Trung Quốc tặng 1,3 triệu lít xăng cho Nepal
Trung Quốc sẽ tặng 1,3 triệu lít xăng cho Nepal nhằm giúp nước này giải quyết tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng.
Xe cộ xếp hàng dài đợi đổ xăng tại một cây xăng ở Nepal ngày 15.10.2015 – Ảnh: AFP
“Trung Quốc đồng ý gửi tặng cho chúng tôi 1,3 triệu lít xăng”, AFP dẫn lời ông Sushil Bhattarai, phó giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nepal (NOC) cho biết ngày 25.10.
Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc đã từng tặng nhiêu liệu cho Nepal trước đây hay không, nhưng các quan chức Nepal cho biết hai quốc gia chưa bao giờ có giao dịch mua bán dầu khí, theo AFP.
Trước đó, Nepal đã kêu gọi các tập đoàn dầu khí nước ngoài nhanh chóng vận chuyển nhiên liệu bằng đường không vào nước này, nhằm giải tỏa cơn khát xăng dầu trên toàn quốc, sau khi các nguồn cung từ Ấn Độ bị ngưng trệ do làn sóng biểu tình tại biên giới hai nước.
Nepal vẫn đang nỗ lực khôi phục từ trận động đất khiến hơn 9.000 người thiệt mạng vào tháng 4.2015. Chính quyền Nepal phải tiến hành phân phối xăng dầu theo đầu người, dẫn đến tình trạng hàng chục ngàn xe hơi và xe máy xếp hàng dài suốt ngày đêm trước các trạm xăng trên khắp Nepal, nước nhập khẩu toàn bộ xăng dầu từ Ấn Độ.
Video đang HOT
Hiện xăng dầu không vào được Nepal do cộng đồng dân tộc thiểu số Madhesi đã chặn cây cầu tại Birgunj, cửa khẩu biên giới với Ấn Độ, cách thủ đô Kathmandu khoảng 90 km về phía nam. Nhiều xe tải chở xăng dầu đã bị mắc kẹt tại cửa khẩu biên giới Ấn Độ – Nepal trong gần một tháng qua, cắt đứt hầu như hoàn toàn nguồn nhiên liệu.
Nepal đã lên tiếng cáo buộc Ấn Độ đứng sau vụ chặn xe tải xăng dầu tại Birgunj. Tuy nhiên, New Delhi đã bác bỏ các cáo buộc này và thúc giục Kathmandu đối thoại với những người biểu tình để chấm dứt tình trạng giằng co từ ngày 24.9.
Hơn 40 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa cảnh sát Nepal và đám đông người Madhesi. Kể từ khi hiến pháp mới được thông qua hồi tháng trước, cộng đồng Madhesi đã biểu tình do lo ngại cấu trúc liên bang mới sẽ đẩy họ vào tình trạng không có nghị sĩ đại diện tại quốc hội Nepal.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nepal oằn mình giữa vòng vây phong tỏa
Nguồn cung xăng dầu của Nepal đã tụt xuống mức báo động trong lúc cuộc phong tỏa ở biên giới với Ấn Độ chưa có dấu hiệu kết thúc.
Hàng dài xe cộ quanh một cây xăng ở Kathmandu - Ảnh: AFP
Nepal mới đây đã kêu gọi các tập đoàn dầu khí nước ngoài hãy nhanh chóng vận chuyển nhiên liệu bằng đường không vào nước này, nhằm giải tỏa cơn khát dầu trên toàn quốc, sau khi các nguồn cung từ Ấn Độ vẫn tiếp tục bị ngưng trệ trước làn sóng biểu tình nơi biên giới hai nước.
Theo AFP, vô số xe tải chở xăng dầu đã bị mắc kẹt tại cửa khẩu biên giới Ấn Độ - Nepal trong gần 2 tuần qua, cắt đứt hầu như hoàn toàn nguồn nhiên liệu trong bối cảnh Nepal vẫn đang chật vật gượng dậy từ trận động đất khiến hơn 9.000 người thiệt mạng vào tháng 4.
Kể từ tuần trước, Kathmandu đã bắt đầu tiến hành phân phối xăng dầu theo đầu người, dẫn đến tình trạng hàng chục ngàn xe hơi và xe máy xếp hàng dài ngoằng trước các trạm xăng trên khắp Nepal, nước nhập khẩu toàn bộ xăng dầu từ Ấn Độ. "Chúng tôi buộc phải làm như vậy bởi vì số xăng dầu hiện có chỉ khoảng 5% so với bình thường", theo AFP dẫn lời Giám đốc Tập đoàn dầu Nepal, Bijay Satyal.
Hiện xăng dầu không vào được Nepal do cộng đồng dân tộc thiểu số Madhesi đã chặn cầu tại Birgunj, cửa khẩu biên giới với Ấn Độ ở cách Kathmandu khoảng 90 km về phía nam.
Nepal đã lên tiếng cáo buộc Ấn Độ đứng sau vụ chặn xe tải xăng dầu tại Birgunj. Tuy nhiên, chính quyền New Delhi đã lập tức bác bỏ các cáo buộc này và thúc giục Kathmandu đối thoại với những người biểu tình để chấm dứt tình trạng giằng co từ ngày 24.9.
Tổng cộng đã có hơn 40 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa cảnh sát và đám đông người Madhesi. Kể từ khi hiến pháp mới được thông qua hồi tháng trước, cộng đồng Madhesi đã tiến hành biểu tình do lo ngại cấu trúc liên bang mới sẽ đẩy họ vào tình trạng không có nghị sĩ đại diện tại quốc hội. Cảnh sát vũ trang Nepal vào tuần trước đã yêu cầu lực lượng biên phòng Ấn Độ hãy giải tán những người Madhesis đang chắn đường, nhưng phía Ấn Độ từ chối hợp tác vì không muốn nhúng tay vào chuyện nội bộ của Nepal, theo tờ Indian Express.
Hiện Nepal đã có thủ tướng mới sau khi lãnh đạo đảng Cộng sản Nepal Marxist Leninist thống nhất (CPN-UML), KP Sharma Oli tuyên thệ nhậm chức vào ngày 12.10.
Ông đã kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của các đảng chính trị để giải quyết cuộc biểu tình trên. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu sau khi lãnh đạo đảng chính trị đại diện cho người Madhesis, Mahanta Thakur ngày 13.10 tuyên bố sẽ tiếp tục phong tỏa biên giới.
Trung Quốc mở lại cửa khẩu với Nepal
Tân Hoa xã hôm qua đưa tin một cửa khẩu biên giới giữa Nepal và Trung Quốc ở phía nam Tây Tạng đã được mở cửa trở lại sau khi hoàn tất việc sửa chữa những hư hại do trận động đất vào tháng 4 gây ra. Tuy nhiên, theo AFP, hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu này thường là các mặt hàng như quần áo, đồ điện tử và đồ gia dụng... Việc nhập khẩu xăng dầu chưa bao giờ được thực hiện qua cửa khẩu này.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nepal tổ chức hội nghị các nhà tài trợ kêu gọi tái thiết đất nước Ngày 25/6, tại Kathmandu, Chính phủ Nepal đã tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế để kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng thế giới cho công tác tái thiết quốc gia Nam Á này sau thảm họa động đất hồi cuối tháng Tư vừa qua. Ngoại trưởng Nepal Mahendra Bahadur Pandey (phải) phát biểu tại...