Trung Quốc sợ Mỹ-Nhật-Phi bắt tay xây dựng “NATO châu Á”
Ngày 12-10 vừa qua, trang mạng Chinanews của Trung Quốc đã tổng hợp, phân tích các thông tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản, Philippines và đưa ra kết luận, hiện Mỹ-Nhật-Phi và một số nước khác xúc tiến xây dựng một NATO “phiên bản” châu Á.
Ngày 9-10 vừa qua, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tại Brunei, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, nước này đang đẩy nhanh tiến độ bàn giao các tàu tuần tiễu cho Philippines, nhanh chóng nâng cao khả năng tuần tiễu các vùng lãnh thổ trên biển Đông, theo đúng cam kết 2 nước đã đề ra trước đó.
Nhằm đúng vào mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, Thủ tướng Nhật đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vấn đề một số quốc gia đang ngày càng đi quá xa, trong vấn đề sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Ông hy vọng các nước sẽ tôn trọng luật pháp quốc tế để tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp.
Trong một bài báo nhan đề: “Xem xét tính khả thi của khối đồng minh Mỹ-Nhật-Phi”, tờ Sankei Shimbun cho biết, vào ngày 4-10, trên Website chính thức của Chính phủ Philippines đã có bài viết “Philippines, Mỹ và Nhật Bản hiện đã trở thành đồng minh thân thiết”. Ngoài ra, bài báo còn trích dẫn tuyên bố của Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 15-7 vừa qua cho rằng, hiện Philippines chỉ có 2 đồng minh thân thiết là Mỹ và Nhật Bản.
Ngày16-9 vừa qua, hai tàu đổ bộ USS Boxer (LHD 4) và USS New Orleans (LPD 18) của Mỹ tham gia diễn tập đổ bộ song phương Phiblex 2013 tại Đảo Luzon của Philippines
Trên thực tế, kể từ sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và 2 cánh tay đắc lực là Bộ trưởng ngoại giao Fumio Kisida, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Itsuinori Odonera đã tới tấp viếng thăm Philippines, nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác an ninh giữa 2 nước. Họ đã đưa ra các cam kết cung cấp các tàu tuần tiễu, giúp Philippines trong công tác đào tạo, huấn luyện quân đội, tăng cường các hoạt động diễn tập, huấn luyện chung trên biển Đông.
Video đang HOT
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ buộc phải rút quân khỏi căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic dẫn đến việc Trung Quốc gia tăng ảo tưởng “lấp vào chỗ trống” do Mỹ để lại. Tuy nhiên, theo đà leo thang căng thẳng trên biển Đông, khối đồng minh Mỹ-Phi đang có dấu hiệu sống lại. Tại Mỹ, một số học giả, chính khách và quan chức quân sự đang đặt vấn đề Mỹ – Phi nên ký lại “Hiệp ước an ninh” mới và tái khôi phục 2 căn cứ không quân, hải quân trên làm cứ điểm đồn trú cho quân đội Mỹ quay trở lại biển Đông.
Dễ dàng nhận thấy là trong các cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Phi trên biển Đông trong thời gian gần đây, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ chủ yếu được triển khai từ căn cứ hải quân đánh bộ Mỹ đóng ở Okinawa-Nhật Bản. Điều này cho thấy, trong sự sống dậy của khối đồng minh quân sự Mỹ-Phi, có sự giúp đỡ rất đắc lực của Nhật Bản.
Binh lính Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận trên biển Đông
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Nhật Bản đã từng tham gia các hoạt động tác chiến ở Philippines, hôm nay, 2 nước này lại chung tay bảo vệ người “đồng minh mới”. Đối với quan hệ ngoại giao của Nhật mà nói, trong tình hình này, mối quan hệ tay 3 Mỹ-Nhật-Phi sẽ mở ra một cục diện khu vực mới và chiến lược đối ngoại của Nhật Bản đã sẵn sàng cho một bước ngoặt lịch sử.
Chinanews lo lắng, từ khối đồng minh Mỹ-Nhật-Phi, sau này họ sẽ từng bước “cảm hóa” và kết nạp thêm một số thành viên mới như: Australia, Ấn Độ và một số quốc gia đông nam Á khác có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc. Ngay từ bây giờ, người ta đã có thể nhìn thấy một NATO “phiên bản” châu Á đang bắt đầu lộ diện hình hài.
Theo ANTD
Trung Quốc khoe tên lửa không đối không PL-13 đạt vận tốc Mach5
Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc ồ ạt xuất hiên những hình ảnh máy báy chiến đấu J-20 Trung Quốc mang theo 1 loại tên lửa mới. Đó chính là tên lửa không đối không thế hệ mới nhất của Trung Quốc là PL-13.
Về vấn đề này chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, đây là một loại tên lửa không đối không thế hệ mới nhất mà Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20. Nó có tính năng rất ưu việt, tầm bắn xa, tốc độ cao gấp đôi tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, có thể lên đến Mach4 - Mach5.
PL-13 có chiều dài 3m, đường kính thân 170mm, sải cánh 500mm, các số liệu này cho thấy PL-13 đã vượt qua các loại tên lửa chiến đấu hiện có trên thế giới, tiệm cận với tên lửa đánh chặn tầm trung Mica của Pháp. Về ngoại hình, PL-13 có nhiều nét giống với tên lửa R-27 và R-77 của Nga.
Mỹ đã từng tổ chức nhiều trận không chiến giữa các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 và phát hiện ra một đặc điểm là các trận không chiến giữa các máy bay tàng hình rất dễ biến tướng thành các cuộc không chiến tầm gần. Rất có khả năng Trung Quốc đã tiếp thu được những lí luận này và cho ra đời PL-13 để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tác chiến trên không trong tương lai.
Mô hình đồ họa J-20 phóng tên lửa không đối không PL-13
Nếu như PL-13 được sản xuất trong thời gian tới, có thể nó sẽ được sử dụng kết hợp với các máy bay dự cảnh tầm xa. Các máy bay cảnh báo sớm sẽ truyền dẫn các số liệu đo đạc tầm xa về mục tiêu đến các máy bay chiến đấu J-10 và J-11B mang theo tên lửa PL-13, chỉ dẫn các máy bay này tiêu diệt mục tiêu, giúp không quân Trung Quốc có được năng lực tấn công trên không tầm siêu xa.
Có phân tích cho rằng, tính năng của PL-13 không kém gì tên lửa Sidewinder của Mỹ. Các phương tiện truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự lo lắng trước sự xuất hiện của PL-13. Họ cho rằng nó sẽ giúp không quân Trung Quốc nâng cao rất nhiều khả năng không chiến, gây ra mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân và không quân của hải quân Mỹ.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, lên tiếng trước về PL-13 chính là các phương tiện truyền thông Mỹ. Trong tương lai, không rõ PL-13 có còn mang tên gọi này hay không, nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều là tầm bắn của nó rất xa, vượt trội hơn rất nhiều các loại tên lửa của Trung Quốc và thậm chí là trên thế giới hiện nay.
Hình ảnh thực tế nguyên mẫu J-20 số 2002 mang tên lửa PL-13
Chúng ta đều biết là các tên lửa không đối không, có loại tầm trung, có loại tầm gần. Nếu muốn nhanh chóng phát huy khả năng tấn công tầm xa, thì tầm bắn thường phải lên đến khoảng 200km mới đạt được tiêu chuẩn của tên lửa đối không tầm siêu xa. Vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ phóng của tên lửa.
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng thể hiện ở tính năng vận tốc, theo phân tích của một số phương tiện truyền thông là quan sát ngoại hình của PL-13 thấy nó được áp dụng thiết kế động cơ kiểu xung áp (Ramjet). Kiểu thiết kế động cơ này giúp các loại tên lửa có thể đạt vận tốc rất cao.
Các loại tên lửa không đối không thông thường hiện nay, ví dụ như PL-8 có thể đạt vận tốc tối đa là 2,5Mach, còn thiết kế động cơ xung áp kiểu PL-13 có thể đạt vận tốc tới Mach4-Mach5. Nếu thực sự loại tên lửa không đối không này có thể đạt được vận tốc ghê gớm như vậy, thì khi đã bị khóa, các mục tiêu không thể tránh được cú tấn công của PL-13.
Theo ANTD
Đắm thuyền tại Italia, gần 100 người thiệt mạng Lực lượng bảo vệ bờ biển của Italia cho biết ít nhất 94 người, trong đó có một phụ nữ mang thai và hai trẻ em, đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền bị lật úp và bốc cháy ở khu vực ngoài khơi đảo Lampedusa. Nhà chức trách địa phương nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển đã cứu sống được...