Trung Quốc siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh của người thân cán bộ lãnh đạo
Ngày 19/6, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ban hành quy chế mới nhằm siết chặt quản lý các hoạt động kinh doanh của vợ chồng, con cái các quan chức lãnh đạo.
Văn bản vừa ban hành mang tên “Quy định về quản lý vợ chồng, con cái và vợ chồng của con cái cán bộ lãnh đạo kinh doanh điều hành doanh nghiệp”. Đây là động thái mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng.
Ảnh minh họa: KT
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của vợ chồng, con cái cán bộ lãnh đạo là “biện pháp quan trọng để quản trị Đảng, quản lý giám sát cán bộ chặt chẽ và toàn diện”.
Văn bản nêu rõ, đối tượng áp dụng của các quy định mới là cán bộ lãnh đạo cấp Cục Vụ trở lên và tương đương của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chịu sự quản lý bao gồm đầu tư mở doanh nghiệp, nắm giữ các vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào quỹ tư nhân, tham gia các dịch vụ môi giới, pháp lý có trả phí…
Văn bản cũng đưa ra yêu cầu về các ngành nghề bị cấm kinh doanh hoặc mở doanh nghiệp đối với vợ chồng, con cái cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngạch, lãnh đạo chức vụ càng cao yêu cầu càng khắt khe.
Video đang HOT
Theo quy định mới, hàng năm cán bộ lãnh đạo sẽ phải báo cáo trung thực tình hình kinh doanh, làm ăn của vợ chồng, con cái và các các đơn vị liên quan sẽ phải kiểm tra ngẫu nhiên và trọng điểm các báo cáo này. Nếu phát hiện vi phạm quy định, cán bộ lãnh đạo sẽ phải giải trình; vợ chồng, con cái phải rút khỏi các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp, hoặc cán bộ lãnh đạo phải rút khỏi vị trí đang nắm giữ, chấp nhận các điều chỉnh về chức vụ và sẽ bị kỷ luật tùy theo tình hình cụ thể.
Những quan chức báo cáo không trung thực, lợi dụng chức vụ quyền hạn mưu lợi cá nhân và cho người thân, người thân vi phạm các quy định về ngành nghề bị cấm hoặc rút lui giả sẽ “bị xử lý nghiêm theo quy định và pháp luật.”
Trước đó, ngày 17/6, phát biểu tại một buổi học tập về chống tham nhũng của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định chống tham nhũng là “cuộc đấu tranh chính trị lớn không thể để thua và quyết không được thua” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mặc dù nhấn mạnh đã đạt được những thành quả rõ rệt và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng kể từ sau Đại hội 18, song ông Tập Cận Bình vẫn mô tả đây là “cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, khó khăn, không có chỗ cho sự nhượng bộ và thỏa hiệp”. Ông yêu cầu các quan chức nước này can đảm đối mặt với các vấn đề một cách thẳng thắn và kiên định “hướng lưỡi dao vào trong”, kiên quết “cắt bỏ mọi khối u” và loại bỏ mọi chất độc hại.
Ông yêu cầu phải nhận thức sâu sắc hơn về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch và đấu tranh phòng chống tham nhũng trong tình hình mới, nâng cao năng lực và trình độ phối hợp thúc đẩy việc không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng, để “giành chiến thắng toàn tiện trong cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go và kéo dài”.
Số liệu thống kê cho thấy, những năm gần đây, số quan tham chủ động ra đầu thú ở Trung Quốc ngày càng tăng, nếu như năm 2019 chỉ có 10.357 người, thì các năm 2020, 2021 đã tăng lên 16.000 người và 38.000 người./.
Đồng bảng Anh trượt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020
Đồng bảng Anh giảm xuống mức yếu nhất kể từ cuối năm 2020 sau khi doanh số bán lẻ của Anh giảm mạnh và hoạt động kinh doanh chậm lại đã làm nổi bật mức độ khủng hoảng chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng.
Đồng 10 và 20 bảng Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết, khối lượng bán lẻ đã giảm 1,4% trong tháng 3, tồi tệ hơn mức dự báo giảm 0,3% trong một cuộc thăm dò của Reuters và là lần giảm thứ hai liên tiếp hàng tháng.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng nhanh của tháng này, do S&P Global tổng hợp, cũng cho thấy giá năng lượng và thực phẩm tăng nhanh chóng làm giảm hoạt động trong nền kinh tế. Chỉ số này đã giảm từ 60,9 trong tháng 3 xuống 57,6 - mức thấp nhất kể từ tháng 1 và thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế.
Các số liệu về bán lẻ và PMI (Chỉ số quản lý thu mua) được đưa ra trong ngày 22/4 đã khiến nhiều nhà kinh tế dự báo rằng, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất ít mạnh mẽ hơn, khiến đồng bảng Anh giảm 1% so với USD xuống mức 1,289 USD/1 bảng Anh.
Nhà kinh tế học tại công ty tư vấn RSM Thomas Pugh cho biết, dữ liệu bán lẻ là dấu hiệu chính thức đầu tiên cho thấy mức độ lạm phát cao đối với chi tiêu của người tiêu dùng và nền kinh tế. Ông cảnh báo về "điều tồi tệ hơn sẽ xảy đến" trong vài tháng tới, với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể sẽ xấu đi trong tháng Tư, do sự tăng vọt của hóa đơn năng lượng và thuế.
Đối với đồng bảng Anh, "điều này giống như một vụ vỡ đập", nhà phân tích kinh tế Kit Juckes tại Société Générale cho biết về các số liệu bán lẻ. Ông đồng thời nói thêm rằng, mức tăng lãi suất 1,5 điểm phần trăm mà thị trường dự đoán cho năm nay trông không thực tế; với đồng bảng Anh đã giảm xuống dưới 1,30 USD, mục tiêu có khả năng tiếp theo là 1,25 USD.
James Smith, nhà kinh tế tại ING cho biết: "Bất chấp những bất ngờ về lạm phát tăng liên tục, chúng tôi nghĩ rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất so với kỳ vọng của thị trường. Ngày càng khó thấy cách chi tiêu của người tiêu dùng ở Anh tránh được sự suy thoái trong những tháng tới".
Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy, doanh số bán hàng trực tuyến bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng do mức chi tiêu tùy ý thấp hơn. Con số này đã giảm 7,9% trong tháng 3 so với tháng trước, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2001. Mức giảm này theo sau một đợt giảm đáng kể vào tháng 2 vừa qua.
Doanh số bán nhiên liệu cũng giảm 3,8%, với bằng chứng cho thấy một số người đã giảm các hành trình không thiết yếu sau khi giá xăng tăng cao kỷ lục.
Theo dữ liệu độc lập do công ty nghiên cứu GfK công bố vào ngày 22/4 cho thấy, trong tháng 4, niềm tin của người tiêu dùng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại kể từ khi kỷ lục bắt đầu vào năm 1974, phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Dữ liệu "chắc chắn đã dập tắt mọi cơ hội còn lại rằng Ủy ban Chính sách Tiền tệ có thể tăng lãi suất ngân hàng thêm nửa điểm phần trăm vào tháng tới, mặc dù một mức tăng 1/4 điểm có vẻ vẫn có khả năng xảy ra", Samuel Tombs, nhà kinh tế tại Pantheon Macroeconomics, nói thêm.
Số liệu PMI cũng sẽ làm gia tăng tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Ngân hàng Trung ương Anh, khi Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey, cho biết hôm 21/4 rằng, họ đang đi đúng ranh giới giữa việc điều tiết lạm phát và biến suy thoái thành suy thoái.
Chi phí linh kiện do các công ty sản xuất mua tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong lịch sử 30 năm trogn các cuộc khảo sát PMI.
Khoảng 84% các công ty sản xuất được khảo sát cho biết chi phí tăng so với ba tháng trước, với 66% các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ cũng báo hiệu chi phí hoạt động tăng.
Nhưng vấn đề lớn nhất được lưu ý là, động lực kinh doanh bị sụt giảm do nhu cầu tiêu dùng chậm hơn và thu nhập của khách hàng bị giảm. Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng kinh doanh tại S&P Global cho biết thêm: "Các đơn đặt hàng mà các nhà sản xuất nhận được gần như bị đình trệ, do xuất khẩu ngày càng mất đi và tăng trưởng nhu cầu dịch vụ giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ngừng hoạt động vào đầu năm 2021".
Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cũng cho thấy rằng, người mua sắm giảm mức chi tiêu hàng hóa không thiết yếu xuống 0,2%, nhưng với lạm phát gia tăng, khối lượng hàng hóa có thể mua giảm đáng kể trong thời gian tới.
Intel ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga Công ty sản xuất chip hàng đầu của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 cho biết đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva theo sau một loạt công ty khác sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trụ sở Intel tại Santa Clara, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Tháng...