Trung Quốc: Tại sao đập Tam Hiệp không cản nổi lũ lụt trên sông Dương Tử?
Lũ lụt liên tục xảy ra ở hạ lưu đập Tam Hiệp của Trung Quốc khiến người ta đặt câu hỏi về mục đích tạo ra con đập này.
Hôm 29-6, trang Taiwan News (Đài Loan) đưa tin lượng mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh của Trung Quốc, đặt hơn 10 triệu người vào tình trạng nguy hiểm.
Tính đến nay, 13 con sông ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây và một số khu vực khác ghi nhận lũ lụt trên diện rộng. Cảnh báo lũ nghiêm trọng được ban hành cho các con sông này, bao gồm cả sông Dương Tử hôm 29-6.
Trong khi đó, đập Tam Hiệp đang gây chú ý vì nó được xây dựng nhằm ngăn chặn lũ lụt dọc sông Dương Tử. Tuy nhiên, vì lo ngại lũ lụt ở thượng nguồn vào mùa hè khiến con đập quá tải nên chính quyền địa phương dự trữ nước hồ chứa ở mức thấp (bằng cách mở cửa xả ở những nhánh sông ở hạ lưu). Không may là động thái này khiến nước lũ hiện nay đổ xuống hạ nguồn, gây ngập nặng cho các vùng bên dưới con đập.
Video đang HOT
Lượng mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh của Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc dự đoán từ ngày 28 đến 29-6, thượng nguồn sông Dương Tử, khu vực hồ chứa Tam Hiệp, trung lưu sông Thanh, sông Hán… đều chứng kiến mực nước dâng cao đáng kể. Đặc biệt, TP Nghi Xương nằm ngay dưới đập Tam Hiệp trải qua trận lụt lớn trong hai ngày 27 và 28-6. Người dân nghi ngờ rằng lũ lụt là do con đập xả nước để giảm tác động lên cấu trúc xây dựng.
Báo China.org cho biết lũ lụt đã ảnh hưởng đến 12 triệu người, làm ít nhất 78 người chết hoặc mất tích. Ước tính 8.000 ngôi nhà bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị thiệt hại ở 13 tỉnh. Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc (MEM) thống kê thiệt hại đã lên tới 25,7 tỉ nhân dân tệ (3,6 tỉ USD).
Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 12 triệu người, làm ít nhất 78 người chết hoặc mất tích. Ảnh: Weibo
Các nhà dự báo thời tiết hôm 29-6 nói với đài CNA rằng mưa xối xả dự kiến ập xuống các khu vực ven biển phía Đông Trung Quốc trong tuần này sau khi tàn phá khu vực Tây Nam. Vào ngày 1-7, lượng mưa đo được sẽ vào khoảng 30-50 mm/giờ.
Chính quyền Bắc Kinh cam kết giảm thiểu thiệt hại cho TP Vũ Hán, nơi đang phục hồi do hậu quả của dịch Covid-19. Thành phố này nằm trên sông Dương Tử, bị trận lụt lớn gần đây nhất là năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và 14 triệu người mất nhà cửa.
Trước đó, hôm 28-6, Trung Quốc kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp IV, thấp nhất trong hệ thống cảnh báo 4 cấp của đất nước. Các nhóm đặc biệt cũng được điều tới các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu và Hồ Nam để cung cấp hướng dẫn cứu trợ thiên tai.
Trên 1 triệu người phải sơ tán vì lũ lụt nghiêm trọng tại Ấn Độ
Lũ lụt nghiêm trọng do mưa lớn trong ngày 29/6 đã buộc hơn 1 triệu người phải sơ tán tại bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ, trong khi tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Dân làng đi trên thuyền để vượt qua nước lũ ở làng Murkata thuộc quận Morigoan, bang Assam, phía Đông Bắc Ấn Độ vào ngày 27/6/2020. Ảnh: AFP
Chính quyền bang Assam cho biết nước sông Brahmaputra, một trong những con sông lớn nhất thế giới chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ sau đó chảy vào Bangladesh, đã tràn bờ tại Assam cuối tuần qua, làm ngập hơn 2.000 ngôi làng, trong khi mưa lớn vẫn tiếp tục trong ngày 29/6.
Lũ lụt đã làm 2 người thiệt mạng trong 24 giờ qua và hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng. Mưa xối xả xuống ít nhất 24 trong số 33 huyện của bang Assam và Cơ quan nguồn nước liên bang cho biết mực nước tại sông Brahmaputra sẽ tiếp tục dâng cao khi mưa lớn sẽ vẫn kéo dài trong 3 ngày tới.
Bộ trưởng Nguồn nước bang Assam Keshab Mahanta cho biết tình hình lũ lụt vẫn rất nghiêm trọng với một số đoạn đê bị vỡ. Phần lớn Công viên quốc gia Kaziranga, nơi cư trú của loài tê giác đen 1 sừng, đã bị ngập nước.
Lực lượng bán quân sự đã được triển khai để tham gia các hoạt động cứu hộ và đảm bảo người dân duy trì giãn cách xã hội tại các địa điểm trú ẩn tạm thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19.
* Tại Nga, các lực lượng chức năng của nước này đang phải nỗ lực dập tắt các đám cháy trên diện tích 165.000 ha rừng.
Cơ quan bảo vệ rừng của Nga cho biết các nỗ lực dập lửa đang tiến hành trên khu vực rộng 165.831 ha trên khắp nước Nga, nơi 246 vụ cháy đang hoành hành, trong đó khu vực Viễn Đông bị ảnh hưởng nặng nhất.
Các đám cháy bao trùm 41.284 hécta trên bán đảo Chukotka, 40.262 ha trên bán đảo Kamchatka và 36.140 ha ở tỉnh Magadan. Các đám cháy cũng được thông báo tại Siberia, khu vực xuyên Baikal và một số khu vực khác. Khoảng 3.340 người, 512 phương tiện và 45 máy bay đang tham gia các nổ lực dập lửa..
Theo ước tính, hơn 530 đám cháy trên khu vực rộng hơn 20.000 ha ở Nga đã được dập tắt trong 7 ngày qua.
Ôtô ngập sâu trong nước lũ hạ lưu đập Tam Hiệp Lũ lớn ở thành phố Nghi Xương hạ lưu đập Tam Hiệp khiến hàng loạt ôtô bị ngập sâu trong nước. Hình ảnh và video được đăng trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 27-28/6 cho thấy thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc chịu lũ lụt nghiêm trọng. Đường phố ngập trong nước lũ đục ngầu, cùng với đó là những chiếc...