Trung Quốc tăng cường sử dụng lực lượng drone từ Himalaya đến Biển Đông
Thiết bị bay không người lái đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quân đội Trung Quốc và được sử dụng cho các hoạt động quân sự từ vùng núi Himalaya cho đến Biển Đông.
Những hình ảnh vệ tinh cũng như thông tin từ truyền thông gần đây đã giúp xác nhận việc Trung Quốc đang tăng cường triển khai thiết bị bay không người lái ( drone) cho nhiều hoạt động tác chiến.
Drone do thám tầm cao WZ-7. Ảnh REUTERS
Theo tờ South China Morning Post ngày 12.2, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin về nhiều loại drone đang được thử nghiệm tại vùng núi cao Himalaya nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu chiến thuật hoạt động chung với bộ binh, thu thập tình báo và mang hàng tiếp tế.
Bên cạnh đó, theo Tổng biên tập Andrei Chang của chuyên san Kanwa Defense Review (Canada), hình ảnh vệ tinh tháng 10.2021 cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai ít nhất 8 máy bay chiến đấu không người lái GJ-1 hoặc GJ-2 và 4 drone do thám tại một căn cứ không quân ở Hòa Điền, Tân Cương.
GJ-1 có tầm bay từ trung bình đến cao do Trung Quốc tự phát triển nhằm cạnh tranh với MQ-9 Reaper của Mỹ và có giá chỉ bằng 1/4 của Mỹ. GJ-2 là phiên bản nâng cấp, có thể đạt tốc độ tối đa 370 km/giờ, đạt trần bay 9.000 m và hoạt động liên tục trong 20 giờ.
Video đang HOT
Drone do thám có vũ trang GJ-2. Ảnh REUTERS
Nguồn tin quân sự cho hay các máy bay GJ có thể được sử dụng cho các hoạt động không kích hoặc chống khủng bố, trong khi drone do thám có vai trò trong việc tuần tra các khu vực tại Himalaya.
Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường lực lượng dọc khu vực giáp giới từ sau vụ đụng độ đẫm máu hồi năm 2020. Binh sĩ hai bên vẫn tiếp tục tuần tra tại khu vực khi căng thẳng còn cao nhưng việc triển khai drone có thể là một phần trong chiến lược phòng thủ biên giới lâu dài của quân đội Trung Quốc vì drone có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và có chi phí thấp.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng ngày càng sử dụng nhiều hơn các loại drone cho các hoạt động trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Drone WZ-7 và WZ-8 của Trung Quốc có thể hoạt động bền bỉ với trần bay hơn 15.000 m và có tính năng tàng hình. Các drone này được thiết kế nhằm tuần tra tại các đảo không người ở các vùng biển. Theo chuyên san quốc phòng Janes, WZ-8 được ra mắt vào năm 2019 và đã được triển khai đến căn cứ không quân ở tỉnh Giang Tô miền đông Trung Quốc, tham gia các hoạt động từ năm 2020.
Một drone do thám vũ trang tàng hình GJ-11. Ảnh REUTERS
Trung Quốc thành lập phi đội máy bay không người lái đầu tiên vào năm 2011 với gần 70 chiếc máy bay siêu âm dựa trên các mẫu máy bay J-6 và J-7 đã về hưu. Trong thập niên qua, nhờ chiến lược phát triển quân sự kết hợp dân sự, Trung Quốc đã có nhiều loại drone chiến đấu xuất khẩu cho các khách hàng tại châu Phi và Trung Đông.
Chuyên gia Lu Li-shih tại Viện Hải quân tại thành phố Cao Hùng (Đài Loan) nói rằng công nghệ drone sẽ giúp giảm đáng kể thương vong, giúp Bắc Kinh giải bài toán lâu dài do tình trạng tỷ suất sinh thấp hiện nay.
Mặt khác, Tạp chí Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân năm ngoái tiết lộ việc quân đội Trung Quốc đang phát triển các tàu ngầm không người lái có khả năng phát hiện, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.
Ngoài ra, các loại thiết bị không người lái đang hoạt động hoặc đang được phát triển còn có tàu mặt nước, một thiết bị lướt tầm xa có thể vượt đại dương để thu thập thông tin, một trạm nghiên cứu dưới lòng Biển Đông và một drone tương tự UFO có thể bay và lặn dưới nước.
Lo ngại UAV Trung Quốc chuyển thông tin từ Đài Loan về đại lục
Các chuyên gia Đài Loan cho rằng nên cấm hoặc kiểm tra các thiết bị bay không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất để không bị đánh cắp thông tin.
Một thiết bị bay không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TAIWAN NEWS
Trang Taiwan News ngày 12.2 dẫn lời giới chuyên môn tại Đài Loan cho rằng các thiết bị bay không người lái (UAV) do Trung Quốc đại lục sản xuất và được sử dụng bởi những cá nhân, công ty tư nhân tại Đài Loan có thể chuyển thông tin về đại lục.
Chuyên gia Tô Tử Vân, giám đốc Viện nghiên cứu Phòng vệ và An ninh của Đài Loan cho rằng nhiều nước cấm lĩnh vực công sử dụng những sản phẩm liên quan thông tin và truyền thông do Trung Quốc sản xuất.
Ông cho rằng chính quyền Đài Loan nên cân nhắc hợp tác với các tổ chức nhằm thường xuyên kiểm tra những sản phẩm của Trung Quốc và chia sẻ kết quả với công chúng.
Chuyên gia này chỉ ra rằng trước đây, điện thoại di động của các hãng Xiaomi, Huawei, ZTE và UAV của DJI đều từng bị cáo buộc có cài đặt phần mềm chuyển dữ liệu. Do đó, Đạo luật Ủy nhiệm quốc phòng Mỹ năm 2020 cấm chính phủ liên bang mua các UAV Trung Quốc.
Ủy ban Truyền thông Đài Loan đã cảnh báo rằng những cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc có trách nhiệm ủng hộ, hỗ trợ và hợp tác trong các chiến dịch tình báo quốc gia theo Điều 14 Luật Tình báo quốc gia Trung Quốc.
Do đó, khi Bắc Kinh đề nghị những hãng sản xuất cung cấp thông tin liên quan, họ không thể từ chối. Khi những cá nhân, doanh nghiệp tư nhân sử dụng UAV Trung Quốc, những hình ảnh và dữ liệu quan trọng khác có thể được gửi về nhà sản xuất Trung Quốc để chuyển đến cơ quan chức năng.
Giáo sư Lý Trung Hiến tại Đại học Quốc lập Thành công ở Đài Loan cho rằng: "Về lý thuyết, các UAV do Trung Quốc sản xuất nên bị cấm hoàn toàn. Nếu không, cơ quan chức năng nên kiểm tra chức năng của các UAV Trung Quốc và có những quy định toàn diện hơn, thay vì chỉ quy định về an toàn bay như hiện nay".
"Cuộc đua" mới của Trung - Ấn ở khu vực "nóng" Sau khi rút bớt quân và khí tài quân sự khỏi khu vực tranh chấp chủ quyền tại Himalaya, Ấn Độ và Trung Quốc đua nhau xây dựng cơ sở hạ tầng như một biện pháp chuẩn bị cho các diễn biến tương lai. Xe quân sự Ấn Độ di chuyển trên cao tốc tới Ladakh hồi tháng 9/2020 (Ảnh: EPA). Trung Quốc...