Trung Quốc siết chặt kiểm tra thủy sản đông lạnh nhập khẩu
Trung Quốc đang đề nghị kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống COVID-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc.
Dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Do vậy, một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Bộ NN&PTNT cho biết cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đang đề nghị bổ sung nội dung chứng nhận áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống COVID-19 cũng như kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống COVID-19 của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc.
Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam nhiễm bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra thủy sản đông lạnh nhập khẩu. Ảnh minh họa: PLO
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT vừa tiếp tục có công văn gửi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO-WHO.
Video đang HOT
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bằng chứng về kết quả thực hiện và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan thẩm quyền Trung Quốc trong trường hợp được đề nghị kiểm tra trực tuyến.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động liên hệ với khách hàng, nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 tại doanh nghiệp, kể cả kết quả thẩm tra lấy mẫu xác xuất xét nghiệm COVID-19 khi xuất khẩu khi được yêu cầu.
“Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các tỉnh, thành phố cung cấp xác nhận tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và hiệu quả các biện pháp phòng, chống COVID-19 mà doanh nghiệp đã triển khai” – Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Cùng với các hoạt động trên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Đối với các chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm, các doanh nghiệp cần thu thập thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm tại các vùng thu hoạch ở địa phương và có biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tăng cường phổ biến, quán triệu tới tất cả doanh nghiệp hội viên thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát, phòng chống COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc trong tình hình mới.
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thủy sản của Indonesia
Tin từ Vasep cho biết, Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu thủy sản đông lạnh của Indonesia sau khi phát hiện virus corona trong các mẫu sản phẩm.
Theo quy định của Hải quan Trung Quốc, các nhà cung cấp thực phẩm đông lạnh có mẫu sản phẩm dương tính với dịch COVID-19 sẽ bị đình chỉ hoạt động trong vòng 1 tuần. Đây là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đông lạnh từ Indonesia bị nhà chức trách Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu sau khi các mẫu sản phẩm được phát hiện dương tính với dịch COVID-19.
Ngăn chặn loại virus nguy hiểm trên thủy sản từ Trung Quốc
Bộ NN&PTNT đề nghị các lực lượng chức năng, các tỉnh biên giới tăng kiểm soát tình trạng nhập lậu tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn thủy sản... từ Trung Quốc, nhằm ngăn chặn loại virus cực nguy hiểm trên thủy sản.
Bộ NN&PTNT đề nghị các lực lượng chức năng ngăn chặn tình trạng nhập lậu các loài tôm giống, tôm thương phẩm từ Trung Quốc, vì nguy cơ mang loại virus DIV1 trên tôm vào Việt Nam.
Ngày 20/5, Bộ NN&PTNT cho biết, theo mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á-Thái Bình Dương (NACA), loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.
Tiếp đó, đến tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.
Theo Bộ NN&PTTN, hiện đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1 gồm: tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt), tôm càng sông (hay tôm chà) và tôm gai.
Loài cua Cà ra và cua bờ sọc (cua bờ) cũng được ghi nhận bị nhiễm virus qua thực nghiệm nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với virus.
Tôm sú hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với vi
Thủ tướng Canada: Thế giới sẽ thay đổi kể cả khi đại dịch chấm dứt Theo Thủ tướng Trudeau thế giới sẽ thay đổi ngay cả khi tìm ra vaccine và đại dịch Covid-19 chấm dứt. Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 14/05 nhấn mạnh người dân Canada cần chấp nhận sự thật rằng thế giới sẽ thay đổi ngay cả khi tìm được vaccine và đại dịch Covid-19 chấm dứt. Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Bloomberg....