Trung Quốc tăng cường hoạt động kiểm soát đảo
Ngày 25/3, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc khẳng định sẽ triển khai vệ tinh giám sát tại tất cả các vùng biển, đảo mà nước này tự nhận chủ quyền, đặc biệt đối với hai khu vực đảo Điếu Ngư/Senkaku và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Cùng với hoạt động tuần tra trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ tăng cường nhiều biện pháp quản lý đối với các vùng biển mà nước này tự nhận chủ quyền.
Ngoài ra, cũng sẽ triển khai một hệ thống quản lý giám sát hoạt động trên biển tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Trước đó, trong Thông báo công tác trọng điểm hải dương năm 2013, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cũng nhấn mạnh, việc tăng cường hoạt động giám sát, tuần tra đối với vùng biển thuộc lãnh hải Trung Quốc là việc làm cần thiết. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động tuần tra tại vùng biển ven bờ tại các thành phố, huyện, thị ven biển; tăng cường giám sát trên không; giám sát hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển, giao thông đường thủy….
Đối với các khu vực biển trọng điểm thuộc tỉnh Liêu Ninh, Giang Tô và Hải Nam sẽ tăng cường hoạt động giám sát bằng máy bay không người lái. Đồng thời cũng sẽ xây dựng thêm nhiều căn cứ giám sát trên đất liền.
Bên cạnh việc tăng cường hoạt động giám sát, Trung Quốc cũng sẽ tiến hành xây dựng các phần mềm nhằm tăng cường hiệu quả công tác cho lực lượng chấp pháp. Hiện, Trung Quốc đang xây dựng phần mềm “Biện pháp quản lý vận hành hệ thống, Biện pháp quản lý an toàn hệ thống, Biện pháp quản lý thông tin hội nghị…
Cùng với hoạt động tuần tra trái phép trên Biển Đông, việc Trung Quốc tăng cường nhiều biện pháp quản lý đối với các vùng biển cho thấy, Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnh đối với các vùng biển. Điều này không những làm phức tạp thêm tình hình mà còn vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước có liên quan.
Theo Dantri
Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong đó có việc phê duyệt thành lập Đài phát thanh và truyền hình "Tam Sa" và đài truyền hình vệ tinh "Tam Sa"; cử Biên đội tàu Hải Giám 83 cùng trực thăng Hải giám B - 7103 và các tàu Hải Giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này, và mới đây nhất là cử tàu khảo sát khoa học nghề cá "Nam Phong" đến tiến hành điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước những sự việc trên, ngày 19-3-2013, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nêu rõ:
"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam".
Theo ANTD
Trung Quốc thúc đẩy kinh tế hàng hải ở "Tam Sa" Trung Quốc đang có kế hoạch thúc đẩy hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế hàng hải của tỉnh Hải Nam, bao gồm cái gọi là thành phố Tam Sa mà nước này thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc lập trái phép trên đảo Phú Lâm...