Trung Quốc sẽ xây trạm nghiên cứu khổng lồ dưới Biển Đông
Trung Quốc đang thúc đẩy tiến độ thiết kế và xây dựng một trạm nghiên cứu dưới Biển Đông nhằm tìm kiếm khoáng sản và có thể sử dụng trong mục đích quân sự.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học Trung Quốc, một cơ sở tương đương “trạm không gian” này sẽ nằm sâu 3.000 m dưới mặt nước biển. Dự án được đề cập trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của Trung Quốc được công bố hồi tháng 3, và đứng hạng 2 trong danh sách 100 công trình khoa học công nghệ được ưu tiên chú trọng của Trung Quốc.
Bộ này cho biết, đơn vị thi công chính của dự án là Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc. Khi đi vào hoạt động, nó có thể chứa hàng chục chuyên viên làm việc dưới đáy biển trong một tháng.
Ảnh minh họa: Daily Mail
Trạm nghiên cứu biển sâu được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về nghiên cứu và khai thác đáy biển so với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Nga.
Do vậy, sau quá trình nghiên cứu, Bắc Kinh quyết định thúc đẩy các công tác chuẩn bị để sớm xây dựng trạm nghiên cứu khổng lồ này. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa công bố thêm nhiều thông tin cụ thể, như các mốc thời gian hoặc tính toán chi phí, cũng như vị trí thi công…
Bryan Clark, chuyên gia tại Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (CSBA, Mỹ) nhận định với Bloomberg rằng: “Trước đây chưa có công trình do con người vận hành nào được đặt mục tiêu ở độ sâu như vậy, nhưng không có nghĩa là không khả thi. Những tàu ngầm có người lái đều đã hoạt động ở độ sâu này gần 50 năm qua”.
Những vùng Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông. Ảnh: WSJ
Dự án được cho là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Xu Liping, nghiên cứu viên cao cấp tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói phát triển đại dương là một chiến lược quan trọng của chính phủ.
Video đang HOT
“Nhưng trạm nghiên cứu biển sâu này không có ý đồ nhằm vào một nước nào. Dự án của Trung Quốc chủ yếu phục vụ mục đích dân sự, nhưng chúng tôi không thể loại trừ các chức năng quân sự”, ông nói.
Theo các chuyên gia, ngoài tham vọng tìm kiếm dầu khí và các nguồn tài nguyên dưới Biển Đông để đáp ứng nhu cầu lớn của Trung Quốc, trạm này có thể di động và sử dụng trong mục đích quân sự. Công ty tình báo IHS Jane’s cho biết Trung Quốc đã đề xuất xây dựng một mạng lưới cảm biến gọi là “Dự án Vạn lý Trường thành dưới biển” để giúp phát hiện các tàu ngầm Mỹ và Nga.
Theo Zing News
Ngăn xung đột tiềm tàng trên biển Đông
Tuần tra chung có thể bao gồm một hội đồng khẩn cấp để tháo ngòi căng thẳng. Nhiệm vụ giám sát chung có thể phát hiện và ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm tàng trước khi nó bùng nổ thành một cuộc đụng độ.
Hoạt động biến các bãi ngầm thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó nhiều cơ sở phục vụ mục đích quân sự và hàng loạt các tình huống nguy hiểm khác đã được điểm lại trong hội thảo "Những tình huống nguy hiểm và giải pháp tránh đụng độ quân sự trên Biển Đông". Hội thảo do Diễn đàn Toàn cầu Boston tổ chức diễn ra ngày 16/10 ở Đại học Harvard.
Hội nghị "Những tình huống nguy hiểm và giải pháp tránh đụng độ quân sự trên Biển Đông". (Ảnh: BGF)
Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Michael Dukakis chủ trì hội thảo cùng với sự tham gia của nhiều học giả, chuyên gia có tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực biển Đông và quan hệ quốc tế như GS Joseph Nye, cha đẻ thuyết quyền lực mềm, thành viên Hội đồng các nhà tư tưởng Diễn đàn Toàn cầu Boston, nhà báo David Sanger, trưởng đại diện của NewYork Times tại Washington DC, Bonnie S.Glaser - Cố vấn cao cấp châu Ávà Giám đốc Dự án điện Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Cùng tham gia còn có nhà báo Bill Hayton của BBC, tác giả cuốn sách nổi tiếng về Biển Đông, Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Brent Colburn, Giáo sư Sean Henseler, Trường Chiến tranh Hải quân, Bộ quốc phòng Mỹ. Ngoài ra có sự tham dự của các đại sứ từ các nước Nhật, Đức , Philippines cùng các nhà báo, kênh truyền hình của Christian Science Monitor, White House Chronicle , PBS ...
Nhiều học giả đã nêu lên việc Trung Quốc có truyền thống vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) và hiện đang là mối đe dọa gây nên xung đột trên biển Đông.
Tại buổi thuyết trình, nhà báo Bill Hayton cho hay, cần tập trung quan tâm vào ba vùng biển: Bãi Tư Chính, ngoài khơi bờ biển Việt Nam; Bãi Cỏ Rong, ngoài khơi bờ biển Philippines; và xung quanh cụm Bãi Luconia và Bãi James, ngoài khơi Malaysia.
Cả ba khu vực này có tiềm năng dầu khí lớn. Nhưng hydrocarbon không phải là lý do duy nhất khiến Trung Quốc xây dựng đảo. Họ còn có rất nhiều động cơ khác - phản ánh lợi ích an ninh nhiều mặt của Trung Quốc và nhiều cuộc vận động hành lang ở trong nước.
Nhà báo Bill Hayton tham gia hội nghị
Bill Hayton cho rằng những hoạt động của Trung Quốc không thể hiện nhiều ở những gì họ đã làm mà ở những gì họ sẽ làm tới đây. Không khó để hiểu tại sao họ từ chối một giải pháp dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) - họ sẽ đánh mất mọi hy vọng về tiếp cận vào khu vực biển rộng lớn. Bắc Kinh chú trọng hơn việc giải thích 'sáng tạo' để hiện thực hóa tuyên bố lịch sử đối với tất cả các vùng nước bên trong đường chữ U tự nhận của mình. Có vẻ như Bắc Kinh không còn xem UNCLOS như một trọng tài trung lập của các vụ tranh chấp mà đúng hơn là một vũ khí để tước đoạt quyền lịch sử đó của Trung Quốc.
"Một số nhà phân tích phương Tây đã nói với tôi rằng họ tin đường chữ U chỉ là một nước cờ dạo đầu để từ đó Bắc Kinh sẽ đàm phán sự nhượng bộ của các bên khác. Nhưng có lẽ Trung Quốc đang lầm tưởng - đó là đích đến mà họ sẽ không bao giờ mơ đến được"- Bill Hayton kết luận.
Bà Bonnie Glaser- Cố vấn cao cấp Châu Á, trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế nhận định: "Tôi nghĩ rằng khái niệm phi quân sự ở Biển Đông mà TQ đưa ra là bất khả thi. Câu hỏi đặt ra là - các bên có thể làm gì được đây?".
Trong trường hợp diễn ra hoạt động quân sự, các bên tranh chấp có thể đồng ý với nhau về hệ thống vũ khí và tiềm lực không được phép triển khai . Do đó, Mỹ cùng với Việt Nam và các nước khác nên chủ động thúc đẩy sự hiểu biết chung về những gì có thể được định nghĩa là "không quân sự hóa" và cố gắng tác động để Trung Quốc thực hiện cam kết này.
Nhà báo David Sangers- Trưởng văn phòng đại diện Newyork Times tại Wasington DC phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: BGF)
Bà Bonnie Glaser cho rằng, việc thay đổi hành động của Trung Quốc thực sự cần một chiến lược hiệu quả hơn. Mỹ không thể làm điều này một mình. Các bên tranh chấp khác cùng với những nước láng giềng có quan tâm đến Biển Đông cần phải hợp tác cùng nhau tác động lên các quyết định chính sách của Trung Quốc.
Ví dụ, các thành viên của ASEAN có thể soạn thảo một quy tắc ứng xử và thuyết phục các thành viên khác để ký vào đó. Và ngay cả khi không thành công, quá trình này sẽ tạo lực để Trung Quốc tham gia nghiêm túc hơn trong đàm phán COC.
Phát biểu của Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Brent Colburn. (Ảnh:BGF)
Báo cáo của Diễn đàn Toàn cầu Boston do Giáo sư Thomas Patterson công bố đã khẳng định Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng như thể hiện trong nhiều tranh chấp lãnh thổ hay Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình, và có sự khác biệt giữa tuyên bố của các nhà lãnh đạo và hành động thực tế. Trên sân khấu quốc tế, Trung Quốc đang cố đưa ra những tuyên bố có tác dụng tai hại lên các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng, trong đó có những đồng minh và đối tác của Mỹ.
"Chúng tôi sử dụng Nền tảng hòa bình và an ninh Thái Bình Dương của Diễn đànToàn cầu Boston để thử định hình giải pháp cho tranh chấp Biển Đông, đảm bảo đa chiều, phù hợp với tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc xung đột" - GS Thomas Patterson nói.
Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ - Michael Dukakis kết luận hội nghị. (Ảnh: BGF)
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong báo cáo là các nhân tố ổn định quốc tế có thể cùng tham gia giám sát xây dựng lòng tin và tuần tra hải quân chung. Tuần tra chung có thể bao gồm một hội đồng khẩn cấp để tháo ngòi căng thẳng. Nhiệm vụ giám sát chung có thể phát hiện và ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm tàng trước khi nó bùng nổ thành một cuộc đụng độ.
Kết luận Hội thảo, Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ - Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston đã đưa ra nhận định quan trọng về tình hình tại Trường Sa ngày càng nghiêm trọng khi TQ vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
TQ đã tiến hành cải tạo đất, biến các bãi ngầm thành đảo nhân tạo, dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự ở quần đảo Trường Sa. Mọi quốc gia ở Biển Đông đều không đủ sức ngăn chặn TQ vi phạm quy định của UNCLOS. LHQ cũng không thể ngăn chặn TQ. Tòa án quốc tế cần thời gian và vẫn chưa có một thể chế nào đủ mạnh để giám sát thực thi các quyết định của toà án quốc tế.
Để giải quyết tình trạng nguy hiểm này bằng cách áp dụng Nền tảng Hòa bình và An ninh tại Thái Bình Dương, Diễn đàn toàn cầu Boston đưa ra sáng kiến: Thiết lập Liên minh An ninh Thái Bình Dương (PSA) để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực, tập trung vào vấn đề Biển Đông. Liên minh sẽ thiết lập các chuẩn mực, quy định, quy tắc để gìn giữ hòa bình và an ninh Biển Đông; tham gia tuần tra trong khu vực và ngăn chặn lập tức các hành động vi phạm UNCLOS và luật pháp quốc tế trong khu vực.
Ông Dukakis nhấn mạnh bước đầu, Liên minh nên bao gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines, VN và sẵn sàng mời TQ nếu nước này chấp nhận các quy định, quy chuẩn của PSA.
Theo Lan Anh
Vietnamnet
Mỹ: Trung Quốc tăng gần 50% diện tích đất cải tạo ở Biển Đông Một báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, và Bắc Kinh đang gia tăng việc tuần tra tại vùng biển này để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Trung Quốc đang tăng cường các hoạt...