. Ông cũng đề xuất hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô chiến lược – bao gồm cả uranium, để bảo vệ lợi ích quốc gia và đáp trả những nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn cản Nga tiếp cận chuỗi cung ứng quốc tế.
Những thay đổi trong chính sách năng lượng của Nga không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ Nga-Mỹ mà còn tái định hình thị trường năng lượng toàn cầu. Trong khi Mỹ và châu Âu đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, Moskva đã tìm thấy các thị trường thay thế đầy tiềm năng ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Diễn biến này không chỉ củng cố quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung mà còn làm nổi bật sự thay đổi trong cán cân năng lượng toàn cầu.
Trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang gia tăng sức ép, Nga đã chứng minh khả năng duy trì vị thế của mình trong lĩnh vực năng lượng thông qua các mối quan hệ chiến lược – các đối tác ngoài phương Tây. Việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu uranium từ Nga là minh chứng cho sự thay đổi này, đồng thời mở ra những thách thức và cơ hội mới trên thị trường năng lượng toàn cầu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự dịch chuyển trong trật tự kinh tế quốc tế, khi các quốc gia ngoài phương Tây đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cấu trúc năng lượng và thương mại toàn cầu.
Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
Ngày 15/11, Nga tuyên bố đã áp đặt các hạn chế tạm thời đối với việc xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ - quốc gia năm ngoái nhập khẩu 1/4 lượng uranium làm giàu của Nga để phục vụ nhà máy điện hạt nhân nội địa.
Xưởng luyện kim của nhà máy Niken Norilsk ở Nikel, Nga. Ảnh: Sputnik International
Tuyên bố của Nga cho biết các hạn chế tạm thời mà Moskva áp đặt là phản ứng trước lệnh cấm của Washington đối với việc nhập khẩu uranium của Nga, được ký thành luật hồi đầu năm và có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.
Nga là nhà sản xuất uranium lớn thứ sáu thế giới và kiểm soát khoảng 44% năng lực làm giàu uranium toàn cầu. Năm 2023, Mỹ và Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu uranium của Nga, tiếp theo là Hàn Quốc và Pháp. Nga chiếm 27% lượng uranium làm giàu cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân thương mại của Mỹ năm ngoái.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu 313,050 kg urarium làm giàu, giảm 30% so với năm ngoái. Hiện chưa rõ liệu Mỹ có nhập khẩu uranium từ Nga sau khi lệnh cấm có hiệu lực hay không. Nghị định của Chính phủ Nga nêu rõ các công ty được cơ quan giám sát kiểm soát xuất khẩu ủy quyền vẫn có thể xuất khẩu uranium sang Mỹ.
Trong cuộc họp chính phủ hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moskva cần xem xét hạn chế xuất khẩu uranium, titanium và nickel để đáp trả các biện pháp hạn chế của nước ngoài. Quyết định ngày 15/11 của Chính phủ Nga là hành động đầu tiên hiện thực hóa chỉ thị của Tổng thống Putin.
Lý do hội nghị mở rộng của BRICS khiến EU lo lắng Cuộc họp mở rộng của khối BRICS tại Kazan (Nga) đang thu hút chú ý của Liên minh châu Âu (EU). Với sự tham gia của nhiều nền kinh tế mới nổi và những nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu, sự kiện này đang làm dấy lên những lo ngại của EU về khả năng thay đổi cán cân quyền lực...