Trung Quốc tái mở cửa: Làn sóng du lịch nước ngoài dâng cao, Việt Nam được hưởng lợi
Sau khi Trung Quốc tái mở cửa, Goldman Sachs cho rằng Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam và Singapore sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu “nhập khẩu” du lịch Trung Quốc quay trở lại mức của năm 2019.
Khách du lịch Trung Quốc tại Hong Kong. Ảnh: AFP/Getty Images
Trong những năm trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc là nguồn khách du lịch quốc tế quan trọng nhất thế giới. 155 triệu khách du lịch từ đất nước này đã chi hơn 250 tỷ USD ngoài biên giới vào năm 2019.
Sự hào phóng đó đã giảm nhanh chóng trong ba năm qua khi Trung Quốc về cơ bản đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, khi nước này mở cửa trở lại vào ngày 8/1, hàng triệu khách du lịch đã sẵn sàng bung ra khắp thế giới, làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi của ngành khách sạn toàn cầu.
Theo các nhà phân tích, mặc dù du lịch quốc tế có thể không ngay lập tức trở lại mức trước đại dịch, nhưng các công ty, ngành công nghiệp và quốc gia phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2023.
Theo chuyên gia Steve Saxon, một đối tác tại văn phòng Thâm Quyến của McKinsey, Trung Quốc đón trung bình khoảng 12 triệu hành khách đi máy bay mỗi tháng vào năm 2019, nhưng con số đó đã giảm 95% trong những năm COVID. Ông dự đoán rằng con số này sẽ phục hồi lên khoảng 6 triệu mỗi tháng vào mùa hè năm nay, được thúc đẩy bởi niềm đam mê du lịch bị dồn nén của những người Trung Quốc trẻ tuổi, giàu có.
Trong số đó có Emmy Lu, làm việc cho một công ty quảng cáo ở Bắc Kinh. “Tôi rất vui. Vì đại dịch, tôi chỉ có thể lang thang trong nước mấy năm qua. Thật khó khăn”, Lu nói với CNN.
“Tôi đã bị mắc kẹt trong nước hơi lâu. Tôi thực sự mong chờ việc dỡ bỏ các hạn chế để tôi có thể đi đâu đó vui vẻ!”, người phụ nữ 30 tuổi nói và cho biết thêm rằng cô muốn đến Nhật Bản và Châu Âu nhất.
Một du khách tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh vào ngày 30/12/2022. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Sau khi Trung Quốc thông báo sẽ không bắt buộc khách du lịch trong nước phải cách ly kể từ ngày 8/1/2023, bao gồm cả những cư dân trở về từ các chuyến đi nước ngoài, lượt tìm kiếm các chuyến bay quốc tế và chỗ ở ngay lập tức đạt mức cao nhất trong ba năm trên Trip.com.
Theo dữ liệu từ trang web du lịch Trung Quốc, lượng đặt chỗ cho các chuyến du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 27/1 năm nay, đã tăng 540% so với một năm trước. Chi tiêu trung bình cho mỗi lần đặt phòng đã tăng 32%.
Các điểm đến hàng đầu là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong; Mỹ và Vương quốc Anh cũng nằm trong top 10.
Alex Loo, chiến lược gia vĩ mô của TD Securities, cho biết: “Sự tích tụ nhanh chóng của tiền gửi [ngân hàng] trong năm qua cho thấy các hộ gia đình ở Trung Quốc đã tích lũy được một lượng tiền mặt đáng kể”. Ông cho biết thêm rằng các lệnh phong tỏa thường xuyên có thể dẫn đến hạn chế chi tiêu của hộ gia đình Trung Quốc.
Ông Loo nói, có thể người tiêu dùng Trung Quốc sẽ “chi tiêu trả thù”, một xu hướng phản ánh những gì đã xảy ra ở nhiều thị trường phát triển khi được mở cửa trở lại vào đầu năm ngoái.
Video đang HOT
Ai hưởng lợi?
Đó là tin tốt cho nhiều nền kinh tế đang bị đại dịch vùi dập. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Chúng tôi ước tính rằng Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam và Singapore sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu “nhập khẩu” du lịch Trung Quốc quay trở lại mức của năm 2019″.
Những du khách, cư dân biên giới làm thủ tục nhập cảnh tại Cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Hong Kong – thành phố được ghé thăm nhiều nhất thế giới với gần 56 triệu lượt khách vào năm 2019, hầu hết từ Trung Quốc đại lục – có thể chứng kiến mức tăng GDP ước tính 7,6% khi xuất khẩu và thu nhập từ du lịch tăng lên. GDP của Thái Lan có thể tăng 2,9%, trong khi Singapore sẽ tăng 1,2%.
Ở những nơi khác trên thế giới, Campuchia, Mauritius, Malaysia, Đài Loan, Myanmar, Sri Lanka, Hàn Quốc và Philippines cũng có thể được hưởng lợi từ sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc, theo nghiên cứu của Capital Economics.
Hong Kong đã phải gánh chịu tác động đặc biệt sâu sắc từ việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc đại lục. Các ngành công nghiệp trụ cột của thành phố là du lịch và bất động sản đã bị ảnh hưởng nặng nề. Trung tâm tài chính này dự kiến GDP sẽ giảm 3,2% vào năm 2022.
Chính quyền Hong Kong tuần trước công bố có tới 60.000 người sẽ được phép qua biên giới hàng ngày mỗi chiều, bắt đầu 8/1.
Một số quốc gia Đông Nam Á khác phụ thuộc vào du lịch đã duy trì các quy định nhập cảnh tương đối thoải mái đối với du khách Trung Quốc, bất chấp đợt bùng phát COVID-19 kỷ lục đã quét qua nước này trong những tuần gần đây. Đó là Thái Lan, Indonesia, Singapore và Philippines.
“Đây là một trong những cơ hội giúp chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế”, Bộ trưởng Y tế Thái Lan cho biết trong tuần này.
Khách du lịch Trung Quốc thăm Hoàng cung Thái Lan. Ảnh: Xinhua
Những nước nào yêu cầu xét nghiệm?
Tuy nhiên, các chính phủ khác thì thận trọng hơn. Cho đến nay, gần một chục quốc gia, bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc, đã yêu cầu xét nghiệm bắt buộc khách Trung Quốc nhập cảnh.
Liên minh châu Âu (EU) tuần trước cũng “khuyến khích mạnh mẽ” các quốc gia thành viên của mình yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính đối với du khách từ Trung Quốc trước khi đến.
CDC Mỹ thậm chí yêu cầu xét nghiệm nước thải từ máy bay giữa lo ngại COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc
Ông Saxon, người đứng đầu hoạt động du lịch của McKinsey ở châu Á, cho biết rõ ràng có “xung đột” giữa các cơ quan quản lý du lịch với các quan chức chính trị và y tế ở một số quốc gia.
Các hãng hàng không và sân bay đã bác bỏ các khuyến nghị của EU về các yêu cầu xét nghiệm. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, nhóm vận động hành lang toàn cầu của ngành hàng không, cùng với các sân bay do ACI Europe cũng như Airlines for Europe đại diện, đã đưa ra một tuyên bố chung hôm 5/1, gọi động thái của EU là “đáng tiếc” và “một phản ứng tức thời”.
Nhưng họ hoan nghênh khuyến nghị bổ sung về kiểm tra nước thải như một cách xác định các biến thể mới của virus gây COVID-19, nói rằng đây nên là một giải pháp thay thế cho việc xét nghiệm hành khách.
Hồi phục hoàn toàn?
Theo các nhà phân tích, bên cạnh những hạn chế, sẽ cần thời gian để du lịch quốc tế phục hồi hoàn toàn vì nhiều người Trung Quốc phải gia hạn hộ chiếu và xin lại thị thực.
Lu cho biết cô vẫn đang xem xét kế hoạch du lịch của mình, cân nhắc các yêu cầu xét nghiệm khác nhau và giá vé máy bay cao. “Các hạn chế là bình thường, bởi vì mọi người đều muốn bảo vệ người dân ở đất nước của họ”, cô nói. “Tôi sẽ chờ xem liệu một số chính sách có được nới lỏng hay không.”
Còn Liu Chaonan, 24 tuổi ở Thâm Quyến, cho biết ban đầu cô muốn đến Philippines để đón Tết Nguyên đán, nhưng không có thời gian để xin thị thực. Vì vậy, cô chuyển sang Thái Lan, nơi cung cấp giấy phép điện tử nhanh chóng và dễ dàng.
Trung Quốc mở cửa hậu Covid-19, kinh tế thế giới chờ tín hiệu tích cực
Ngày 8.1, Trung Quốc mở cửa lại biên giới sau gần 3 năm khép kín, mang đến kỳ vọng tích cực cho viễn cảnh phục hồi của một số ngành nghề.
Theo các nhà phân tích, dù du lịch quốc tế có thể không nhanh chóng quay lại mức độ trước dịch, các công ty, ngành công nghiệp và những quốc gia dựa vào nguồn thu đến từ du khách Trung Quốc đại lục hoàn toàn có thể kỳ vọng sự tăng trưởng trong năm 2023.
Hành khách tại sân bay quốc tế ở Thượng Hải ngày 8.1 . AFP
Nhu cầu du lịch tăng chóng mặt
Ông Steve Saxon, đối tác của Văn phòng Thâm Quyến thuộc Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, cho biết trung bình mỗi tháng trong năm 2019, khoảng 12 triệu người Trung Quốc đại lục bay ra nước ngoài. Con số này giảm đến 95% trong những năm bùng nổ đại dịch Covid-19. Ông Saxon dự đoán đến hè năm 2023, số lượt đi sẽ quay lại khoảng 6 triệu/tháng, theo Đài CNN.
Đa số người mắc Covid-19 kéo dài bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ
Theo báo cáo đăng trên chuyên san của Hiệp hội Y khoa Mỹ, đa số người mắc hội chứng Covid-19 kéo dài đều bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi chuyển sang Covid-19 kéo dài, bệnh nhân trải qua những triệu chứng như mệt mỏi, hụt hơi, xuất hiện các vấn đề liên quan đến nhận thức như đầu óc lơ mơ, không thể ghi nhớ, thiếu nhạy bén, thiếu tập trung. Để rút ra kết luận trên, nhóm chuyên gia phân tích dữ liệu thu thập từ 54 cuộc nghiên cứu, với hơn 1 triệu người đến từ 22 nước.
Tháng trước, Trung Quốc công bố hủy bỏ yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh nước này từ ngày 8.1, bao gồm công dân Trung Quốc quay về nước. Số lượt tìm kiếm các chuyến bay quốc tế và nơi ở lập tức tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm trên trang đại lý du lịch trực tuyến Trip.com.
00:01:41
Bali, Thái Lan sẵn sàng chào đón du khách Trung Quốc trở lại sau khi Bắc KInh dỡ giới hạn Covid-19
Dữ liệu từ website du lịch Trung Quốc cho thấy lượt đặt chỗ cho các chuyến du lịch nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán (từ 21 - 27.1) tăng lên 540% so với một năm trước. Mức chi tiêu của mỗi lượt đặt chỗ tăng 32%. Những điểm đến hàng đầu của du khách đến từ Trung Quốc đại lục đều tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Lý giải cho sự bùng nổ trên, ông Alex Loo, nhà chiến lược của ngân hàng đầu tư TD Securities (Canada), cho hay số lượng tiền gửi ngân hàng ở Trung Quốc trong năm qua cho thấy các hộ gia đình nước này tích tụ khối lượng tiền mặt đáng kể. Ông Loo cho rằng những lệnh phong tỏa thường xuyên trong năm qua nhiều khả năng dẫn đến sự kìm nén trong việc chi tiêu của hộ gia đình. Điều này có thể dẫn đến xu hướng "chi tiêu trả thù" ở người tiêu dùng Trung Quốc. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng con người đột ngột gia tăng tiêu dùng sau thời gian dài bị từ chối cơ hội mua sắm.
Lợi ích và sự đề phòng
Đài CNN dẫn số liệu cho thấy 155 triệu du khách Trung Quốc đã chi tiêu hơn 250 tỉ USD trong các chuyến du lịch nước ngoài năm 2019.
Các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) ước tính Hồng Kông, Thái Lan, VN và Singapore sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu nhu cầu du lịch của người dân Trung Quốc đại lục quay lại mức năm 2019. Theo tính toán của ngân hàng Mỹ, Hồng Kông có thể chứng kiến GDP tăng 7,6% nếu hoạt động xuất khẩu và du lịch gia tăng. GDP của Thái Lan có thể tăng thêm 2,9%, trong khi số liệu cho Singapore là 1,2%.
Hãng nghiên cứu kinh tế độc lập Capital Economics (Anh) đánh giá các nền kinh tế như Campuchia, Mauritius, Malaysia, Đài Loan, Myanmar, Sri Lanka, Hàn Quốc và Philippines nhiều khả năng cũng nhận được tín hiệu tích cực từ sự quay lại của du khách Trung Quốc đại lục.
Dù háo hức trước triển vọng trên, không ít quốc gia lo ngại nguy cơ bùng dịch Covid-19 đến từ du khách Trung Quốc đại lục, trong số này có Thái Lan. Quốc gia Đông Nam Á dự kiến đón 300.000 du khách Trung Quốc trong quý 1 năm nay.
Tuy nhiên, từ chiều qua, Bộ Y tế công cộng Thái Lan công bố quay lại áp dụng các biện pháp phòng dịch đối với toàn bộ người nhập cảnh. Từ ngày 9.1, người lớn phải chứng minh đã tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin, hoặc khỏi bệnh từ tháng 7.2022, theo Bộ trưởng Y tế công cộng Thái Lan Saksayam Chidchob. Thời gian áp dụng kéo dài cho đến ngày 31.1.
Cùng ngày, Nhật Bản thông báo siết chặt các quy định dành cho người đến từ Trung Quốc đại lục, theo đó yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ từ thời điểm khởi hành. Tất cả những người đến từ Trung Quốc hoặc có mặt ở nước này trong vòng 7 ngày kể từ khi khởi hành đều phải xét nghiệm vào thời điểm đến Nhật Bản.
Còn theo Bloomberg, Trung Quốc thông báo sẽ theo dõi biến thể mới từ những người nhập cảnh. Đồng thời, các chính quyền địa phương được quyền áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển trong trường hợp cần ngăn chặn ổ dịch bùng phát.
Những ngày đầu kỳ Xuân Vận với 2 tỷ lượt người di chuyển tại Trung Quốc Hôm 7/1 đánh dấu ngày đầu tiên của kỳ Xuân Vận kéo dài 40 ngày với dự đoán sẽ có trên 2 tỷ lượt người dân Trung Quốc di chuyển. Có trên 2 tỷ lượt người sẽ di chuyển trong kỳ Xuân Vận năm 2023. Ảnh: Global Times Tết Nguyên đán năm 2023 bắt đầu từ 21/1 sẽ là lần đầu tiên kể...