Trung Quốc ’soi’ hệ thống chống tàu ngầm Paket của Nga
Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao khả năng của hệ thống Paket của Nga và khẳng định rằng, Hoa Kỳ khó đạt mục tiêu trong cuộc đối đầu với Nga.
Tờ báo Trung Quốc Sohu đánh giá rằng, hệ thống tên lửa chống tàu Paket của Nga không có tương tự trên thế giới. Các tác giả của Sohu đã thu hút sự chú ý đến việc Nga rất chú trọng đến việc phát triển đội tàu chiến đấu của mình, đặc biệt trang bị cho nó những công nghệ tiên tiến và tinh vi nhất, được thiết kế để chống lại kẻ thù.
Hệ thống chống ngầm Paket của Nga.
Một trong những cải tiến thú vị nhất trong những năm gần đây là hệ thống tên lửa chống tàu ngầm Paket, được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở khu vực gần, cũng như đẩy lùi các cuộc tấn công bằng ngư lôi.
Hệ thống Paket là một hệ thống chống ngầm và chống ngư lôi phổ biến đầu tiên trên thế giới, trang bị cho các tàu Nga những hệ thống này sẽ tăng đáng kể tiềm năng chiến đấu của chúng. Các biện pháp phòng vệ tương tự đang được phát triển ở Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu, nhưng dường như chúng còn kém xa, các nhà báo của Trung Quốc nói.
Hệ thống Paket có thể được sử dụng riêng hoặc là một phần của tổ hợp chống ngầm của hải quân Nga. Nó có kích thước rất nhỏ gọn cho phép tích hợp nó vào hầu hết các loại tàu. Hiện tại, nó được trang bị cho các tàu hộ tống của dự án 20380 và tàu khu trục dự án 22350. Hệ thống này bao gồm hệ thống điều khiển Paket-E, bệ phóng CM-588, mô-đun chiến đấu (MTT và M-15) và trạm thủy âm Packet-AE.
Video đang HOT
Hê thống này được trang bị ngư lôi chống ngầm MTT và ngư lôi chống ngư lôi M-15. Công dụng đầu tiên dùng để tiêu diệt tất cả các loại tàu ngầm ở độ sâu 600 mét với khoảng cách lên tới 20 km. Khối lượng đầu đạn của nó là 60 kg và tốc độ di chuyển lên tới 50 hải lý. Công dụng thứ hai là dùng để tiêu diệt ngư lôi ở tầm bắn tới 1.400 mét và độ sâu 800 mét.
Sản phẩm mới này có thể hoạt động cả ở chế độ tự động và bán tự động. Hệ thống Paket có khả năng phát hiện, giám sát và cũng có thể tự phân loại các mục tiêu.
Các chuyên gia Trung Quốc đã lưu ý rằng, cho đến nay ngư lôi là một trong những vũ khí quân sự đáng gờm nhất trong hải quân. Trong trường hợp này, các phương tiện bảo vệ chống lại mối đe dọa này không phải lúc nào cũng có thể bảo đảm bảo vệ đáng tin cậy cho tàu. Hiện tại, có hai cơ chế chính để chống lại cuộc tấn công bằng ngư lôi. Đầu tiên là đánh lừa đầu đạn bằng cách tạo giả âm thanh và nhiễu điện tử vô tuyến, thứ hai liên quan đến việc tiêu diệt trực tiếp mối đe dọa với sự trợ giúp của vũ khí trên tàu.
“Cả hai phương pháp này đều rủi ro cao, vì ngư lôi hiện đại có khả năng chống nhiễu radar tốt. Vì vậy, công nghệ do Nga đề xuất với việc sử dụng ngư lôi chống ngư lôi rất hứa hẹn”, chuyên gia Trung Quốc cho biết.
Các nhà phân tích của Sohu tin chắc rằng, việc triển khai hệ thống Paket sẽ làm tăng khả năng sống sót của tàu mặt nước Nga và cũng tạo ra một vấn đề lớn cho các đối thủ tiềm năng. Đặc biệt, đối với Hoa Kỳ, ngư lôi của họ sẽ vô cùng khó khăn để đạt được mục tiêu trong cuộc đối đầu với Nga.
Nguyễn Giang
Theo Datviet
Trung Quốc tự tin J-20 mạnh hơn Su-57 và F-35
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, tiêm kích thề hệ thứ năm J-20 mạnh hơn tiêm kích Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ.
Máy bay tiêm kích J-20 thế hệ thứ năm của Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra trên các hòn đảo tranh chấp với các quốc gia khác.
Máy bay tiêm kích thể hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
Vài ngày trước bốn máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã tuần tra trên vùng biển phía đông nam Trung Quốc.
Tiêm kích J-20 là loại máy bay 1 chỗ ngồi với 2 động cơ. Thân máy bay vừa dài vừa rộng để chứa vũ khí (bao gồm 2 hệ thống tên lửa tầm ngắn, 1 hệ thống tên lửa không đối không tầm xa và súng không đối đất). J-20 có tầm bay xa hơn, chứa được nhiều nhiên liệu cũng như vũ khí hơn.
Các chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng, trong quá trình vận hành máy bay thuộc lô đầu tiên, những thiếu sót sẽ xuất hiện và sẽ được loại bỏ trong các phiên bản tiếp theo của chúng.
Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã xuất hiện thông tin cho rằng, tiêm kích J-20 về các thông số cơ bản vượt trội so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
"Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", chuyên gia cho biết.
Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra, tiêm kích J-20 đã nhận được một trong những biến thể của tên lửa PL-21 lớp "không đối không", tên lửa do Trung Quốc sản xuất này vượt trội hơn đáng kể so với P-73 và AIM-120 AMRAAM. Nhờ những tên lửa này sức mạnh của J-20 đã tăng lên đáng kể.
Hạn chế duy nhất của tiêm kích J-20 là vấn đề động cơ của chúng. Hiện nay các máy bay này được trang bị động cơ AL-31F do Nga sản xuất, loại động cơ được chế tạo cho tiêm kích dòng Su-27. Việc sử dụng động cơ AL-31F khiến J-20 không thể đạt hiệu suất và tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Động cơ WS-15, WS-10B được xem là trái tim của chương trình tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng vẫn chưa hoàn thiện và Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Nga.
Nguồn tin cho biết rằng, từ năm 2020 các nhà máy sản xuất máy bay sẽ sản xuất khoảng 150 chiếc cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc đã tin rằng, tiêm kích J-20 sẽ thay đổi lịch sử của lực lượng không quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm cân bằng cán cân quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh. Máy bay này là một cột mốc quan trọng phản ánh nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc phát triển những công nghệ quân sự tiên tiến hơn.
Theo Datviet
Malaysia đang mặc cả gì với Trung Quốc? Malaysia đang mặc cả với Trung Quốc về chi phí xây dựng tuyến đường sắt Đông-Tây, có thể khiến Kuala Lumpur ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh. Malaysia dọa hủy hàng loạt dự án Trung Quốc với lí do thiếu tiền "Ngoại giao đường sắt" chỉ là một khía cạnh, chứ không phải là yếu tố quyết định trong sự phát triển...