Trung Quốc tại U23 châu Á 2020 kém nhất lịch sử
Đội bóng của HLV Hao Wei bị tờ Live Sport Asia đánh giá là đội hình kém nhất trong lịch sử 4 lần tham dự giải đấu U23 châu Á.
Giải đấu dành cho các cầu thủ trẻ châu Á lứa tuổi U23 đã được tổ chức 4 lần vào các năm 2014, 2016, 2018 và 2020. Cả 4 lần, tuyển trẻ Trung Quốc đều góp mặt và đều dừng bước ở vòng bảng.
Tại giải đấu năm 2013, Trung Quốc gây thất vọng khi để thua cả ba trận, ghi được hai bàn thắng. Năm 2016, thành tích của đội bóng nước đông dân nhất thế giới vẫn chưa được cải thiện, toàn thua, đứng chót bảng với 4 bàn thắng. Là chủ nhà U23 châu Á 2018, Trung Quốc thi đấu khởi sắc hơn khi thắng trận đầu nhưng rồi để thua hai trận tiếp theo, xếp thứ ba vòng bảng. Tại giải này, đội bóng cũng có 4 bàn thắng nhưng ba bàn trong số đó vào lưới đối thủ yếu nhất bảng là Oman.
Tuyển Trung Quốc tại vòng chung kết U23 châu Á Thái Lan 2020. Ảnh: Xinhua.
Video đang HOT
Ở giải U23 châu Á năm nay, thầy trò HLV Hao Wei bị đánh giá là tệ nhất lịch sử bóng đá nước này khi không ghi nổi một bàn thắng và để thủng lưới 4 bàn. “Chúng tôi để thua cả ba trận nhưng các cầu thủ đã chơi tốt. Họ đã tuân thủ đúng đấu pháp cả phòng ngự và tấn công. Chúng tôi thua vì nhiều yếu tố khác”, HLV Hao Wei phát biểu sau thành tích “không thể chấp nhận được” với nhiều fan Trung Quốc.
CĐV đất nước đông dân nhất thế giới đều bày tỏ sự thất vọng với màn trình diễn của dàn cầu thủ trẻ và sử dụng từ “bẽ mặt” khi bình luận về cách đội U23 nước nhà rời giải. CĐV bi quan, mất niềm tin vào tương lai bóng đá nước nhà, tin rằng sẽ phải mất nhiều thời gian để tái thiết. Người hâm mộ Trung Quốc cho rằng các cầu thủ trẻ mất động lực phấn đấu, cải thiện kỹ năng vì vẫn kiếm được nhiều tiền hơn so với những người tiền nhiệm dù không giành chiến thắng.
Tại U23 châu Á năm nay, Việt Nam với tư cách là đương kim Á quân cũng gây thất vọng khi chỉ có hai trận hòa, ghi được một bàn duy nhất và đứng cuối bảng D. Tuyển trẻ Nhật Bản cũng gây sốc khi bị để thua hai trận trước Arab Saudi và Syria trước khi thủ hòa 1-1 với Qatar ở lượt trận cuối. Từ ứng cử viên vô địch, đội bóng xứ sở mặt trời mọc xếp cuối bảng B, bị loại với một điểm.
Trong khi đó, Hàn Quốc là đội có thành tích tốt nhất vòng bảng khi toàn thắng cả ba trận. Trong trận tứ kết với Jordan hôm 19/1, đội bóng quê hương HLV Park Hang-seo giành chiến thắng 2-1 và sẽ gặp Australia tại bán kết. Cặp còn lại của bán kết là cuộc so tài giữa đương kim vô địch Uzbekistan và Arab Saudi. Cả hai trận bán kết đều diễn ra ngày 22/1.
Theo Ngoisao.net
CLB tại Trung Quốc phá sản vì giới chủ cảm thấy phí tiền
CLB Shanghai Shenxin tại Trung Quốc vừa đưa ra thông báo họ sẽ rút lui khỏi giải hạng Nhì nước này vào mùa tới, đồng nghĩa với việc tuyên bố phá sản.
Mùa giải vừa qua, Shanghai Shenxin thi đấu ở giải hạng Nhất Trung Quốc. Tuy vậy họ chỉ đứng thứ 16 chung cuộc và rớt xuống hạng Nhì. Cảm thấy thất vọng vì thành tích đội nhà, các ông chủ của CLB tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động của đội.
HLV và cầu thủ đã biết thông tin này từ trước. Nhiều ngày nay, họ không còn đến sân tập như trước đó.
Nói về quyết định giải tán đội bóng, giới chủ của Shanghai Shenxin cho hay họ không thể phí thêm tiền vào CLB nữa khi những thành tích của đội bóng là rất khó chấp nhận. Live Sport Asia cho hay mỗi mùa giải, các ông chủ đầu tư vào CLB khoảng 50 triệu tệ, tương đương hơn 7 triệu USD.
Cầu thủ Shanghai Shenxin đứng trước nguy cơ thất nghiệp khi CLB giải thể. Ảnh: Getty.
Trong quá khứ, Shanghai Shenxin từng chơi tại giải vô địch quốc gia Trung Quốc, hạng đấu cao nhất ở quốc gia tỷ dân, từ năm 2010 đến 2015 trước khi rơi xuống hạng Nhất. Không những không thể lên hạng, đội bóng này còn rơi thêm một hạng nữa sau khi mùa giải 2019 khép lại.
Theo sau Shanghai Shenxin, một CLB khác tại Trung Quốc là Beijing Sport University nhiều khả năng cũng sẽ tuyên bố phá sản.
Các cầu thủ Shanghai Shenxin đã than phiền về việc họ không được trả 5 tháng lương gần nhất. Hơn nữa, giới chủ của CLB không để cập gì tới việc này và cũng không đưa ra biện pháp để giải quyết vấn đề lương cho họ.
Không chỉ Shanghai Shenxin, nhiều CLB khác ở các hạng đấu thấp tại Trung Quốc cũng có thể bị giải tán bất cứ lúc nào khi các ông chủ chán bóng đá hoặc cảm thấy phí tiền.
Theo Zing
Thủ môn mắc sai lầm và bi kịch đầy nước mắt về nạn nhân lớn nhất của sự tàn nhẫn trong bóng đá Bạn biết rằng bóng đá là niềm vui bất tận. Nhưng bạn có biết, bóng đá cũng tàn bạo đến tột cùng. Đó là câu chuyện về Moacir Barbosa, nạn nhân lớn nhất trong lịch sử bóng đá. Vì một bàn thua, ông đã phải trả giá suốt cả cuộc đời. World Cup 1958 là lần đầu tiên Brazil vô địch thế giới....