Trung Quốc sục sôi bàn đạo đức sau vụ bé Yue Yue
Đạo đức xã hội trở thành đề tài bàn luận trên các diễn đàn và nhiều kênh thông tin của Trung Quốc vài ngày qua, sau vụ bé 2 tuổi Yue Yue bị xe đâm và nhiều người đi đường bỏ mặc.
Hình ảnh bé Yue Yue bị hai chiếc xe tải đâm lan truyền trên mạng hôm 17/10 và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận Trung Quốc. Bên cạnh sự phẫn nộ dành cho các tài xế, cư dân mạng còn phê phán thái độ thờ ơ của 18 người đi đường. Họ đã bước qua vị trí bé Yue Yue nằm trong suốt 7 phút, trước khi người phụ nữ nhặt rác Chen Xianmei xuất hiện và cứu bé gái.
Vụ trên xảy ra ở một khu chợ thuộc thành phố Phật Sơn, tỉnh miền nam Quảng Đông. Truyền thông và các mạng xã hội ở Trung Quốc đang sục sôi bàn về đạo đức xã hội sau vụ bé Yue Yue, bởi đây không phải là lần đầu tiên có việc người gặp nạn bị những người xung quanh bỏ mặc.
Bé Yue Yue đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: Corbis
Vết hằn tâm lý xã hội
Một cụ già 88 tuổi tháng trước qua đời trên một con phố sầm uất ở tỉnh miền trung Hồ Bắc, sau khi cụ đột quỵ và bị phớt lờ trong suốt 90 phút nằm bất động. Cụ ông về hưu có tên họ là Li lẽ ra có thể đã sống sót nếu nhận được sự giúp đỡ. Nguyên nhân tử vong của cụ ông này sau đó được xác định chỉ đơn giản là bị ngạt thở sau khi đổ máu cam, The National cho hay.
Nhiều người Trung Quốc tâm niệm rằng nên tránh “dây dưa” vào các vụ việc mà họ nhìn thấy trên đường, vì những người ra tay nghĩa hiệp cuối cùng lại thường bị chỉ trích vì vô tình gây ra những vết thương cho các nạn nhân đang trong cơn nguy kịch.
Tại tỉnh miền đông Giang Tô hồi đầu năm nay, một tài xế có tên Yin Hongbin đã dừng xe để giúp một cụ bà 81 tuổi bị ngã, nhưng cuối cùng lại bị gán cho tội làm cụ bà này bị thương. Yin may mắn thoát cảnh chịu tội oan vì một đoạn băng hình đã chứng minh ông vô tội. Thế nhưng, trong nhiều vụ việc khác, những người qua đường có hành động nghĩa hiệp lại nhận được những hóa đơn y tế dài dằng dặc từ chính những nạn nhân mà họ đã giúp đỡ.
Tại thủ phủ Nam Kinh của tỉnh Giang Tô hồi cuối năm 2006, một thanh niên trẻ tuổi có tên Peng Yu đã bị buộc phải trả 40% chi phí điều trị cho một phụ nữ lớn tuổi, người mà anh đã giúp đỡ sau khi bà bị ngã và gẫy chân. Tòa án dựa vào việc Peng đã giúp người phụ nữ tới bệnh viện, rồi kiểm tra tình trạng của bà như là bằng chứng cho việc Peng phải chịu trách nhiệm vì đã xô ngã nạn nhân.
Trước những vụ việc như vậy, đã có những lời kêu gọi bảo vệ những người giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự ngần ngại hoặc thậm chí phớt lờ việc giúp đỡ những người gặp nạn còn xuất phát từ những nguyên nhân khác. Trong đó, chủ nghĩa vật chất lan nhanh sau nhiều thập kỷ phát triển kinh tế thần tốc được cho là góp phần tạo nên một thứ văn hóa lãnh đạm trong đời sống con người.
Video đang HOT
Nhiều người Trung Quốc thậm chí còn cho rằng các nguyên nhân có gốc rễ sâu xa hơn nhiều. “Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, con người thường quan tâm tới các thành viên trong gia đình họ và bạn bè, nhưng họ không thực sự để ý tới những người xa lạ”, Chen Xin, một giáo sư tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
Những sợi dây giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên và bạn bè trong xã hội Trung Quốc rất bền chặt. Thế nhưng, bên ngoài những mối quan hệ này, quan điểm cũng như cách hành xử của số đông người Trung Quốc rất khác biệt. “Có thể họ rất lạnh lùng và không để tâm, vì họ nghĩ rằng chẳng có trách nhiệm phải làm như vậy”, ông Chen nói.
Trong bức ảnh gia đình này, bé Yue Yue được mẹ bế trên tay. Cậu bé đứng phía trước là anh trai của bé. Ảnh: Weibo
Sục sôi bàn về đạo đức
Biên tập viên Yan Yanzi của đài Southern Television Guangdong cho rằng vụ bé Yue Yue là “một đòn giáng mạnh vào các giá trị đạo đức ở Trung Quốc”. “Lương tâm của các bạn ở đâu? Thật hết sức thất vọng khi phải xem một tin tức như vậy”, cô Yan nói.
Các bản tin thu lại của các đài truyền hình được phát lại trên trang truyền hình Internet của mạng Youku thu hút được hơn 2 triệu người xem. Trang Sina Weibo, một phiên bản Twitter kiểu Trung Quốc, thậm chí còn thu hút được 4,4 triệu bình luận và gộp tất cả thành chủ đề có tên gọi “Xin đừng nhẫn tâm”.
Trước việc cảnh sát lần lượt bắt được hai tài xế xe tải đã lái xe đâm vào bé Yue Yue, các cư dân mạng Trung Quốc thể hiện sự căm phẫn kịch liệt. Một số bình luận trực tuyến còn đòi trừng phạt nghiêm khắc những tài xế này. “Những kẻ đó nên bị xử bắn. Không được nhân nhượng với chúng”, một cư dân mạng có tên Zeng Ziming viết trên trang cá nhân của anh ta trên Sina Weibo.
Tuy nhiên, sự tức giận sục sôi nhất lại được nhắm vào những người đã bỏ mặc em bé hai tuổi nói riêng và sự lãnh đạm trong xã hội nói chung. “Xã hội đang đi lên, nhưng tình người thì lại đi xuống. 18 người qua đường đã sợ chuốc lấy rắc rối nếu giúp bé Yue Yue”, một bài viết được đăng trên Weibo dưới cái tên She De.
Cũng trên trang Sina Weibo, một công dân mạng viết: “Xã hội này thật là bệnh hoạn. Thậm chí chó mèo cũng không đáng bị đối xử nhẫn tâm như vậy”. “Mỗi lần xem được tin tức kiểu này, tôi lại thấy lạnh sống lưng”, một cư dân mạng có tên “the silent wolverine” viết trên Sina Weibo. “Chúng ta từng tin vào một thế giới tràn đầy tình thương và được giáo dục về việc giữ gìn những giá trị đạo đức cao quý, nhưng thực tế phũ phàng này là một đòn mạnh giáng vào niềm tin ấy”.
“Mặc dù cứu người thường mang lại những “rắc rối”, thế nhưng, việc bỏ mặc một người đang đối mặt với cái chết hoặc thậm chí giúp đỡ một cách cẩu thả đang phá hỏng nền tảng đạo đức xã hội, và làm hủy hoại ý thức lương tri sâu thẳm trong tâm hồn”, nhà bình luận Li Hongbing viết trên tờ People”s Daily.
Theo VNExpress
Vụ bé 3 tuổi bị 2 lần xe cán: 2 hung thủ, 3 kẻ đầu thú
Sự dã man của tài xế là vô tình hay cố ý? Điều gì đã dẫn đến sự thờ ơ, vô cảm đến khó hiểu của đồng loại? Những câu hỏi đó đã trở thành tâm điểm tranh cãi cho cư dân mạng trong và ngoài Trung Quốc trong vụ em bé 3 tuổi bị xe nghiến 2 lần tại Phật Sơn.
Hai tài xế xe tải đã tự thú
Hai tài xế xe tải tông vào bé Tiểu Duyệt đã ra tự thú với công an thành phố Phật Sơn (Hải Nam, Trung Quốc) hôm 13 và 16/10. Hai người này đã khai báo chi tiết vụ việc, nhưng đó có được coi là tự thú hay không, còn phụ thuộc vào kết quả điều tra và phán quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, một điểm nghi vấn đã nảy sinh khi sáng hôm 16/10, một người đàn ông lạ gọi điện cho bố của Tiểu Duyệt và luôn miệng khẳng định, anh ta chính là tài xế gây ra vụ tai nạn trên, nhưng anh ta sẽ không ra tự thú mà sẽ trốn đi khoảng 30 năm.
Cảnh sát Hải Nam chất vấn tài xế thứ nhất
Phía cảnh sát cho biết, vì sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra, nên chưa thể tiết lộ thêm điều gì, nhưng họ sẽ tìm ra người đàn ông bí hiểm này.
Khi phóng viên báo chí trong ngoài nước tiến hành phỏng vấn, tài xế xe tải thứ nhất tên Hồ Mưu, sinh năm 1987, người Sơn Đông khẳng định anh ta không hề thấy Tiểu Duyệt phía trước nên mới tông phải. Anh ta tỏ ra vô cùng ăn năn: "Tôi cũng có con gái 9 tháng tuổi, nên hiểu nỗi đau mà bố mẹ Tiểu Duyệt đang phải gánh chịu... Tôi sẽ bồi thường số tiền lớn để chữa trị cho cháu."
Tài xế Hồ Mưu đã bị cảnh sát Hải Nam thẩm vấn hôm 17/10. Hiện nay, Hồ Mưu và tài xế xe tải thứ hai đã được chuyển tới phòng giam giữ tạm thời.
Hồ Mưu dằn vặt kể lại: "Hôm đó, trời tối lại mưa phùn, tôi vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm nằm trong khu chợ - nơi bé Tiểu Duyệt bị tông. Do chưa đến đó bao giờ, nên tôi hơi lạc đường, chỉ mải ngó nghiêng tìm địa chỉ, lại quên không bật đèn pha trước xe, nên đã không thấy Tiểu Duyệt phía trước và tôi đã tông phải cháu.
Những y bác sỹ tận tình cứu chữa Tiểu Duyệt, em vẫn đang trong tình trạng nguy kịch
Tuy nhiên, tôi cũng chỉ nghĩ mình đụng phải một vật gì đó, do trời mưa nên tôi không nghe thấy tiếng khóc của cháu, nên cũng không dừng xe, vẫn đi tiếp; chứ thực sự lúc đó, nếu biết cái tôi chèn qua là người, tôi nhất định sẽ dừng lại xử lý.
Về đến nhà, tôi cũng không biết là mình đã chèn qua người một bé gái, cho tới sáng hôm sau, khi tình cờ thấy báo đài đưa tin tai nạn bé gái 3 tuổi, tôi mới biết là xe tải của mình đã gây ra.
Khi đó, tôi rất hoảng loạn, không nghĩ được gì nữa. Sau một hồi trao đổi với gia đình mình, tôi đã quyết định đi tự thú. Tôi thực sự rất buồn khi biết cháu Tiểu Duyệt vẫn đang trong tình trạng nguy kịch... Tôi thực sự xin lỗi gia đình cháu!"
Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ liên quan
Anh Vương, bố của Tiểu Duyệt căm phẫn nói, họ không cần sự xin lỗi của hai tài xế này, vì họ coi những tài xế này chẳng khác gì những kẻ sát nhân máu lạnh, vô nhân tính. Anh cũng bất bình cho rằng 18 người qua đường thấy chết mà không cứu xứng đáng bị luật pháp định tội, bởi thờ ơ với đồng loại thì cũng chẳng khác gì những kẻ sát nhân...
Cha mẹ Tiểu Duyệt vô cùng đau xót
Vợ chồng anh bày tỏ tin tưởng rằng, luật pháp nhất định sẽ trừng trị thích đáng hai tài xế đã gây ra tai nạn cho con gái mình.
Về ân nhân là bà Trần Hiền Muội - người đã cứu con gái của mình, mẹ của Tiểu Duyệt cảm động nói: "Đợi Tiểu Duyệt khỏe lại, hai mẹ con tôi sẽ đi hậu tạ ân nhân, tôi vô cùng biết ơn bà Trần, thật không lời nào có thể diễn tả được lòng tri ân đó".
Khi nghe tin có người cho rằng bà Trần cứu Tiểu Duyệt là vì muốn nổi tiếng và được khen thưởng, người mẹ phẫn nộ nói: "Những người thờ ơ, vô cảm trước đồng loại, tôi cũng không muốn nói đến, nhưng tại sao họ lại không phê phán những kẻ qua đường máu lạnh kia mà lại đi nhằm vào người tốt?!..."
Họ không còn tâm trạng nào để trả lời các câu hỏi
Tiểu Duyệt sau 5 ngày nhập viện
Hôm qua (18/10), bà Trần Hiền Muội đã tới bệnh viện thăm nom Tiểu Duyệt. Bà mong cô bé sớm qua cơn nguy kịch. Nhìn cô bé thơ ngây trên giường bệnh, bà xót xa và đau lòng, tự trách mình đã đến hơi muộn. Bà Trần cho hay sẽ dành toàn bộ số tiền tiết kiệm mà bà tích góp bấy lâu cho Tiểu Duyệt chữa trị...
Hiện nay, số tiền gây quỹ ủng hộ chữa trị cho bé Tiểu Duyệt đã tới hơn 270.000 Nhân dân tệ, tức khoảng hơn 800 triệu VND.
Theo các y bác sĩ bệnh viện cho hay, Tiểu Duyệt vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch, có biểu hiện cho thấy não bộ gần như đã chết, nhưng một số dây thần kinh vẫn hoạt động. Bé không thể tự hô hấp, hầu như phải sử dụng máy thở 24/24h và có thể chết bất cứ lúc nào.
Cảm động trước tình mẫu tử, các bác sĩ dù biết không có tác dụng nhưng vẫn đồng ý để ngày ngày mẹ của Tiểu Duyệt vào thăm, hát cho cháu nghe và tâm sự những chuyện "trên trời dưới đất"...
Bố mẹ Tiểu Duyệt ngày đêm cầu nguyện, mất ăn mất ngủ vì con, họ dồn tất cả tình thương yêu mong con mình sớm tỉnh lại.
Hai người mẹ, một tâm trạng
Hiệu ứng tâm lýĐoạn clip gây sốc lan nhanh trên mạng đã khiến không chỉ cư dân mạng Trung Quốc, mà nhiều nước khác trên thế giới phải đặt câu hỏi: Vì sao con người ta có thể vô tình đến thế?
Một số nhà tâm lí học phân tích, 18 người qua đường thấy chết mà không cứu là biểu hiện của hiệu ứng Domino (tức hiệu ứng kéo theo), nó cho thấy sự tin tưởng lẫn nhau giữa người với người trong xã hội không cao. Hiệu ứng kéo theo xảy ra khi mỗi người chọn cách im lặng, thờ ơ, không can thiệp để được yên thân, bởi thấy người khác cũng thờ ơ. Họ sợ vạ lây, sợ dư luận và định kiến của cái xã hội chỉ biết hưởng thụ và ích kỷ này.
Hơn 270.000 Nhân dân tệ dành cứu Tiểu Duyệt
Trong khi đó, một số ít người lấy việc cứu giúp người khác làm vui thì lại không mấy được tôn trọng và đánh giá cao. Như vậy là quá bất công và dễ dẫn tới một xã hội coi rẻ giá trị đạo đức.
Vụ việc đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh, khiến cư dân mạng trong và ngoài Đại lục đều bày tỏ sự phẫn nộ và bất bình về nhân cách của người Trung Quốc hiện đại và bày tỏ sự lo lắng, thậm chí bi quan về tương lai sẽ trở thành một xã hội thoái hóa đạo đức trầm trọng.
Trong khi báo giới nước ngoài phê bình xã hội Trung Quốc phải chăng đã thiếu vắng sự tri ân tới những tấm lòng hảo tâm, bỏ quên những giá trị đạo đức ngay trong đời sống xã hội của mình, thì một số nhà phản biện chính sách lại đang nghĩ đến những kẽ hở trong pháp luật có thể khiến người ta "không dám" làm việc thiện.
Theo VTC
Bé 2 tuổi ở Trung Quốc trong cơn nguy kịch Bé Yue Yue vẫn đang được điều trị tích cực, trong khi các khoản tiền quyên góp từ khắp nơi tại Trung Quốc đang được chuyển tới cho bé gái đáng thương. Bé Yue Yue vẫn ở trong cơn nguy kịch. Ảnh: China Foto Press/Bacroft Media "Tình trạng của cháu bé lúc này rất gần với việc bị chết não", China Daily dẫn...