Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu than chì vì lý do an ninh quốc gia
Hôm 20.10, Trung Quốc tuyên bố quyết định cấm xuất khẩu một số dạng than chì cụ thể, vốn là vật liệu then chốt trong khâu sản xuất pin điện thoại di động và pin cho ô tô điện với lý do an ninh quốc gia.
Một số loại than chì là nguyên liệu cần thiết để sản xuất pin ô tô điện. Ảnh REUTERS
Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố quy định mới, theo đó các nhà xuất khẩu phải đăng ký giấy phép bán hai dạng than chì cụ thể cho khách hàng nước ngoài, theo Reuters hôm 20.10.
“Dựa trên nhu cầu giữ vững an ninh quốc gia và lợi ích của nước nhà, Trung Quốc thi hành việc kiểm soát xuất khẩu đối với một số loại than chì theo luật định”, Bộ Thương mại thông báo.
Than chì thường được sử dụng để sản xuất pin lithium-ion cho điện thoại di động, ô tô điện (EV) và các sản phẩm khác.
Video đang HOT
Năm ngoái, Trung Quốc là nước sản xuất than chì dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm khoảng 65% sản lượng trên toàn cầu, theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.
Việc kiểm soát xuất khẩu sẽ bao gồm vật liệu than chì có độ tinh chất và mật độ cao, cùng than chì vảy tự nhiên.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thông báo 3 dạng vật liệu than chì ở mức độ “nhạy cảm cao” khác đã nằm trong danh sách tạm thời ngừng xuất khẩu trước đó.
Mức tiêu thụ than chì trên toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do các thị trường EV và pin lithium-ion đang tăng trưởng.
Động thái mới của Trung Quốc được thi hành trong bối cảnh Mỹ trong tuần tuyên bố sẽ thắt chặt giới hạn xuất khẩu đối với các chất bán dẫn vốn đóng vai trò then chốt trong các hệ thống trí thông minh nhân tạo.
Bắc Kinh gọi chính sách trên của Washington là “không công bằng”, đồng thời đưa vào thi hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu riêng.
Hồi tháng 7, Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành kiểm soát xuất khẩu đối với những sản phẩm chứa gallium và germanium, hai vật liệu thô cần thiết để sản xuất chíp.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ tại Bắc Kinh
Thông tin từ đài truyền hình nhà nước CCTV, cho biết Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tiếp phái đoàn do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer dẫn đầu.
Cuộc gặp dự kiến diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh vào chiều nay (9.10). Theo tờ South China Morning Post, đây là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở TP.San Francisco (bang California, Mỹ) vào tháng tới.
Cuộc gặp lần này là một phần trong khuôn khổ chuyến công tác châu Á của ông Schumer. Ngoài đến thăm Trung Quốc, ông cũng dừng chân tại Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tiếp lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ở Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh, Trung Quốc). Ảnh REUTERS
Trước khi gặp ông Tập, ông Schumer đã hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào sáng nay. Trong cuộc họp, các bên đã thảo luận về căng thẳng leo thang ở Israel.
Dù không tìm ra tiếng nói chung về cách phản ứng trước việc Hamas phát động cuộc tấn công vào Israel, ông Vương nói rằng ông hy vọng chuyến thăm lần này của phái đoàn Mỹ sẽ đưa mối quan hệ song phương trở lại đúng hướng.
Đại diện Trung Quốc cũng kỳ vọng cuộc thảo luận sẽ giúp Mỹ hiểu Trung Quốc một cách chính xác hơn và giúp Washington nhìn Trung Quốc theo hướng khách quan hơn, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn hiện tại một cách hợp lý.
Trước khi đến Bắc Kinh, các thượng nghị sĩ đã gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ở TP.Thượng Hải, nơi các bên bàn về giải pháp để công ty Mỹ có thể cạnh tranh công bằng ở Trung Quốc.
Theo Reuters, sau khi thông qua một dự luật sâu rộng vào năm ngoái nhằm tăng cường cạnh tranh với Bắc Kinh trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ hiện đại, ông Schumer cũng thúc đẩy quy định chặt chẽ hơn nhằm ngăn tài sản trí tuệ của Mỹ bị chuyển sang Trung Quốc.
Kể từ tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tục cử quan chức cấp cao đến Trung Quốc nhằm ổn định hóa quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuộc gặp giữa ông Tập và phái đoàn do ông Schumer dẫn đầu cũng diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông Vương Nghị và Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan có cuộc hội đàm tại Malta. Tại đây, 2 bên đã cam kết duy trì tiếp xúc, nhằm mở đường cho hội nghị thượng đỉnh tiềm năng giữa các lãnh đạo.
Tầm quan trọng của gali và gecmani Hai kim loại Trung Quốc sắp hạn chế xuất khẩu Trong động thái leo thang cuộc chiến thương mại về công nghệ với Mỹ và châu Âu, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiểm soát xuất khẩu hai kim loại ít người biết đến nhưng rất quan trọng. Đó là gali và gecmani. Ảnh minh họa: Getty Images Theo Bloomberg, Trung Quốc cho biết bắt đầu từ ngày 1/8, nước này sẽ áp đặt...