Trung Quốc tạm ngưng cơ chế ‘cầu chì’ thị trường chứng khoán
Giới chức Trung Quốc vừa tạm ngưng sử dụng cơ chế “cầu chì” sau khi sàn chứng khoán nước này đóng cửa sớm ngày thứ hai trong tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Đại lục có thể xem xét lại hoặc chuyển đổi hệ thống.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc ( CSRC) vừa công bố việc tạm ngưng sử dụng cơ chế ngắt mạch cho thị trường chứng khoán vào đêm 7.1 trên trang mạng xã hội Weibo chính thức.
Quyết định trên đến chỉ sau vài giờ các quan chức CSRC họp khẩn để thảo luận về các điều kiện của thị trường chứng khoán đang sụt giảm, theo một nguồn tin giấu tên thân cận.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 7,2% hôm 7.1, kích hoạt chiếc “cầu chì” khiến nhà đầu tư phải ra về sớm chỉ sau chưa đầy 30 phút thị trường mở cửa. Nhân dân tệ giảm giá làm lung lay niềm tin của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới là nguyên nhân cho vụ việc trên.
Video đang HOT
Chiếc “cầu chì” cho thị trường chứng khoán Đại lục được thông qua tháng 12.2015, bắt đầu có hiệu lực từ phiên giao dịch đầu năm nay. Nếu chỉ số CSI 300 giảm hơn 5% thì thị trường cổ phiếu, quyền chọn cùng chỉ số tương lai sẽ tạm ngừng giao dịch trong 15 phút. Nếu mức giảm trên 7%, thị trường sẽ đóng cửa sớm.
Nhiều ý kiến chỉ trích cơ chế trên vì giới phân tích cho rằng nó làm trầm trọng thêm tổn thất, khi các nhà đầu tư đã đua nhau tìm đường lui trước lúc thị trường phải đóng cửa sớm. Các chiến lược gia tại ngân hàng Deutsche Bank cho hay ngưỡng giảm để thị trường Trung Quốc tạm dừng giao dịch có vẻ “khá chặt chẽ” hơn so với nhiều thị trường khác.
Tại Mỹ, các hoạt động giao dịch phải tạm thời dừng lại nếu thị trường giảm 7% và chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 13%. Nếu giảm đến mức 20%, thị trường sẽ đóng cửa sớm.
Trước quyết định này, giới chức Đại lục đã xoa dịu lo ngại của giới đầu tư bằng cách đưa ra giới hạn mới về số lượng cổ phiếu mà các cổ đông lớn có thể bán ra. Động thái trên nối tiếp việc để các quỹ nhà nước hỗ trợ cổ phiếu mà chính phủ thực hiện hôm 5.1.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giá dầu về 30 USD/thùng trong 10 ngày tới
Biến động hỗn loạn tại thị trường Trung Quốc đang đẩy giá dầu đi xuống. Hãng tài chính Nhật Bản Nomura Holdings dự báo dầu Brent xuống đến 30 USD/thùng trong 10 ngày tới. Ngân hàng UBS thậm chí còn nhìn thấy mức giá thấp hơn.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, giá dầu thô kỳ hạn giảm 3,3% ở London (Anh) vào hôm nay 7.1 do lo ngại kinh tế giảm sút ở đất nước là nhà tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới. Cũng trong hôm nay, giá giao ngay cho loại dầu rẻ nhất thế giới Western Canadian Select, xuống chỉ còn 19,81 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ khi nó được theo dõi vào năm 2008.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sáng nay cắt giảm tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.2011, kích hoạt đợt bán tháo, khiến thị trường chứng khoán nước này đóng cửa sớm chỉ sau 29 phút giao dịch.
Theo tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura Holdings, giá dầu Brent sẽ xuống đến 30 USD/thùng trong vòng 10 ngày tới. Ngân hàng UBS cho rằng thực trạng thừa cung sẽ còn đẩy giá cả xuống sâu hơn.
"Thị trường giao dịch trên sự tham lam và nỗi sợ hãi, ngay bây giờ, nỗi lo đang thắng thế sự tham lam. Thị trường hàng hóa tương lai luôn nhìn về phía trước, và họ lo ngại rằng việc phá giá nhân dân tệ báo hiệu suy yếu gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc", nhà phân tích Gordon Kwan ở hãng Nomura tại Hồng Kông cho hay.
2015 là năm thứ ba dầu giảm giá vì Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bỏ trần hạn ngạch sản xuất, làm ngập thị trường nhằm giữ thị phần. Kho dự trữ dầu ở Cushing, bang Oklahoma - trung tâm phân phối dầu thô Mỹ - đã tăng lên mức kỷ lục trong khi các kho trữ dầu trên cả nước này duy trì 100 triệu thùng, trên mức trung bình 5 năm, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Giá dầu Brent giao tháng 2 giảm xuống còn 33,09 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe ở London. Giá dầu WTI giao tháng 2 giảm xuống còn 32,77 USD/thùng.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 6.1 cho hay kinh tế thế giới sẽ gặp khó trong năm nay khi tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc kéo dài đợt suy giảm nhu cầu các loại hàng hóa. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9% từ mức 3,3%.
"Chuyện giá dầu thay đổi ngay sau khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá chỉ ra nhu cầu của nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi nội tệ yếu. Mỗi lần Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu, bạn sẽ thấy động thái này lập tức ảnh hưởng đến chuyện mua vào USD khi thị trường tiền tệ toàn cầu cố gắng cân đo lại", chuyên gia phân tích thị trường Angus Nicholson tại hãng IG ở Melbourne (Úc) cho hay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Quỹ đầu tư bỏ toàn bộ cổ phần khi chứng khoán Trung Quốc 'điên cuồng' Một quỹ đầu tư ở Thượng Hải vừa bỏ tất cả cổ phần đang nắm giữ khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh kích hoạt cơ chế ngắt mạch làm ngừng toàn bộ hoạt động giao dịch chỉ sau 29 phút từ lúc mở cửa. Ảnh: AFP "Điều này thật điên rồ. Chúng tôi đã bị buộc phải thanh khoản toàn bộ...