“Trung Quốc sử dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết chuyện trong nước”
Vấn đề Việt Nam trở thành công công cụ được các nhà báo chính trị Trung Quốc sử dụng để kích thích chủ nghĩa dân tộc (cực đoan).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Talk Vietnam.
Đài VOA ngày 19/7 đưa tin, hàng trăm người đứng trang trọng hát quốc ca Việt Nam trong một buổi lễ sáng Thứ Sáu tại Hà Nội để kỷ niệm ngày ký Hiệp định Geneva kết thúc chế độ thực dân Pháp và bắt đầu thời kì đất nước 2 miền bị chia cắt.
Hiệp định Geneva 1954 quy định cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 1956 để bầu ra một chính phủ thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi chờ đợi đất nước tạm chia làm 2 miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17. Tuy nhiên cuộc bầu cử này đã không bao giờ được tổ chức và một thập kỷ sau đó quân đội Mỹ nhảy vào Việt Nam, một cuộc chiến mới lại bắt đầu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Hiệp định Geneva là một cột mốc quan trọng đối với độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đồng thời Hiệp định này còn cho Việt Nam những bài học trong việc phát huy vai trò của ngoại giao, tăng cường đối thoại và sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trong quan hệ quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông cho biết các mối đe dọa gần đây với chủ quyền quốc gia Việt Nam ở Biển Đông đã đặt ra thách thức lớn với độc lập dân tộc và Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị và những bài học.
Trong vài tháng qua, quan hệ Việt – Trung đã trở nên căng thẳng khi Trung Quốc hạ đặt (trái phép) giàn khoan dầu ở vùng biển “cả hai nước đều tuyên bố là của mình, bắt nguồn từ yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa”. Cần nhấn mạnh rằng, vị trí Trung Quốc từng hạ đặt giàn khoan 981 vừa qua nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và hoàn toàn không có tranh chấp – PV.
Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho biết: Năm 1954 chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Cộng hòa Pháp vì họ nằm dưới vĩ tuyến 17. Một số nhà bình luận cho rằng, chính Trung Quốc đã tham dự quá trình đàm phán Hiệp định Geneva, điều này có nghĩa là họ công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Tuy nhiên giáo sư Thayer nói Trung Quốc đã không đặt bút ký.
Video đang HOT
Tàu chiến, máy bay quân sự, giàn khoan – công cụ theo đuổi tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình minh họa.
Như vậy có thể thấy truyền thông quốc tế vẫn bị ảnh hưởng bởi các thông tin từ Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa là rõ ràng, hợp pháp, nhưng bản chất vụ giàn khoan 981 lại là xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không liên quan gì tới quần đảo Hoàng Sa như Bắc Kinh vẫn tuyên truyền – PV.
Căng thẳng Việt – Trung trên Biển Đông được nới lỏng một chút từ Thứ Tư khi Trung Quốc tuyên bố di chuyển giàn khoan 981 về gần đảo Hải Nam. Jennifer Richmond phụ trách các vấn đề Trung Quốc từ Công ty Tình báo toàn cầu Stratfor cho biết, chỉ là vấn đề thời gian cho sự lặp lại hoạt động (trái phép) của giàn khoan Trung Quốc trên Biển Đông.
“Bạn có thể thấy một giàn khoan đến và đi, nhưng bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy các chiến thuật này không chỉ với Việt Nam mà với bất cứ bên nào khác, ví dụ như Philippines. Nhiều người tin rằng Biển Đông giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, nhưng Richmond tin rằng còn có những yếu tố khác nữa.
“Vấn đề Việt Nam trở thành công công cụ được các nhà báo chính trị Trung Quốc sử dụng để kích thích chủ nghĩa dân tộc (cực đoan). Vì vậy không một người (Trung Quốc) bình thường nào thực sự băn khoăn về Việt Nam hay nghĩ rằng Việt Nam là một mối đe dọa đối với họ. Nhưng chính phủ của họ có thể sử dụng vấn đề này để thúc đẩy các chương trình nghị sự quốc gia, và họ đã làm”.
Richmond cho biết bà chưa bao giờ thấy Trung Quốc mạnh hơn về chính trị. Vì lý do này, bà cho rằng căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông khó có thể giảm đi trong thời gian tới.
Theo Dân Trí
Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu
Rạng sáng ngày 16/7, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 vì đã "thu đủ dữ liệu" tài nguyên. Thông báo này đồng nghĩa với Việc hạ đặt giàn khoan trái phép đến đây kết thúc? hay chỉ là "một bước lùi, ba bước tiến" của nhà cầm quyền Trung Quốc? Hãy coi chừng con mãnh thú đang cụp đuôi thu vuốt trước khi nhảy tới chụp con mồi trong cú quyết định!
Nghi vấn càng sáng tỏ hơn sau tuyên bố của đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho rằng "đã phát hiện dấu hiệu dầu và khí đốt ở vùng họ khoan thăm dò nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này". Họ tuyên bố cứ như thể đấy là vùng biển của họ, muốn làm gì thì làm! Đồng thời cho thấy khả năng trong tương lai Trung Quốc cho giàn khoan trở lại hoạt động trong vùng biển của Việt Nam như họ từng làm trong hơn hai tháng qua là rất cao.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cũng cảnh báo: "Việt Nam đã làm tốt trong việc đối phó với giàn khoan nhưng cần chuẩn bị cho những diễn biến bất ngờ trong tương lai". Sự việc vừa qua cho thấy Trung Quốc đã có chiến lược rất tinh vi, bằng việc sử dụng các giàn khoan dầu mỏ, các tàu chấp pháp gắn mác dân sự, tàu chiến và máy bay để áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình. Trung Quốc sẽ không từ bỏ chiến lược này trong tương lai. Vậy nên, để bắt đầu đối phó với những mưu đồ thâm hiểm hơn của Trung Quốc, bước tiếp theo Việt Nam phải chuẩn bị:
Thứ nhất, cần bình tĩnh nhìn nhận sự việc, đặt sự việc vào trong một bức tranh tổng thể hơn. Thực ra hành động đặt giàn khoan của Trung Quốc không có gì là quá mới. Và nó cũng nằm trong một chuỗi các sự việc từ năm 2012 đến nay như cắt cáp tàu Bình Minh 02 và tàu Viking, chiếm bãi cạn Scarborough; mời thầu trái phép 9 lô dầu khí; ngang nhiên thành lập cái gọi là Thành phố Tam Sa; cải tạo đảo Gạc Ma... Chuỗi hành động này chỉ nhằm đến một mục đích duy nhất là củng cố yêu sách trên biển, duy trì sự quản lý hiệu quả đối với các quần đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc còn thực hiện cái gọi là "chiến lược cắt lát salami", từng đảo một, với từng nước một tại từng thời điểm. Từ sau các sự vụ 2012, Trung Quốc đã để cho Việt Nam một thời gian dài tương đối yên ổn để quay sang gây hấn với Philippines và Nhật Bản. Phải chăng Việt Nam đã quá chủ quan trước sự kiện giàn khoan? Do đó, Việt Nam nên theo đuổi một chiến luật lâu dài bảo vệ chủ quyền biển đảo chứ không phải là chiến thuật cho từng tình huống nhỏ. Luôn nâng cao thái độ cảnh giác, coi chừng, tinh thần phản ứng nhạy bén với một ông hàng xóm khó đoán như Trung Quốc.
Thứ hai, có thể nhận thấy rằng hành động lần này của Trung Quốc có một số cái mới mà phía Việt Nam có thể lưu tâm để chuẩn bị đối phó với những hành động về sau: sự kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước (CNOOC), lực lượng hải quân và chấp pháp biển; lần đầu tiên có sự huy động lực lượng mạnh mẽ và nhiều đến vậy, ở quy mô lớn và chuẩn bị rất bài bản với ba vòng bảo vệ giàn khoan.
Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Thứ ba, Việt Nam đã hành động đúng khi không leo thang đáp trả các gây hấn từ phía Trung Quốc. Việt Nam đã đúng khi giữ tàu chiến hải quân ở đất liền, tránh không đụng độ tại khu vực giàn khoan dầu mỏ. Dù lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã làm công việc rất tốt để phản đối hành động của Trung Quốc, một điều rõ ràng là cả hai lực lượng này cần được hiện đại hóa và mở rộng trong những năm tới.
Thủ tướng Việt Nam cũng mạnh tay ban hành các quyết sách lớn để hỗ trợ ngư dân bám biển, thành lập lực lượng kiểm ngư... nhưng cần có một chương trình dài hạn hơn cho lực lượng Kiểm Ngư đủ khả năng ngăn chặn và đấu tranh trên thực địa ngay từ vòng ngoài vì đây là lực lượng dân sự, rất có lợi thế về danh nghĩa.
Việt Nam cũng cần hệ thống giám sát trên không tốt hơn nữa. Cần đầu tư, xây dựng các trạm ăng ten, quan sát không gian và quản lý biển trên các hòn đảo tiền tiêu của Việt Nam. Đầu tư cho lượng lực cảnh báo sớm, là cái tai, cái mắt cho ta chủ động trong mọi tình huống.
Thứ tư, Với Việt Nam, bài học chính yếu là dù quan hệ với Trung Quốc có tốt tới đâu, Việt Nam cũng luôn phải chuẩn bị cho những trở mặt bất ngờ kiểu này. Việt Nam có thể hài lòng trong việc cung cấp thông tin cho cộng đồng thế giới nhưng cũng cần nhìn lại toàn bộ chiến dịch thông tin để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong trường hợp Trung Quốc gây hấn lần nữa với kiểu giàn khoan này.
Giới học giả và chuyên gia Việt Nam cần được huy động để đối phó chiến dịch tuyên truyền của giới học thuật Trung quốc. Lần này Việt Nam phản kháng rất tốt. Nên thiết lập một mạng lưới để có thể phản ứng ngay tức khắc với các tuyên truyền của Trung Quốc. Việt Nam nên nghiên cứu về các kênh truyền thông hay trang mạng lớn nào có thể tiếp cận (khi cần) trong tương lai.
Thứ năm, cho dù giàn khoan Hải Dương 981 có ở đó hay rút về Hải Nam thì câu chuyện bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung vẫn còn đó. Những nỗ lực để cân bằng trở lại mối quan hệ này vẫn cần đẩy mạnh chứ không hề lơi tay. Vì thế, nhắc nhở cho nhau về chuyện giàn khoan rút đi, các vấn đề vẫn còn đó là một nhắc nhỏ cần thiết. Lúc đó những nỗ lực đấu tranh của các lực lượng chấp hành pháp luật trên biển, trên mặt trận ngoại giao... mới không uổng phí.
Cuối cùng, sự đồng thuận cao nhất của lãnh đạo Việt Nam mới là điều cốt lõi trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc. Rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhận xét rằng Bộ chính trị Việt Nam hiện nay đang lưỡng lự trước vấn đề Trung Quốc và đây là yếu huyệt của Việt Nam trước sự sống còn của dân tộc.
Tại phiên họp chính phủ ngày 16/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan" sau khi Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981. Cùng ngày người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng ra tuyên bố tương tự.
Nhưng làm gì để thay đổi "tình hữu nghị viển vông", có chiến lược cụ thể xây dựng nội lực thế nào, quan hệ quốc tế ra sao nhằm tranh thủ sự ủng hộ để Trung Quốc không tái diễn đưa giàn khoan đến biển Đông, mới là tầm.... của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trước khi bão đi và giàn khoan khác lại kéo tới. Quyền lợi quốc gia là tối thượng!.
Nhìn chung, qua sự việc giàn khoan lần này, có thể rút ra bài học tương tự như từ câu chuyện cổ của người Trung Quốc "Tái ông thất mã", theo đó hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được. Do đó, không nên quá vui mừng với sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan hay nghĩ đó là một thắng lợi của ngoại giao mà nên giữ thái độ cẩn trọng, theo dõi sát diễn biến tiếp theo.
Bạch Dương
Theo Dantri
Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan: Toan tính chính trị? Giáo sư Carl Thayer phân tích ý đồ chính trị trong động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc. Ngày 16/7, Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau 75 ngày hạ đặt trái phép tại đây bất chấp phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế....