Trung Quốc siết ‘gọng kìm’ với các chương trình trực tuyến
Các chương trình trực tuyến phải xin giấy phép trước khi phát sóng tại Trung Quốc, chịu sự quản lý tương tự như ngành công nghiệp phim ảnh.
Cục Phát thanh – Truyền hình Trung Quốc (NRTA) yêu cầu tất cả chương trình và bộ phim trên mạng phải xin giấy phép phát sóng trước khi công chiếu cho khán giả. Điều này đồng nghĩa thị trường Internet nước này phải chịu sự quản lý tương tự ngành công nghiệp phim ảnh, vốn là đối tượng của chính sách kiểm duyệt nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
Theo Cục phó Li Jingsheng, mục tiêu của quy định là ngăn chặn các nền tảng Internet trở thành một nơi lưu hành nội dung không đạt chất lượng một cách bất quy tắc. Nhà sáng tạo nội dung do đó sẽ cảm thấy trách nhiệm xã hội và sứ mệnh quảng bá văn hóa Trung Quốc mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Yêu cầu giấy phép phản ánh ý định siết chặt dây cương đối với không gian mạng của Bắc Kinh, đồng thời chỉ đạo các công ty Internet phải loại bỏ tận gốc những nội dung không phù hợp với giá trị mà chính phủ đang theo đuổi.
Gần đây, Bắc Kinh đưa ra các quy định mới về nội dung trực tuyến như một phần trong nỗ lực tạo ra không gian mạng nội địa “trong sạch và lành mạnh”. Vào tháng 3, quy định mới hạn chế sử dụng thuật toán gợi ý trong ứng dụng.
Tại Trung Quốc, quyền quyết định phim hay chương trình nào được chiếu trên mạng nằm trong tay của các nhà chức trách đứng sau NRTA và các cơ quan ban ngành khác giám sát thị trường.
Những năm gần đây, Bắc Kinh không khoan nhượng với nội dung không phù hợp và gây hại. Chẳng hạn, trong chiến dịch “dọn dẹp” không gian mạng và “phát triển văn hóa Internet tích cực, lành mạnh”, nước này kêu gọi dẹp bỏ những thần tượng “ẻo lả”, không đáp ứng tiêu chuẩn truyền thống về sự nam tính. Nền tảng iQiyi đã phải tạm dừng chương trình thực tế tìm kiếm tài năng mà chưa có ngày trở lại.
Chế độ kiểm duyệt nghiêm khắc cũng áp dụng với phim và chương trình nhập khẩu. Đầu năm nay, các cảnh quay liên quan đến LGBTQ trong bộ phim truyền hình Friends đã bị cắt bỏ trên các dịch vụ stream video nổi tiếng như iQiyi, Tencent Video, Youku và Bilibili.
CEO Tim Cook bị chỉ trích 'đạo đức giả'
Một quan chức truyền thông hàng đầu của Mỹ cáo buộc Tim Cook 'đạo đức giả' khi nói Apple cam kết mạnh mẽ với nhân quyền nhưng lại kiểm duyệt ứng dụng tại Trung Quốc.
CEO Apple Tim Cook.
Trong lá thư gửi CEO Apple Tim Cook được công bố hôm 20/4, Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Brendan Carr chỉ trích việc Apple xóa các ứng dụng khỏi App Store tại Trung Quốc. Ông nhắc đến bài phát biểu gần đây của ông Cook, miêu tả quyền riêng tư là "nhân quyền cơ bản" và Apple cam kết "bảo vệ mọi người trước khu phức hợp công nghiệp dữ liệu dựng nên từ giám sát".
Thư viết rằng những bình luận của ông Cook trong bài phát biểu "nhấn chìm những hành động trong thực tế khốc liệt tại Trung Quốc".
Dường như sự giận dữ của ông Carr xuất phát từ việc Apple chặn một ứng dụng mà ông Carr cho là công cụ quan trọng để mọi người tiếp nhận thông tin không bị kiểm duyệt. "Tôi khuyến khích Apple đánh giá mối quan hệ tổng thể với Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động sản xuất rộng khắp tại đây để bảo đảm những quan hệ này phản ánh các giá trị toàn cầu của Apple".
Apple từng bị theo dõi sát sao vì các hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Tháng 5/2021, tờ The Information đưa tin 7 nhà cung ứng của "táo khuyết" tại đây có liên hệ với các chương trình cưỡng ép lao động. Tháng 11 cùng năm, ông Cook khẳng định Apple "có trách nhiệm" kinh doanh tại mọi nơi có thể, bao gồm cả Trung Quốc.
Trung Quốc siết chặt việc sử dụng thuật toán của Big Tech Người dùng ở Trung Quốc sẽ có quyền kiểm soát hoặc tắt cách họ bị theo dõi, nhắm mục tiêu. Theo Nikkei, các nhà quản lý Trung Quốc đang bóp nghẹt nền tảng mô hình kinh doanh của những gã khổng lồ internet trong nước bao gồm Alibaba, Tencent và ByteDance, bằng cách hạn chế việc sử dụng thuật toán để xác định...