Trung Quốc soán ngôi số một của Hàn Quốc trong ngành đóng tàu
Số liệu do hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Clarkson Research Service công bố ngày 11/5 cho thấy ngành đóng tàu Hàn Quốc đã mất vị trí số một trước đối thủ Trung Quốc về số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 4 vừa qua, 9 tháng sau khi giành được vị trí hàng đầu này kể từ tháng 7/2020.
Một tàu chở hàng container đang được đóng mới tại xưởng đóng tàu của Daewoo DSME ở Okpo, cách thành phố Busan khoảng 60 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Clarkson Research Service, các hãng đóng tàu Hàn Quốc đã nhận được các đơn đặt hàng mới tổng cộng 34 tàu, tương đương 1,19 triệu tấn tổng hợp bù (CGT – đơn vị đo trong lĩnh vực hàng hải), trong khi các hãng đóng tàu Trung Quốc nhận được các đơn đặt hàng với tổng cộng 53 tàu, tức 1,64 triệu CGT. Tính trên toàn cầu, tổng cộng 98 tàu với 3,05 triệu CGT được đặt hàng vào tháng trước, trong đó các hãng đóng tàu của Trung Quốc chiếm 54% và các hãng của Hàn Quốc chiếm 39%.
Trong giai đoạn 4 tháng đầu năm nay, các công ty đóng tàu Trung Quốc đã hoàn thành các đơn hàng tổng cộng 248 tàu, tương đương 7,05 triệu CGT, còn Hàn Quốc là 35 tàu, tức 6,82 triệu CGT. Trong khi đó, tổng đơn đặt hàng của các hãng đóng tàu trên toàn cầu tăng gấp đôi lên 15,43 triệu CGT, tăng gấp 3 lần so với của năm 2016 khi ngành đóng tàu thế giới hứng chịu cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất.
Hàn Quốc: Số đơn đặt hàng đóng tàu bật tăng mạnh trong quý 1
Số đơn đặt hàng mới của các công ty đóng tàu Hàn Quốc trong quý 1/2021 chiếm 52% tổng số đơn đặt hàng của ngành đóng tàu toàn cầu, tăng so với tỷ lệ 10% của năm 2020.
Video đang HOT
Tàu chở container siêu lớn trọng tải 14.800 TEU chạy bằng nhiên liệu khí đốt hóa lỏng (LNG) do Hyundai Samho chế tạo. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo dữ liệu do nhà nghiên cứu thị trường toàn cầu Clarkson Research Service công bố ngày 3/4, trong quý 1/2021, các nhà đóng tàu Hàn Quốc đã nhận được số đơn đặt hàng đóng tàu cao gấp 10 lần so với số đơn hàng của cả năm 2020, khi ngành công nghiệp đóng tàu đang phục hồi sau những tác động của dịch COVID-19.
Trong quý 1/2021, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã giành được các đơn đặt hàng đóng tàu mới tổng cộng 126 chiếc, tương đương 5,32 triệu tấn tổng hợp bù (CGT), gấp gần 10 lần so với lượng đơn đặt hàng tương ứng 550.000 CGT mà các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc nhận được trong cả năm 2020.
Số đơn đặt hàng mới của các công ty đóng tàu Hàn Quốc trong quý 1/2021 chiếm 52% tổng số đơn đặt hàng của ngành đóng tàu toàn cầu, tăng so với tỷ lệ 10% của năm 2020.
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã có được những hợp đồng lớn trong quý đầu tiên sau đợt khan hiếm đơn đặt hàng hồi năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19.
Ba công ty đóng tàu lớn của nước này đã giành được tổng số đơn đặt hàng mới trị giá 14.000 tỷ won (khoảng 12 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Ba vừa qua.
Cụ thể, Korea Shipbuilding & Offshore Engineering Co. (KSOE), sở hữu Hyundai Heavy Industries và hai công ty đóng tàu khác, đã nhận được các đơn hàng đóng 68 tàu trong quý 1 năm nay, trị giá 5,5 tỷ USD.
Như vậy, công ty này đã đạt 37% mục tiêu về lượng đơn đặt hàng hàng năm là 14,9 tỷ USD.
Samsung Heavy Industries Co. đã có số đơn đặt hàng trị giá 5,1 tỷ USD trong ba tháng đầu năm nay và giá trị các đơn đặt hàng mới do Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. giành được trong cùng kỳ lên tới 1,79 tỷ USD.
Các nhà đóng tàu Hàn Quốc đã nhận đơn đặt hàng cho nhiều loại tàu khác nhau kể từ đầu năm nay, bao gồm tàu chở container, tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tàu thân thiện với môi trường.
Không chỉ ngành đóng tàu chứng kiến sự phục hồi, khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cho thấy tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Hàn Quốc cũng đã có sự cải thiện mạnh mẽ, đạt mức cao nhất trong 6 năm, nhờ hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến sau đại dịch COVID-19.
Khảo sát của KCCI, được thực hiện với khoảng 2.200 công ty sản xuất, cho hay chỉ số tâm lý kinh doanh (BSI) của các nhà sản xuất Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2021 ở mức 99 điểm, tăng 24 điểm so với quý trước đó và là mức cao nhất kể từ quý 3/2014.
Chỉ số BSI dưới 100 điểm có nghĩa là số doanh nghiệp dự báo điều kiện kinh doanh sẽ xấu đi nhiều hơn số doanh nghiệp dự đoán tình hình sẽ cải thiện.
KCCI cho rằng sự gia tăng trong tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Hàn Quốc chủ yếu là nhờ kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu.
Triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc hiện ở mức 109 điểm trong quý 1/2021, tăng 27 điểm so với quý trước đó và dự báo nhu cầu trong nước cũng tăng 24 điểm, lên 97 điểm.
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang phục hồi nhờ xuất khẩu mạnh mẽ.
Kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2021 đã tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020 và sản lượng công nghiệp trong tháng 2/2021 đã tăng với nhịp độ nhanh nhất trong 8 tháng.
Thương mại điện tử đưa hàng hóa Việt Nam kết nối với thị trường thế giới Để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương...