Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật
Ngày 11/10 vừa qua, một biên đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã sang thăm hữu nghị New Zealand. Một số bức ảnh chụp các chiến hạm này đã gây chấn động dư luận Trung Quốc, vì nó hiển thị rõ nét một số loại an ten rất quan trọng trên tàu khu trục Trung Quốc là sản phẩm của Nhật.
Biên đội tàu chiến này bao gồm: Khu trục hạm Thanh Đảo, tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi và tàu bổ trợ tổng hợp Hồng Trạch Hồ. Biên đội tàu Trung Quốc đã có chuyến thăm hữu nghị cảng Oakland của New Zealand. Họ đã được đông đảo nhân dân địa phương, đặc biệt là Hoa Kiều tại đây chào đón nhiệt liệt.
Thanh Đảo là khu trục hạm tiên tiến của Trung Quốc thuộc Type 052, còn Lâm Nghi cũng là tàu hộ vệ thế hệ mới nhất, hiện đại nhất thuộc Type 054A của hải quân Trung Quốc, còn tàu bổ trợ tổng hợp Hồng Trạch Hồ là tàu hậu cần cỡ lớn, chuyên đảm nhận nhiệm vụ tiếp tế cho biên đội trong hải hành viễn dương.
Khu trục hạm Thanh Đảo và tàu hộ vệ Lâm Nghi tại cảng Oakland của New Zealand
Đặc biệt, khu trục hạm Thanh Đảo chính là chiến hạm đầu tiên của hải quân Trung Quốc hoàn thành chuyến hành trình vòng quanh thế giới vào năm 2002, đến thăm 10 nước thuộc 5 châu lục. Sau đó nó còn tham gia rất nhiều chuyến thăm viếng hữu nghị các quốc gia Mỹ, Australia, Canada…, nên được hải quân Trung Quốc xưng tụng là ngôi sao “ngoại giao chiến hạm”.
Trong chuyến thăm chiến hạm Trung Quốc đã “mở cửa” cho nhân dân địa phương lên tham quan, trong số đó có không ít các Hoa Kiều. Khi một số bức ảnh chụp khu trục hạm Thanh Đảo được tung lên mạng, cư dân mạng Trung Quốc đã chấn động, khi phát hiện chiến hạm hàng đầu này của Trung Quốc sử dụng một số loại thiết bị quan trọng là sản phẩm của Nhật.
Video đang HOT
Hệ thống anten GPS của Công ty KODEN và 3 bộ anten vệ tinh hải sự SAILOR của hãng Thrane&Thrane trên khu trục hạm Thanh Đảo đều là sản phẩm của Nhật
Bức ảnh chụp rõ nét cấu trúc thượng tầng của Thanh Đảo cho thấy, ngay phía trước là hệ thống anten GPS do Công ty KODEN của Nhật sản xuất, phía sau nó một chút là 3 bộ anten vệ tinh hải sự SAILOR do Hãng Thrane&Thrane cũng của Nhật Bản sản xuất. Như vậy, các thiết bị thông tin và định vị vệ tinh rất quan trọng của chiến hạm này đều là sản phẩm của Nhật.
Đầu tháng này, người Trung Quốc cũng tá hỏa khi phát hiện thiết bị của Hệ thống phòng không HQ-9 cũng sử dụng các thiết bị điện tử Nhật Bản. Những tài liệu lan truyền trên mạng cho thấy tên lửa HQ-9 của Trung Quốc hiện đang sử dụng công tắc hành trình AZ8112 của hãng Panasonic, trong khi đó các tàu ngầm hiện nay còn hoạt động của Trung Quốc đại đa số lắp đặt radar dẫn đường của một công ty Nhật Bản khác.
Công tắc hành trình AZ8112 của hãng Panasonic trên Hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc
Trong 20 năm gần đây, Trung Quốc với sự phát triển thần tốc đã có những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp nặng, nhưng những sản phẩm cao cấp như chip bán dẫn, linh kiện điện tử, chất liệu gia công ứng dụng v.v.. vẫn thua kém rất nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Hiện nay, những sản phẩm trên của Trung Quốc hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến mối lo ngại về những khó khăn có thể gặp phải trong tương lai, khi đối tác cấm xuất khẩu các loại sản phẩm này, trong đó đặc biệt là Nhật Bản, khi căng thẳng giữa hai nước đang dâng cao.
Nguy hiểm nhất là các vấn đề bảo mật và an ninh tiềm tàng trong các sản phẩm sử dụng linh kiện nhập ngoại. Các chuyên gia quân sự cho rằng khi các hệ thống vũ khí Trung Quốc phải nhập khẩu, qua các tham số của thiết bị, nước ngoài rất dễ phán đoán được tính năng của trang bị, vũ khí Trung Quốc từ đó chuẩn bị sẵn phương án đối phó, các thiết bị thông tin, định vị có thể bị chặn thu trộm số liệu hoặc bị đánh sập một cách dễ dàng.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô/Thời báo Hoàn Cầu
Triều Tiên chế tên lửa "không thể đánh chặn"
Hàn Quốc đang rất lo lắng trước thông tin Triều Tiên đang chế tạo một loại tên lửa chống tàu mới không thể bị đánh chặn bằng các vũ khí hiện có.
Các quan chức quân đội Hàn Quốc đang rất lo lắng trước thông tin tình báo cho biết Triều Tiên đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo đất đối hải mới có tầm bắn 300 km và không thể bị ngăn chặn bằng các loại vũ khí hiện nay.
Một nguồn tin quân sự của Hàn Quốc cho biết: "Triều Tiên đang phát triển một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất KN-02 có tầm bắn từ 200-300 km."
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Hiện quân đội Triều Tiên đang sở hữu các loại tên lửa hành trình chống tàu như KN-01 có tầm bắn 160 km và tên lửa Silkworm có tầm bắn 100 km. Tuy nhiên tên lửa đạn đạo nguy hiểm hơn nhiều so với tên lửa hành trình vì chúng có tốc độ nhanh hơn.
Đối với các loại tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Triều Tiên, Hàn Quốc có thể sử dụng tên lửa hải đối không SM-2 hoặc hệ thống phòng không tầm ngắn của tàu chiến Aegis để đánh chặn. Tuy nhiên những hệ thống vũ khí này của hải quân Hàn Quốc không thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo vì tốc độ tối đa của chúng gấp 4 đến 5 lần vận tốc âm thanh.
Tên lửa đạn đạo DF-21D hay còn gọi là "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc có tầm bắn 1.500 km đang được coi là mối đe dọa lớn đối với hải quân Mỹ. Nếu Triều Tiên thành công trong việc chế tạo loại tên lửa này thì đây sẽ là nguy cơ cực lớn đối với tàu chiến Hàn Quốc và hạm đội tàu sân bay Mỹ hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn trong chiến tranh.
Các quan chức quân sự Hàn Quốc cũng đã liên hệ thông tin tình báo này với tuyên bố của Iran vào năm 2011 rằng họ đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa đạn đạo chống tàu mới có tầm bắn 300 km. Nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết: "Có nhiều khả năng Tehran sẽ hỗ trợ dự án chế tạo tên lửa mới này của Triều Tiên."
Theo Chosun
Hàn Quốc rầm rộ khoe máy bay, tên lửa Khoảng 11.000 binh sĩ cùng hàng trăm hệ thống vũ khí và tên lửa hiện đại tham gia vào cuộc duyệt binh lớn nhất trong một thập kỷ của Hàn Quốc. Cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng vũ trang Hàn Quốc ngày 1/10 có sự góp mặt của 11.000 binh sĩ, 190 hệ thống vũ khí và...