Trung Quốc sử dụng 79 tàu, điều hàng chục tốp máy bay
Đến thời điểm chiều 9-5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan; trong đó có 3 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa 534, 2 tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí… Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
Tàu Trung Quốc giương pháo, lao vào tàu Việt Nam
Liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chiều 9-5, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: So với những ngày trước, tình hình khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Đến thời điểm chiều 9-5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan; trong đó có 3 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa 534, 2 tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí… Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
Qua theo dõi cho thấy, hành động của phía Trung Quốc rất chủ động, chuẩn bị phương án rất kỹ và luôn bố trí trên 70 tàu ở khu vực này. Các tàu Trung Quốc rất hung hăng, ngang ngược và chủ động va chạm vào các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam; gây những thiệt hại đối với lực lượng chấp pháp, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, nhất là đối với lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam. Mặt khác, sự hung hăng của Trung Quốc còn thể hiện việc đưa tàu quân sự vào giải quyết những vấn đề hành chính trên biển và ngăn cản trái phép các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Đặc biệt, các tàu Trung Quốc đã chủ động đâm thẳng vào những tàu thực thi pháp luật của Việt Nam cũng như việc dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước làm hư hỏng các trang thiết bị trên các tàu của Việt Nam và gây thương tích cho kiểm ngư viên Việt Nam.
Cận cảnh tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tháo lớp bạt che pháo, dùng tốc độ cao lao vào tàu Việt Nam
Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và những hành động hung hăng từ phía Trung Quốc trong mấy ngày qua là một vụ việc nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây về vi phạm chủ quyền thềm lục địa của Việt Nam. Sự việc này của Trung Quốc không những gây phức tạp tình hình trên biển, mà còn vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam cũng như vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại giàn khoan HD981
đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh chụp từ clip)
Trước sự việc này, trong quá trình thực thi pháp luật trên biển, lực lượng Cảnh sát biển luôn nêu cao tinh thần vững vàng, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp phù hợp để bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển, với phương châm kiên quyết nhưng luôn kiềm chế; tuyên truyền và yêu cầu phía Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên biển. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam luôn vững lòng và quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Theo ANTD
Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Việt Nam sẽ thắng
Việt Nam hoàn toàn có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và đây là biện pháp hòa bình, chính đáng.
Chiều 9-5, chủ trì buổi họp báo của Hội Luật gia Việt Nam là các luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ. Sau phần ra tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam, báo giới đã đặt nhiều câu hỏi.
PV- Hội Luật gia Việt Nam có quan hệ với Hội Luật gia Trung Quốc và các nước khác không, có gửi tuyên bố cho các cơ quan đó không?
- Ông Lê Minh Tâm: Hội Luật gia Việt Nam có mối quan hệ với Hội Luật học Trung Quốc. Thành phần hội này giống Hội Luật gia Việt Nam. Hàng năm chúng tôi vẫn có sinh hoạt chung. Hội luật gia dựa trên lẽ phải, công bằng, công lý, trong hoạt động với phía bạn, chúng tôi luôn trao đổi để làm sao thực thi pháp luật trong nước quốc tế cho tốt. Chúng tôi sẽ cân nhắc thông báo đến họ về tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam.
PV: - Phía Trung Quốc có tuyên bố, Việt Nam rút tàu mới đàm phán, vậy ông Trần Công Trục có bình luận gì?
- Ông Trần Công Trục: Vị trí của giàn khoan HD981 hạ đặt nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không dính dáng gì đến vùng gọi là vùng chồng lấn, vùng thuộc hòn đảo mà họ chiếm của Việt Nam. Vùng này hoàn toàn của Việt Nam nên lực lượng hoạt động thực thi luật pháp là bình thường. Không có lý gì mà Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi vào đàm phán. Ta rất kiên trì, kiềm chế, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ
PV: - Theo luật pháp quốc tế, việc này phân xử ra sao?
Ông Trần Công Trục: Căn cứ UNCLOS, các tiêu chuẩn cụ thể cho phép các quốc gia ven biển mở rộng phạm vi vùng biển của mình, vùng này nằm hoàn toàn trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu như vậy là vi phạm UNCLOS, là hậu quả của việc vận dụng, giải thích có ý đồ của phía Trung Quốc nhằm lợi dụng công ước để biến thành tài sản riêng của mình, biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp, để đạt được mục tiêu của mình trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Công ước đã có chế tài, quy tắc, thủ tục để các bên đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, ta hoàn toàn có thể làm điều đó.
Philippines đã làm rồi với bộ hồ sơ dày và đầy đủ, kiện lên một hội đồng trọng tài quốc tế có 5 thành viên, hồ sơ đang được thụ lý, nhận được sự đồng tình ủng hộ trong nước họ, khu vực và thế giới, vụ việc đang tiến triển tốt.
Là thành viên Công ước, Việt Nam cũng có thể làm điều hết sức chính đáng đó như một biện pháp hòa bình. Trong nội dung đàm thoại giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với người đồng cấp Trung Quốc cũng nêu rõ: Việt Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp hòa bình cần thiết để xử lý vấn đề này. Việc đưa vấn đề này lên các cơ quan tài phán quốc tế là bình thường, đúng đắn và văn minh trong một xã hội hiện đại.
PV: -Khi kiện Trung Quốc về hành động của họ, Hội Luật gia Việt Nam có niềm tin chiến thắng không? Thủ tục có thể dài, Việt Nam cần chuẩn bị gì?
Ông Trần Công Trục: Với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, tôi khách quan cho rằng nếu ta đưa vụ kiện nên các cơ quan quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở để kiện. Tuy nhiên, kiện lên cơ quan tài phán có cả một quá trình với các thủ tục.
Khi kiện ra tòa, vấn đề không chỉ ở pháp lý, chân lý, mà còn thái độ của ủy viên tham gia hội đồng xét xử. Nên ta phải chuẩn bị rất nhiều biện pháp để tiếng nói chân lý trở thành hiện thực. Còn nếu thủ tục bình thường, không phải kiện có phán quyết ngay. Philippines kiện cách đây đã lâu, nhưng giờ vẫn trong giai đoạn thụ lý. Song, ít nhất kiện Việt Nam cũng kiên quyết dựa theo luật pháp quốc tế, vì thế giới hòa bình, ổn định.
Trung Quốc đã toan tính, rình thời điểm để đưa giàn khoan HD981 vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó cho tàu gây hấn
PV:- Theo ông, Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào thời điểm này là ngẫu nhiên hay có sự toan tính?
Ông Trần Công Trục: Rõ ràng họ đã tính toán thời điểm quốc tế đang có nhiều vấn đề, nhất là bất ổn ở Ukraine. Phương Tây, Nga, Mỹ và cả thế giới đang chờ xem điều gì tiếp theo sẽ diễn ra ở khu vực đó, nên có thể Biển Đông không phải là vị trí quan tâm số 1 nữa. Trung Quốc lợi dụng thời điểm này nhảy vào. Ngoài ra, họ thăm dò, lợi dụng các nước trong khu vực vẫn còn ý kiến chia rẽ, đó là sự tính toán của Trung Quốc mà ta phải lưu ý.
PV:- Vậy vai trò cụ thể của Hội Luật gia Việt Nam sắp tới sẽ là gì, đã có tham mưu gì cho Đảng chưa?
Ông Lê Minh Tâm: Chúng tôi đã có nhiều tham vấn và được tiếp thu. Để giải quyết vấn này chắc không chỉ cần Công ước Luật biển, mà cần nhiều căn cứ pháp lý khác. Chúng tôi tham gia rất tích cực. Thế mạnh của Hội Luật gia là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Chúng ta cũng cần sự tham mưu, tư vấn của nhiều tổ chức khác nữa.
PV:- Ông dự báo bước đi tiếp theo của Trung Quốc là gì?
Ông Trần Công Trục: Như đã nói, trước khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần này, họ đã toan tính thời điểm, thăm dò, đe dọa... Cuối cùng đi đến hành động đặt giàn khoan là bước tiến mới rất nguy hiểm, mà mục đích cuối cùng không ngoài ý đồ mà Trung Quốc đã công bố, là đường lưỡi bò. Tuy nhiên, việc Trung Quốc có làm được điều này hay không còn phụ thuộc vào Việt Nam và thế giới.
Theo ANTD
Tình hình Biển Đông: Việt Nam đưa vụ giàn khoan ra ASEAN Tình hình Biển Đông: VN đưa căng thẳng với Trung Quốc ra ASEAN, dư luận quốc tế vẫn tiếp tục phản ứng gay gắt. Việt Nam đưa căng thẳng với Trung Quốc ra ASEAN Hôm 9/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dân đâu đoàn Viêt Nam tham dư hôi nghi Quan chưc cao câp ASEAN (SOM) tai Naypyidaw, Myanmar. Tại hội...