Trung Quốc tăng cường đầu đạn tên lửa chiến lược
Trung Quốc đang gia tăng số lượng đầu đạn cả hạt nhân lẫn thông thường của lực lượng tên lửa chiến lược.
Tờ Kyodo News đưa tin theo một tài liệu chính thức của quân đội Trung Quốc, nước này đang gia tăng số lượng đầu đạn cả hạt nhân lẫn thông thường của lực lượng tên lửa chiến lược.
Tài liệu trên, là tài liệu giảng dạy chính thức của lực lượng tên lửa chiến lược cũng như các quân chủng không quân, lục quân và hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đã chứng thực những nghi ngờ của các chuyên gia quân sự rằng Trung Quốc đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này trước xu thế cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Lực lượng tên lửa DF-21 của Trung Quốc.
Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, có tên gọi chính thức là Lực lượng pháo binh số 2, đóng vai trò sức mạnh răn đe hạt nhân chủ chốt của Trung Quốc và nêu bật vị thế của Bắc Kinh là một trong những cường quốc hạt nhân trên thế giới.
Video đang HOT
Một nguồn tin quân sự dẫn tài liệu trên nói nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc, lực lượng tên lửa chiến lược sẽ “gia tăng phù hợp số lượng đầu đạn hạt nhân.” Ngoài ra, lực lượng này cũng tăng cường lực lượng tên lửa bằng cách tăng số lượng đầu đạn thông thường và phát triển những đầu đạn phi hạt nhân uy lực hơn.
Tài liệu của PLA cũng cho biết quân đội Trung Quốc sẽ nâng cao năng lực tấn công vệ tinh và phá hủy tên lửa của kẻ thù.
Tài liệu đồng thời khẳng định quân đội Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tên lửa chiến lược của nước này một cách độc lập và nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc chạy đua vũ trang với các cường quốc hạt nhân khác.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Trung Quốc sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân đã triển khai. Con số này của Nga là khoảng 4500 và Mỹ khoảng 2100.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc tiết lộ vũ khí diệt boongke hăm dọa ai?
Quân đoàn Pháo binh số 2 - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc gần đây đã tiết lộ bức ảnh tên lửa đạn đạo DF-15C trang bị đầu đạn xuyên sâu.
Thông tin này được đăng tải trên Ordnance Knowledge tạp chí của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).
DF-15C là biến thể cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (hay còn gọi là Đông Phong 15, NATO định danh là CSS-6) do Viện Công nghệ Động cơ tên lửa thiết kế vào giữa những năm 1980. Các cuộc thử tên lửa được thực hiện vào cuối những năm 1980 trên sa mạc Gobi. DF-15 lần đầu tiên được công khai trong cuộc triển lãm quốc phòng ở Bắc Kinh năm 1988.
Nguyên bản DF-15 nặng 6,2 tấn, dài 9,1m, đường kính thân 1m, trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho tầm bắn 600km.
Theo tờ Hoàn Cầu, một bức ảnh về biến thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15C lần đầu được tiết lộ vào năm 2007. So với DF-15 gốc, DF-15C được trang bị công nghệ mới đem lại độ chính xác cao hơn.
"DF-15C có thể định hướng tới mục tiêu với hệ thống dẫn đường radar kích hoạt ở pha cuối hoặc hệ thống dẫn đường hồng ngoại. Với tầm bắn 700km, bán kính lệch mục tiêu của DF-15C chỉ khoảng 15-20m. Tầm bắn của DF-15C có thể bao quát mọi mục tiêu giữa Kyushu của Nhật Bản và New Delhi Ấn Độ", Hoàn Cầu cho biết.
Tên lửa đạn đạo công phá boongke DF-15C bắn thử nghiệm.
Theo Ordnance Knowledge, biến thể DF-15C trang bị đầu đạn mới được thiết kế để phá hủy trung tâm chỉ huy dưới lòng đất hoặc cơ sở quân sự quan trọng khác để đối phó với chiến tranh phi đối xứng của Đài Loan chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào từ Trung Quốc.
Có lẽ DF-15C mới được dùng để ngắm vào mục tiêu quan trọng nhất Đài Loan - Trung tâm chỉ huy quân sự Heng Shan đặt tại Đài Bắc. Nơi đây được thiết kế vào năm 1978 như trung tâm chỉ huy quân sự thời chiến có khả năng kháng chịu vụ nổ hạt nhân 20 kiloton, vụ nổ bom thông thường 2 Kiloton hoặc vũ khí xung điện tử.
Ngoài ra, căn cứ không quân Chiashan nằm ở thành phố ven biển phía đông Hoa Liên cũng là một mục tiêu lớn.
"Bằng việc phá hủy các trung tâm chỉ huy đầu não, căn cứ lớn khiến Quân đội Đài Loan không thể hiệp đồng tác chiến hiệu quả chống lại cuộc tấn công", tạp chí Ordnance Knowledge nhận định.
Theo Kiến thức
Quân đội Ukraine dùng tên lửa đạn đạo ở Luhansk? Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine cho biết đã tìm thấy mảnh vỡ của một đầu đạn tên lửa đạn đạo ở khu vực Luhansk được cho là do quân đội Ukraine bắn ra. Serhiy Grachev, người đứng đầu về quân sự ở thành phố Luhansk, nơi lực lượng ly khai đang kiểm soát, cho biết, các mảnh vỡ được tìm...