Trung Quốc tăng chi phí quân sự để chuẩn bị chiến tranh với ai?

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc sẽ tăng 10% chi phí quốc phòng trong năm 2015, phát ngôn viên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc Phó Oánh thông báo hôm 4/3/2015.

Trung Quốc tăng chi phí quân sự để chuẩn bị chiến tranh với ai? - Hình 1

“Đối với một quốc gia lớn như Trung Quốc, cần có chi phí quân sự lớn để công luận cảm thấy mình an toàn”, bà Phó Oánh phát biểu ngay trước lễ khai mạc kỳ họp thứ ba quốc hội Trung Quốc.

Trung Quốc đã lên kế hoạch chi phí quốc phòng năm 2014 ở mức 802,2 tỷ tệ (hơn 130 tỷ USD), cao hơn 12,2% so với năm 2013. Còn nay, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ là 145 tỷ USD.

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao của công nghiệp quốc phòng như đóng tàu ngầm và chế tạo máy bay tàng hình, nên ngân sách quân sự thực tế cao hơn nhiều con số thông báo.

Chính sách tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh khiến Tokyo rất lo lắng. Ngoài ra, người Nhật còn lo ngại khi tìm cách gây áp lực với các nhà lãnh đạo Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc đang mạo hiểm kích động sự xuất hiện của một liên minh quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh, hay ít ra là thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này. Tờ báo Nhật The Diplomat ngày 2/3 đã viết thư vậy.

“Nếu như Washington tiếp tục đi xa hơn nữa liên quan đến giá dầu, Ukraine và mở rộng NATO, và nếu như Mỹ làm thay đổi quá lớn cán cân sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dương bất lợi cho Trung Quốc, thì Liên bang Nga và Trung Quốc có thể thực sự có những bước đi theo hướng một liên minh chính thức mặc dù là có thể không phải ở hình thức mà họ mong muốn”, The Diplomat nhận định.

Tất cả những điều đó nói lên một việc: năm 2015, tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia tăng căng thẳng, và sự việc có thể đi đến một cuộc chạy đua vũ trang khu vực và các cuộc xung đột quân sự cục bộ.

Từ góc độ này, điều khá thú vị là dự báo của công ty phân tích tình báo tư nhân Mỹ Stratfor nêu trong báo cáo “ Thế giới trong thập kỷ tới”:

“Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ khai triển một trò chơi tay ba. Nga, một thế lực đang suy yếu, sẽ dần mất khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển của mình. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ quan tâm đến việc giành lấy chúng. Chúng tôi dự đoán, cùng với sự teo tóp của Nga, cuộc xung đột này sẽ trở thành trận đấu chính của khu vực, và sự thù địch Trung-Nhật sẽ gia tăng”, Stratfor dự báo.

Mối quan hệ tương hỗ trong tam giác Nga-Trung-Nhật sẽ ra sao, sự gia tăng căng thẳng dọc biên giới vùng Viễn Đông của Nga sẽ có những nguy cơ gì?

- Hiển nhiên là đối đấu Nhật-Trung sẽ chỉ có tăng, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov tin tưởng. – Đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các cường quốc Viễn Đông chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản để tranh giành khu vực ảnh hưởng, đỉnh cao kinh tế thống trị, khả năng tung sức mạnh quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đấu thủ chủ yếu ở đây là Nhật Bản, nhưng hiện nay, Trung Quốc đang tiến lên hàng đầu.

Video đang HOT

Sự gia tăng căng thẳng khu vực được thể hiện ở sự gia tăng chi phí quân sự. Trước cả Trung Quốc, Nhật Bản đã thông qua ngân sách quân sự tài khóa mới (bắt đầu từ ngày 1/4) với con số kỷ lục – 4,98 ngàn tỷ yên (42 tỷ USD).

SP: Tokyo luận cứ các hành động của họ như thế nào?

- Nhật Bản từ lâu đã lưu hành thuyết mối đe dọa Trung Quốc. Nó nằm ở chỗ Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh, củng cố hải quân và tiến ngày một xa vào Thái Bình Dương. Tôi xin lưu ý: vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku và có những khu vực chồng lần lên ADIZ của Nhật.

Tôi cũng cho rằng, vào năm 2015, tranh chấp chủ quyền đối với Senkaku ở biển Hoa Đông sẽ leo thang nghiêm trọng. Nhật Bản coi các yêu sách của Trung Quốc là không có cơ sở, còn Trung Quốc thì cho rằng, Nhật Bản phải trả lại quần đảo cho họ. Senkaku quan trọng là vì từ đó có thể tính vùng đặc quyền kinh tế, trong đó tập trung cả các tài nguyên cá lẫn trữ lượng hydrocarbon.

Tất cả những bước đi đó đang dẫn tới việc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thực tế đang khai diễn một cuộc chạy đua vũ trang.

SP: Nước Mỹ đóng vai trò gì trong sự gia tăng căng thẳng này?

- Đáp trả sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, Tokyo đang củng cố liên minh quân sự với Washington. Giữa Nhật và Mỹ đã ký văn kiện “Các phương hướng chính hợp tác quân sự” vốn không được xem xét lại từ năm 1997. Hồi đó, “các phương hướng chính” đã được xem xét lại trong bối cảnh kết thúc chiến tranh lạnh và biến mất mối đe dọa Xô-viết. Hiện nay, “các phương hướng” lại bị xem xét lại và lý do chính là mối đe dọa quân sự Trung Quốc.

Còn bản thân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đang áp dụng chính sách hướng tới sử dụng đầy đủ hơn yếu tố quân sự trong chính sách đối ngoại. Chính sách này thể hiện khá rõ. Chẳng hạn, ông Abe cho rằng, Nhật Bản về nguyên tắc đến nay vẫn bị bó buộc bởi những hạn chế thời hậu chiến bị áp đặt sau khi Nhật thất trận trong Thế chiến II (cụ thể là hiến pháp hòa bình do Mỹ áp đặt). Theo ông Abe, nay đã đến lúc tự giải thoát khỏi những gò bó hậu chiến và biến Nhật thành một đất nước bình thường theo quan niệm của giới cầm quyền Nhật. Nói cách khác, thành một nước có một quân đội đích thực của riêng mình.

Ông Shinzo Abe đang thực thi nhất quán đường lối này. Ông đã trở thành thủ tướng từ năm 2006-2007 và hồi đó đã làm được việc là biến Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng. Nay ông đang muốn thực hiện bước tiếp theo.

Còn tiếp…

Theo Vietnam Defence

Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức ‘đè’ Trung Quốc

Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu.

Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức &'đè' Trung Quốc - Hình 1

Đội tàu sân bay hùng hậu của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo đăng tải trên trang web của Viện Cato (một trong 10 viện nghiên cứu chính sách uy tín nhất nước Mỹ), ông Benjamin H. Friedman, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng và an ninh, khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng Mỹ và các vấn đề khác trên thế giới không gây nguy hiểm cho sự ổn định tại Đông Á.

Mặc dù vẫn là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng Mỹ đã giảm 7,8% so với năm 2012, theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 14.4.

"Chi tiêu quốc phòng không cho thấy trước được gì nhiều về chiều hướng chiến tranh giữa các nước. Chiều hướng cuộc chiến phụ thuộc lớn vào địa hình chiến trận và sức mạnh quân đội. Những điều này lý giải vì sao Mỹ và các đồng minh châu Á vẫn sẽ thừa sức đối phó Trung Quốc trong tương lai gần", ông Friedman phân tích.

Chuyên gia này cũng đưa ra 5 lý do củng cố nhận định nói trên.

"Đầu tiên, một trong những kịch bản chiến tranh có nguy cơ xảy ra cao nhất đó là Mỹ và một đồng minh sẽ bảo vệ một bờ biển hoặc quần đảo", ông Friedman nói. "Phòng thủ dễ hơn tấn công, đặc biệt là phòng thủ chống lại quân xâm lược đến từ ngoài khơi, như trường hợp quân đội Trung Quốc tấn công Nhật Bản hay Đài Loan".

Chuyên gia Mỹ cho rằng các lực lượng cố thủ trên bờ có thể ngăn chặn các cuộc không kích và làm tổn thất nặng nề tàu đổ bộ hoặc máy bay chở lính.

"Thứ hai là bất kỳ cuộc chiến tranh Trung, Mỹ nào, nếu có xảy ra, cũng đều nằm trong lĩnh vực mà quân đội Mỹ có ưu thế, chẳng hạn như trên không, trên biển và thậm chí là trong không gian", theo nhận định của chuyên gia Friedman.

"Ngay cả khi Trung Quốc có thể triển khai tên lửa đạn đạo hay hành trình có khả năng b.ắn trúng tàu Mỹ, thì độ chính xác của tên lửa còn phụ thuộc vào hệ thống radar, vốn dễ bị Mỹ vô hiệu hóa bằng các thiết bị gây nhiễu sóng hay bằng các cuộc tấn công trực diện", ông Friedman cho hay.

Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc ít có khả năng lần tìm và t.iêu d.iệt tàu ngầm Mỹ, vốn được đ.ánh giá là khắc tinh của hải quân Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA).

Ngoài ra, sự thiếu kinh nghiệm và các nghiên cứu còn non kém của Trung Quốc sẽ làm chậm quá trình san bằng cách biệt về năng lực quốc phòng giữa nước này với Mỹ, bất chấp Bắc Kinh chi bao nhiêu cho quân đội, theo ông Friedman.

"Nhiều báo cáo cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn chật vật trong việc chế tạo chiến đấu cơ tàng hình và tên lửa có độ chính xác cao", chuyên gia Mỹ cho biết. "PLA vẫn đang loay hoay học cách điều khiển tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như tập điều khiển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hoạt động ngoài khơi".

"Ngoài ra, PLA thiếu kinh nghiệm thực chiến và vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng trong nội bộ...", ông Friedman nhận xét.

Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức &'đè' Trung Quốc - Hình 2

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu cũ mua lại từ Ukraine - Ảnh: Reuters

Lập luận thứ 3 mà ông Friedman đưa ra đó là sự hạn chế về khả năng triển khai quân đội Mỹ "thường bị nói quá".

"Nhiều báo cáo cho rằng quân đội Mỹ chỉ có thể triển khai một phần nhỏ quân để đối phó với Trung Quốc do còn phải đối phó với các tình hình ở những khu vực khác trên thế giới", chuyên gia Mỹ cho hay.

"Tuy nhiên, chiến tranh ít có khả năng bùng nổ mà không có phát sinh khủng hoảng, vốn là điều cho phép Washington huy động quân đến khu vực, đặc biệt là các tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ và chiến đấu cơ có kinh nghiệm chiến đấu tại Thái Bình Dương".

"Ngoài ra, Trung Quốc cũng có những mối lo về đối đầu quân sự, chẳng hạn như Ấn Độ", ông Friedman đưa ra lý do thứ 4.

Ông Friedman còn chỉ ra rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ "thừa sức ngăn chặn Trung Quốc". "Ngay chính giới lãnh đạo Trung Quốc còn không thể chắc được rằng kho vũ khí hạt nhân của họ có sống sót nổi không sau đợt tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ", chuyên gia Mỹ bình luận.

Điều cuối cùng là có rất ít lý do cho thấy Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên hiếu chiến, chính vì lý do kinh tế.

"Các xu hướng kinh tế cản trở chính sách dồn t.iền chi cho quân đội của Trung Quốc", theo chuyên gia Friedman.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
14:05:42 23/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
B.é g.ái Trung Quốc nghi bị bạn học dùng dùi khâu đ.âm vào chân cả trăm nhát
05:47:59 23/09/2024
Mỹ: California cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học
19:57:32 24/09/2024
Xung đột leo thang căng thẳng, Mỹ đưa quân tới Trung Đông
11:27:32 24/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"
17:57:40 24/09/2024
Từ thiện làng Nủ: Hoàng Hường từ chối bỏ 20 tỷ t.iền túi để cứu trợ vì lý do này!
17:36:52 24/09/2024
Quang Linh bị Lê Bảo Bình làm lộ chuyện cưới, vội đ.ánh trống lảng chuyển chú ý
17:32:53 24/09/2024
DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
Hồ Ngọc Hà diện váy 300 triệu lên trang chủ của Gucci, được truyền thông quốc tế săn đón
17:21:29 24/09/2024
4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm
18:07:32 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024

Tin mới nhất

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Thái Lan ủng hộ quá trình toàn diện để hoàn thành Hiệp ước vì Tương lai

20:44:05 24/09/2024
Được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York ngày 23/9, Hội nghị Thượng đỉnh đã thông qua Hiệp ước vì Tương lai, ngoài ra còn có phụ lục là Tuyên bố về các Thế hệ Tương lai và Hiệp ước Số Toàn cầu.

Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông

20:40:14 24/09/2024
Các ngoại trưởng G7 kêu gọi chấm dứt ngay chu kỳ bạo lực đang diễn ra trong khu vực đồng thời khẳng định không quốc gia nào được lợi từ sự leo thang tình hình hiện tại ở Trung Đông.

Hội thảo BRICS khẳng định con đường hiện đại hóa và hợp tác toàn cầu

20:01:22 24/09/2024
Sự kiện quy tụ hơn 120 đại biểu đến từ các nước thành viên thuộc BRICS và các tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nhóm này trong việc định hình trật tự thế giới.

Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác 3 bên với Hàn Quốc và Nhật Bản

19:54:44 24/09/2024
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu như trên trong cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa bên lề khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York.

Hạ viện Mỹ gỡ nút thắt quan trọng cho các dự án chip nội địa

19:49:11 24/09/2024
Cuối cùng, các cơ sở sẽ được miễn trừ đ.ánh giá NEPA nếu khoản tài trợ của họ chiếm ít hơn 10% tổng chi phí dự án, giảm từ 15% trong phiên bản trước đó.

Quân đội Iran rà soát toàn bộ thiết bị sau các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm tại Liban

19:36:14 24/09/2024
Các quan chức IRGC đã liên hệ với Hezbollah để đ.ánh giá kỹ thuật sau các vụ nổ thiết bị liên lạc và một số các thiết bị phát nổ đã được gửi đến Tehran để các chuyên gia kiểm tra.

Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo sóng thần cho các quần đảo Izu và Ogasawara

19:31:40 24/09/2024
Theo JMA, vẫn có thể quan sát thấy sự thay đổi nhẹ về thủy triều dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nhưng không có mối lo ngại về thiệt hại do sóng thần.

480 người ở Ai Cập mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli

19:28:55 24/09/2024
Để đối phó với đợt bùng phát này, Ai Cập đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành với sự tham gia của Bộ Nhà ở, Công ty cấp nước uống và chính quyền tỉnh Aswan để điều tra các nguồn gây n.hiễm t.rùng đường ruột.

Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga

19:23:37 24/09/2024
Người phát ngôn của Tổng thống Zelensky - ông Serhiy Nykyforov - cho biết Ukraine đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại một quốc gia ở khu vực Global South.

Israel không kích ồ ạt, dòng người Liban ùn ùn đổ về miền Nam

19:21:36 24/09/2024
Đây được coi là loạt không kích gây thương vong nhiều nhất kể từ cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah trong năm 2006, làm dây lên nỗi lo về một cuộc xung đột toàn diện mới bùng phát ở biên giới đầy bất ổn.

Quan điểm và tính toán chiến lược của Iran về vụ tấn công thiết bị liên lạc ở Liban

19:18:24 24/09/2024
Quan hệ giữa Iran và Hezbollah luôn rất chặt chẽ, nhưng Tehran dường như đang tìm cách tách mình khỏi những tổn thất chiến thuật để tránh bị cuốn vào một cuộc xung đột lớn.

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang

Sao châu á

23:27:04 24/09/2024
Tốc độ catwalk nhanh và lạm dụng tương tác với ống kính khiến Đường Yên b.ị c.hê kém sang, trông đang đi chợ cho một show diễn thời trang.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

Tin nổi bật

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

Xã hội

20:59:00 24/09/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.