Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện từ sóng biển ở Biển Đông
Trung Quốc sẽ xây dựng nhiều nhà máy sản xuất điện từ sóng biển trên Biển Đông để phục vụ hệ thống radar quân sự mà Bắc Kinh lắp đặt ở vùng biển này.
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Mỗi nhà máy sản xuất điện bằng sóng biển này được cho to bằng một nửa sân bóng đá. Trung Quốc dự kiến sẽ xây nhiều nhà máy loại này ở các vùng biển xa trên Biển Đông, nơi nước này đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Trung Quốc đang cho thử nghiệm mô hình đầy đủ nhà máy này ở ngoài khơi quần đảo Wanshan gần thành phố Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 30.11 dẫn các nguồn tin là các nhà nghiên cứu của Học viện chuyển đổi năng lượng Quảng Châu cho hay.
“Radar quân sự là một trong những cỗ máy ngốn năng lượng vì phải hoạt động liên tục. Chuyển năng lượng hóa thạch (dầu khí) đến các đảo xa rất tốn kém và mất nhiều thời gian”, một nhà khoa học nói. Theo nhà khoa học này, việc vận chuyển năng lượng điện trong chặng đường dài sẽ không thuận lợi trong thời tiết xấu và thậm chí, theo ông này, dễ bị “láng giềng không thân thiện gây khó”.
Video đang HOT
Ông Li Ming, một chuyên gia về radar của trường đại học Khoa Kỹ, tỉnh Thiểm Tây, cho biết hệ thống radar quân sự khó có thể hoạt động tốt nếu không có nguồn năng lượng ổn định, sử dụng sóng biển để tạo ra năng lượng là giải pháp tốt nhất cho mục tiêu này.
Nhà máy sản xuất điện từ sóng biển của Trung Quốc sẽ có công suất hơn 200 kW. Hệ thống tạo năng lượng từ sóng sẽ được đặt nổi trên mặt biển thay vì dưới đáy, có thể chịu được sóng lớn như trong cơn bão Hải Yến hồi năm 2013 nhờ tính năng thay đổi và lắp ghép như một chiếc tàu ngầm. Điện sẽ được chuyển vào đảo bằng hệ thống cáp.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc bị bêu danh tại phiên tòa Liên Hiệp Quốc
Tại phiên tòa của Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhiều chuyên gia hàng đầu cảnh báo hoạt động phi pháp của Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng cho Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (lớn) cản trở tàu Philippines trên Biển Đông - Ảnh: AFP
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan vừa kết thúc ngày thứ ba của phiên xét xử lần hai vụ Philippines kiện Trung Quốc về những yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Ngày 27.11, Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết khi ra làm chứng trước tòa, các chuyên gia quốc tế đã trình bày lập luận về tác hại từ những hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp và đánh bắt trái phép của Trung Quốc đối với hệ sinh thái ở Biển Đông, theo tờ The Philippine Star. Trong đó, Giáo sư Kent Carpenter từ Đại học Old Dominion (Mỹ) khẳng định "những hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với môi trường". Đặc biệt, hệ sinh thái rạn san hô ở khu vực "bị ảnh hưởng gần đến mức thảm khốc".
Kết luận này đã nhận được sự ủng hộ của chuyên gia luật quốc tế Alan Boyle từ Đại học Edinburgh (Anh). Ông Boyle, thuộc phái đoàn luật sư đại diện Philippines, cảnh báo rằng nếu không bị ngăn chặn, những hoạt động của Trung Quốc sẽ tiếp tục đe dọa nghiêm trọng môi trường Biển Đông và tất cả các nước láng giềng.
Ngoài việc đào đất, bồi đắp phi pháp, chính quyền Trung Quốc còn bị chỉ trích đã làm ngơ cho ngư dân đánh bắt theo kiểu tận diệt trên Biển Đông. Nghiêm trọng nhất là dùng thuốc nổ hay chất natri xyanua cực độc để đánh bắt và xâm nhập vùng biển nước khác để đánh bắt trộm những loại quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, theo The Philippine Star.
Coi thường luật pháp quốc tế
Cũng tại PCA, giáo sư luật thuộc ĐH Miami (Mỹ) Bernard Oxman cho rằng Trung Quốc cố tình làm xấu thêm tình hình và mở rộng tranh chấp chủ quyền với Philippines. Ông Oxman, cũng nằm trong phái đoàn đại diện Philippines, nhắc lại những vụ tàu Trung Quốc cản trở tàu bè Philippines trên Biển Đông. "Ông Oxman nhấn mạnh việc từ chối tiếp cận là một phần của chính sách cố ý xua đuổi Philippines và công dân nước này ra khỏi thực thể tranh chấp và vùng biển xung quanh", Phó phát ngôn viên Valte cho hay.
Trong khi đó, Giáo sư Boyle nêu lại chi tiết về hàng loạt vụ việc suýt dẫn đến va chạm hồi tháng 4 - 5.2012 tại bãi cạn Scarborough. "Những sự cố này, theo ông Boyle, cho thấy Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế về bảo đảm an toàn trên biển", bà Valte nhấn mạnh.
Trong hai ngày trước đó của phiên xử thứ hai, phía Philippines chủ yếu đưa ra các lập luận cho thấy tuyên bố chủ quyền cũng như hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những bằng chứng hết sức rõ ràng như tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông dựa trên yếu tố lịch sử của Trung Quốc không phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Hơn nữa, nhiều bản đồ từ thời nhà Minh không hề thể hiện "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông, theo The Philippine Star.
Các luật sư, chuyên gia cũng khẳng định tại tòa rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh làm xói mòn quyền lợi của các quốc gia ven biển khác và những đảo nhân tạo phi pháp không thể được sử dụng làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền và các quyền liên quan.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, buổi xử cuối cùng của phiên xét xử thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 30.11. Trước đây, nhiều chuyên gia và quan chức Philippines dự báo PCA có thể đưa ra phán quyết cuối cùng trong năm 2016. Dù tòa này không có thẩm quyền buộc các bên thi hành án và Trung Quốc cương quyết không tham gia vụ kiện, nhưng Philippines hy vọng một phán quyết có lợi sẽ khiến Bắc Kinh chịu sức ép lớn về pháp lý, chính trị lẫn tâm lý từ cộng đồng quốc tế để hành xử đúng đắn hơn trên Biển Đông.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nhật Bản sẵn sàng tuần tra Biển Đông Nhật Bản cho hay nước này sẵn sàng triển khai một tàu chiến ra Biển Đông để theo dõi các hoạt động cải tạo đất trái phép của Trung Quốc. Tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản và tàu khu trục tên lửa của Mỹ trong một cuộc tập trận. Ảnh: Denfence talk Phó đô đốc Yasuhiro Shigeoka,...