Trung Quốc soạn thảo kế hoạch 5 năm mới
Kế hoạch 5 năm tiếp theo đang được Trung Quốc xây dựng với mục tiêu tăng tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc sẽ đặt ra mục tiêu chính trị và kinh tế cho giai đoạn 2021-2025, phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang ở thế đối đầu căng thẳng về nhiều vấn đề, cũng như xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu đang tham gia chuẩn bị kế hoạch trên.
Phiên bản hoàn chỉnh của kế hoạch này chỉ được công bố vào tháng 3/2021, nhưng các phân tích sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự chủ trong phát triển bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ và nguồn xuất khẩu từ Mỹ.
Ông Tập đi qua các đại biểu trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh vẫn sẽ duy trì khuôn khổ chính sách “mở cửa và tái cơ cấu” nhằm duy trì vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với các nước châu Á và châu Âu, đồng thời giảm thiểu tác hại của “nguy cơ tách rời” ngày càng lớn với Washington.
Ý tưởng này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ trong cuộc họp Bộ Chính trị, theo đó Bắc Kinh sẽ áp dụng mô hình phát triển mới “bao gồm cả hệ thống kinh tế nội địa quy mô lớn và mạng lưới kinh tế quốc tế”, thay vì dựa hoàn toàn vào thị trường nước ngoài.
Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường nước ngoài, nhưng sẽ chuyển dịch ngành sản xuất nội địa để đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. Điều này được củng cố bởi bản thảo “Hướng về phía Tây” vừa được công bố, trong đó hứa hẹn khoản đầu tư vào những dự án công nghiệp ở các tỉnh miền trung và miền tây, nhằm giảm bớt thiệt hại mà những tỉnh phía đông Trung Quốc hứng chịu do Covid-19.
Công nghệ cũng là một trong những lĩnh vực then chốt được kỳ vọng sẽ có đột phá trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc. Việc Washington nhắm vào tập đoàn Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh khiến nước này tìm mọi cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập.
Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay đều ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng ra những mục tiêu bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Nó là nền tảng cho hàng trăm kế hoạch 5 năm cấp tỉnh, thành phố và ngành công nghiệp, bảo đảm sự đồng nhất về phát triển trên khắp cả nước.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đặt ra 25 mục tiêu tăng trưởng, trong đó 13 mục tiêu buộc phải hoàn thành như giảm đói nghèo và bảo đảm diện tích canh tác tối thiểu.
Đánh giá giữa kỳ vào năm 2018 cho thấy 4 mục tiêu bị chậm so với kế hoạch, trong đó có ngân sách phát triển và nghiên cứu công nghệ, cũng như chất lượng nước.
Đại dịch Covid-19 cũng đe dọa mục tiêu quan trọng nhất là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020, khiến nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% trong quý 1/2020 và chấm dứt mọi hy vọng đạt mức tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu là 6,5% trong năm nay.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ
Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng.
Video đang HOT
Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua)
Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, cần phải thiết lập hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Cùng với đó, tư tưởng độc lập của Đài Loan phải bị kiên quyết phản đối.
Trong cuộc họp, Quốc hội Trung Quốc cũng thảo luận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
Chi tiêu quốc phòng
Quân đội Trung Quốc sẽ được phân bổ ngân sách 1.268 tỷ nhân dân tệ (khoảng 178,16 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 6,6% so với năm ngoái, bất chấp tăng trưởng kinh tế quý đầu năm nay sụt giảm.
Theo Reuters, đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng thấp nhất trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết nước này luôn giữ mức chi tiêu quân sự dưới 2% tổng GDP. Tuy nhiên, số liệu nói trên của Bắc Kinh thường bị cáo buộc là thiếu minh bạch.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính, chi tiêu thực tế cho quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc là 261 tỷ USD, thay vì 178 tỷ USD như thông báo.
Trung Quốc vẫn quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, bất chấp suy giảm kinh tế do dịch bệnh (ảnh: SCMP)
Không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích, nguyên nhân của quyết định này là do kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn xuất phát từ đại dịch và tình hình quốc tế.
Siết chặt hệ thống pháp luật Hồng Kông
Trong báo cáo công việc của chính phủ, Thủ tướng Lý cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ hướng tới thực hiện "Một quốc gia, hai chế độ" và nguyên tắc "Người Hồng Kông làm chủ Hồng Kông".
Theo ông Lý, Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống pháp lý và cơ chế mới để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông trong năm nay.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, Bắc Kinh coi việc xây dựng hệ thống pháp lý mới tại Hồng Kông là "vấn đề quốc gia" thay vì chỉ là vấn đề nội bộ của Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm mạnh sau thông tin nói trên. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ có "phản ứng mạnh mẽ" nếu Bắc Kinh áp dụng luật mới về an ninh Hồng Kông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp (ảnh: Xinhua)
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện
Thủ tướng Lý tuyên bố thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của nước này với Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện.
"Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ", ông Lý Khắc Cường phát biểu và nói thêm rằng, Trung Quốc cam kết sẽ trở thành một hệ thống thương mại đa phương.
Theo thỏa thuận giai đoạn một đã ký, Trung Quốc đã cam kết sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa chấm dứt thỏa thuận nói trên nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết. Giới quan sát bày tỏ hoài nghi về khả năng thực hiện đúng cam kết của Trung Quốc do kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh.
Đầu tư nước ngoài
Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra một danh sách về các lĩnh vực mà người nước ngoài sẽ không được phép tham gia đầu tư. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ vẫn đảm bảo một thị trường "bình đẳng và cạnh tranh công bằng".
Kiên quyết phản đối tư tưởng độc lập của Đài Loan
Thủ tướng Lý cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối tư tưởng tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Trung Quốc trong năm nay sẽ đẩy mạnh "mối quan hệ sâu rộng với Đài Loan để hướng tới mục tiêu thống nhất bằng hòa bình".
Trước đó, trong buổi lễ nhậm chức, lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn - tuyên bố không chấp nhận chính sách "Một quốc gia hai chế độ" và muốn đàm phán ở vị thế ngang hàng với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn phải đối mặt với mối nguy từ Covid-19
Thủ tướng Lý cho rằng, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa đi đến hồi kết và Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, song song với phục hồi kinh tế.
Theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc đã luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho người dân kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái.
Vấn đề Đài Loan, Hồng Kông luôn khiến Trung Quốc "đau đầu" (ảnh: Reuters)
Biện pháp giảm tình trạng thất nghiệp
Ông Lý nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tăng hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người dân và 8,74 triệu sinh viên mới tốt nghiệp trong năm nay. Tình trạng thất nghiệp đang tăng vọt tại Trung Quốc với hàng chục triệu người không có việc làm.
Tháng 4 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng 6% so với với cùng kỳ năm ngoái
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Trung Quốc khẳng định sẽ tập trung vào chất lượng của những công trình đang được xây dựng tại các nước vay vốn từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Trung Quốc không nhắc gì đến đề xuất xóa nợ, giảm nợ hay tái cơ cấu các khoản nợ của các quốc gia châu Phi, Pakistan và Sri Lanka.
Nhiều nước phương tây đã chỉ trích chính sách cho vay của Trung Quốc tại các nước nghèo là "ngoại giao bẫy nợ". Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhiều nước vay tiền của Trung Quốc đã đề nghị được xóa nợ, giảm nợ, đẩy Bắc Kinh vào thế khó.
Phản ứng của Mỹ khi Trung Quốc thúc đẩy luật an ninh Hong Kong Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ "phản ứng mạnh mẽ" với Trung Quốc nếu nước này thúc đẩy kế hoạch áp đặt một đạo luật mới về an ninh Hong Kong. Trong chuyến thăm một nhà máy ở Detroit, Michigan, ông Trump đã phát biểu với báo giới rằng hiện tại "vẫn chưa ai biết" về nội dung chi tiết trong kế...