Trung Quốc tăng cường mua dầu thô của Mỹ
Trung Quốc đang tăng cường mua dầu thô từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là từ Mỹ.
Một tàu chở dầu của Trung Quốc đang dỡ hàng. Ảnh: Getty Images
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến dầu thô tăng giá vào năm 2023 chính là việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu nhiên liệu này khi nền kinh tế trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Mới đây, hãng Bloomberg trích dẫn các nguồn thạo tin cho hay nhà kinh doanh dầu mỏ lớn nhất ở Trung Quốc Unipec cùng nhà sản xuất và phân phối dầu khí lớn nhất ở Trung Quốc là PetroChina đều đã thuê 10 siêu tàu chở dầu trong tháng 3 để vận chuyển dầu thô của Mỹ về châu Á.
Video đang HOT
Mỗi siêu tàu có thể vận chuyển lượng dầu lên đến 20 triệu thùng. Các nguồn tin cho biết những tàu chở dầu này dự kiến chất hàng trên khắp các cảng ở Vịnh Mexico của Mỹ.
Ông Viktor Katona, nhà phân tích thị trường dầu thô hàng đầu tại Kpler, nhận định thị trường Mỹ đang thu hút Trung Quốc nhiều nhất.
Theo ông, các công ty Trung Quốc đang tận dụng cơ hội chênh lệch giá với mức lợi nhuận đáng kể của mặt hàng dầu thô Mỹ, nhờ quyết định xả kho dự trữ chiến lược quốc gia của Tổng thống Joe Biden.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Trung Quốc bắt tay vào thu mua dầu thô trên toàn cầu xuất hiện từ tháng trước. Unipec đã chuẩn bị kế hoạch mua ít nhất 18 lô hàng dầu thô Upper Zakum từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong tháng 3.
Nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc đang phục hồi sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế. Giới thương nhân đang theo dõi chặt chẽ nhu cầu dầu của Trung Quốc để tìm ra hướng đi tiếp theo cho hợp đồng tương lai dầu Brent tiêu chuẩn.
Công ty phân tích và dữ liệu Kpler đã chỉ ra rằng có tới 14 hãng vận chuyển dầu thô rất lớn đang chuẩn bị tải hàng từ Vịnh Mexico đến Trung Quốc vào tháng 3. Theo chuyên gia Katona, số lượng này đã tăng gấp đôi khối lượng dầu thô được vận chuyển trong vài năm qua.
Tập đoàn dầu mỏ Aramco của Saudi Arabia dự báo việc Trung Quốc mở cửa trở lại và nhu cầu nhiên liệu máy bay tăng sẽ dẫn đến phục hồi nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong năm nay.
Nguồn nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Mỹ và UAE. Trang OilPrice cho biết PetroChina và Sinopec đã quay trở lại mua dầu Ural của Nga để tận dụng các khoản chiết khấu sâu.
Ba nước 'giải cứu' dầu thô Nga trước lệnh trừng phạt của EU
Ba nước từng giúp Nga duy trì được dòng dầu xuất khẩu ngay sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine dường như vẫn tiếp tục mua dầu của Nga, với Thổ Nhĩ Kỳ là nước đi đầu trong những thương vụ mua bán gần đây.
Tàu chở dầu Moscow University tại cảng Kozmino, Nga. Ảnh: Reuters
Sự gia tăng số lượng tàu chở dầu gắn mác "điểm đến không xác định" khiến cho việc giám sát dầu thô xuất khẩu của Nga thêm khó khăn. Nhưng đa phần những chuyến hàng dạng này sẽ cập bến ở Ấn Độ, kế đến là một số cảng ở cực đông Trung Quốc. Tựu trung lại dòng dầu thô từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc tăng khá nhanh trong vài tuần gần đây.
Thời gian đang cạn dần để cho Nga vận chuyển dầu thô từ các cảng ở biển Baltic tới Trung Quốc và Ấn Độ. Đó là bởi lệnh trừng phạt dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12 tới, trong đó có điều khoản cấm cung cấp hợp đồng bảo hiểm và các dịch vụ khác đối với các tàu chở dầu từ Nga. Nếu muốn tới cảng đông bắc Trung Quốc trước hạn chót này, các tàu chở dầu phải rời cảng Primorsk hoặc Ust-Luga (Nga) muộn nhất là trong ngày 21/10.
Dòng dầu thô từ Nga sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đạt đỉnh vào hồi tháng 6 vừa qua, với mức sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày. Trong bốn tuần kết thúc vào ngày 14/10, con số này giảm 350.000 thùng/ngày, còn khoảng 1.650.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, lượng dầu chuyên chở tới Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức cao nhất trong năm. Số lượng tàu chở dầu gắn mác "điểm đến không xác định" trong quãng thời gia này cũng tăng nhanh, chở theo trung bình 450.000 thùng/ngày. Sau khi làm rõ được điểm đến trên thực địa, tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Nga xuất sang ba nước này đạt mức đỉnh kể từ khi Moskva ra quyết định can dự quân sự ở Ukraine.
Các công ty chở dầu chạy đua vận chuyển dầu Nga trước khi lệnh cấm của EU có hiệu lực Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn không thể đè bẹp hoạt động xuất khẩu dầu của Nga khi Nga đang chuyển hướng, bán dầu thô cho những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: oilprice.com Theo trang oilprice.com, các chủ tàu chở dầu châu Âu, đặc biệt là các...