Trung Quốc sốc vì kế hoạch điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO
Quan chức y tế Trung Quốc “bị sốc” khi WHO đề xuất đưa phòng thí nghiệm Vũ Hán vào cuộc điều tra giai đoạn hai về nguồn gốc Covid-19.
“Nếu một số quốc gia tin rằng cần điều tra thêm về nguồn gốc Covid-19, cuộc điều tra phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm chưa được kiểm tra”, Tăng Ích Tân, phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Theo ông Tăng, Trung Quốc đã đệ trình lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) những khuyến nghị về cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai, nhấn mạnh cuộc điều tra phải được tiến hành ở nhiều nơi trên khắp thế giới. WHO hôm 16/7 công bố đề xuất nghiên cứu giai đoạn hai về nguồn gốc virus, trong đó có việc điều tra mọi phòng thí nghiệm và chợ ở Vũ Hán.
Phó chủ nhiệm NHC nói ông bị sốc khi đọc kế hoạch của WHO. “Đề xuất của WHO về thúc đẩy một cuộc điều tra nguồn gốc virus nữa ở Trung Quốc, ám chỉ một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, cho thấy sự ngạo mạn đối với khoa học và sự thiếu tôn trọng lẽ thường”, ông Tăng nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Tăng Ích Tân tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Global Times .
Tăng Ích Tân cũng cho rằng giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán là “tin đồn phi lý”, nói rằng phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán không có virus nào có thể lây nhiễm trực tiếp cho con người.
“Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ vấn đề này và không chấp nhận kế hoạch của WHO”, ông Tăng cho hay.
Video đang HOT
Sau chuyến làm việc tại thành phố Vũ Hán đầu năm nay, nhóm điều tra do WHO dẫn đầu khẳng định “cực kỳ khó xảy ra” khả năng nCoV lọt ra ngoài sau sự cố phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, Mỹ cùng các đồng minh và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nghi ngờ kết luận này.
“Có sự vội vã khi đưa ra kết luận, đặc biệt việc giảm nhẹ các khả năng, như thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm”, Tedros nói tuần trước. “Bản thân là một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, một nhà nghiên cứu miễn dịch và đã làm việc trong phòng thí nghiệm, tôi biết các tai nạn phòng thí nghiệm từng xảy ra. Việc kiểm tra những gì đã xảy ra, đặc biệt trong phòng thí nghiệm, là điều quan trọng”.
Trung Quốc kiên quyết phản đối điều tra khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm, nói rằng kế hoạch do WHO đề xuất đi ngược quan điểm của Trung Quốc và nhiều quốc gia thành viên. Nước này cũng cho rằng cuộc điều tra nên tập trung truy tìm nguồn gốc động vật và sự lây truyền nCoV từ động vật sang người.
Một số nước, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng báo cáo cuộc điều tra hồi đầu năm do WHO dẫn đầu tại thành phố Vũ Hán còn nhiều sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Trung Quốc nhiều lần khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19.
Trung Quốc cũng nói rằng 5 triệu người nước này đã ký thư yêu cầu WHO điều tra Viện Nghiên cứu các Bệnh truyền nhiễm của quân đội Mỹ (USAMRIID) tại Fort Detrick, bang Maryland để điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Động lực thúc đẩy Anh điều chiến hạm trực chiến ở châu Á
Việc điều hai chiến hạm thường trực ở châu Á sẽ giúp Anh muốn mở rộng ảnh hưởng và san sẻ gánh nặng "đối phó Trung Quốc" với Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 20/7 cho biết nước này sẽ điều hai chiến hạm tới trực chiến tại các vùng biển châu Á. Các chiến hạm Anh dự kiến hỗ trợ các hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng động thái trên của London có thể góp phần mở rộng ảnh hưởng của liên minh tình báo Ngũ Nhãn, gồm Anh, Australia, Canada, Mỹ và New Zealand.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt tại Bắc Kinh cho biết hai chiến hạm Anh trực chiến tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ không làm thay đổi đáng kể cán cân quân sự trong khu vực, song có thể khiến Trung Quốc đứng trước áp lực lớn từ dư luận quốc tế.
"Đây là động thái chính trị mạo hiểm của liên minh Ngũ Nhãn, vốn tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh này đang mở rộng hợp tác sang các hoạt động quân sự chung", Lý Kiệt cho biết.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth di chuyển trên vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Australia từng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Canada gần đây kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế nhân dịp kỷ niệm 5 năm PCA ra phán quyết.
"Anh là một trong 5 cường quốc thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do đó động thái này có nghĩa hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đang tham gia đối phó một Trung Quốc đang trỗi dậy và điều đó có thể cản trở ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên trường quốc tế", chuyên gia Lý nói thêm.
Bộ trưởng Wallace cho biết các chiến hạm Anh sẽ nhận lệnh trực chiến tại châu Á sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, dự kiến diễn ra tháng 9.
Trong hải trình của mình, nhóm tác chiến Queen Elizabeth sẽ đi qua Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Nhật Bản.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 21/7 cho biết nước này tôn trọng quyền tự do hàng hải của tất cả quốc gia trong vùng biển xung quanh theo luật pháp quốc tế.
"Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền của đất nước, cũng như hòa bình và ổn định của khu vực", ông Triệu nói.
Chiến hạm Anh và Mỹ diễn tập trên khu vực vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết năng lực tác chiến của tàu sân bay Queen Elizabeth "không tạo ra mối đe dọa trực tiếp trong khu vực với quân đội Trung Quốc".
Tuy nhiên, bất cứ hoạt động hải quân chung tiềm năng nào giữa các lực lượng Anh và Nhật Bản có thể giúp Mỹ san sẻ một phần gánh nặng cùng chi phí cho những nỗ lực lâu dài nhằm đối phó quân đội Trung Quốc.
"Lời hứa của Anh về việc triển khai hai chiến hạm thường trực cho thấy quân đội Mỹ đang đối mặt tình trạng thiếu binh sĩ và chiến hạm trong khu vực", Chu Thần Minh nói. "Hải quân Mỹ chỉ còn một nhóm tàu đổ bộ tiến công trong khu vực, trong khi nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan được điều tới Trung Đông để hỗ trợ hoạt động rút quân khỏi Afghanistan".
Cheung Mong, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Tự do Quốc tế thuộc Đại học Waseda ở Nhật Bản, nhận định cam kết triển khai tàu chiến cho thấy Anh muốn nhắc nhở các quốc gia châu Á rằng họ có thể tạo ra một số ảnh hưởng trong khu vực.
"Anh muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ do Nhật Bản đứng đầu. Việc điều chiến hạm tới châu Á sẽ gia tăng ảnh hưởng của Anh trong khu vực", Cheung nói.
Trung Quốc nguy cơ lũ chồng lũ Tỉnh Hà Nam phát cảnh báo đỏ với 4 thành phố lớn, dự báo lượng mưa cộng dồn vượt 100 mm, khi tỉnh này đang hứng chịu đợt lũ nghiêm trọng. Cơ quan khí tượng tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, hôm nay phát cảnh báo đỏ đối với 4 thành phố An Dương, Hạc Bích, Tân Hương, Tiêu Tác khi mưa...