Trung Quốc sẽ vượt Mỹ?
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tin rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong vòng 30 năm tới để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, và đồng thời cũng là người chơi lớn nhất trong lịch sử.
“Mỹ – Trung cạnh tranh, nhưng không xung đột’
Dưới đây là đoạn trích lược các bài phỏng vấn ông Lý trong cuốn sách ‘Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới’.
Theo ông, các lãnh đạo Trung Quốc có suy nghĩ nghiêm túc về việc thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một tại châu Á và trên thế giới không?
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: Tất nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Bằng phép thần kỳ kinh tế, họ đã chuyển biến một xã hội nghèo nàn giờ đây thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – mà như Goldman Sachs đã dự đoán, họ sẽ còn trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Họ đã theo chân Mỹ đưa người vào không gian, và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Những gì họ có là một nền văn hóa hơn 4000 năm cùng với 1,3 tỉ dân và với nguồn vốn khổng lồ và rất nhiều tài năng để sử dụng. Vậy thì làm sao họ lại không mong muốn trở thành số một ở châu Á và cả thế giới?
Video đang HOT
Ngày nay, Trung Quốc đang tăng trưởng với tỉ lệ mà 50 năm trước không thể tưởng tượng ra, một sự chuyển mình mạnh mẽ tới mức không ai dự đoán nổi. Người dân Trung Quốc cũng nâng cao các kỳ vọng và tham vọng của mình. Mỗi người Trung Quốc đều muốn có một nước Trung Quốc giàu và mạnh, một quốc gia thịnh vượng, tân tiến và công nghệ cao như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh về vận mệnh chính là một sức mạnh không thể cưỡng lại được.
Không giống như các quốc gia đang nổi khác, Trung Quốc muốn trở thành chính Trung Quốc và được chấp nhận với tư cách như vậy chứ không phải là thành viên danh dự của phương Tây. Trung Quốc sẽ muốn chia sẻ thế kỷ này với Mỹ một cách ngang bằng.
Vậy Mỹ cần điều chỉnh chính sách và hành động như thế nào để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?
Đối với Mỹ, về mặt cảm xúc thì họ không thể nào chấp nhận việc để cho một người châu Á hất cẳng mình khỏi tây Thái Bình Dương, chứ không phải toàn thế giới, nhất là khi người đó từ lâu đã coi thường và xua đuổi họ với một sự miệt thị như là kẻ suy đồi, bạc nhược, bê tha và lạc lõng.
Ý thức về tính siêu việt của văn hóa của Mỹ sẽ khiến cho sự điều chỉnh này trở nên khó khăn nhất. Người Mỹ tin rằng các tư tưởng của họ là phổ quát – tính siêu việt của việc thể hiện cá nhân, tự do và giải phóng. Nhưng thực tế thì họ không phải và cũng chưa bao giờ như vậy.
Xã hội Mỹ quá thành công trong một thời gian dài như vậy không phải nhờ các tư tưởng và nguyên tắc trên, mà bởi vì một số may mắn về mặt địa chính trị: một nguồn tài nguyên dồi dào và năng lượng từ người nhập cư, dòng vốn và công nghệ rất lớn đổ về từ châu Âu, và hai đại dương rộng lớn ngăn các xung đột trên thế giới không lan tới đất Mỹ.
Mỹ không ngăn được Trung Quốc trỗi dậy. Họ buộc phải chung sống với một Trung Quốc lớn hơn và điều này hoàn toàn lạ lẫm đối với Mỹ vì chưa từng có quốc gia nào đủ lớn để thách thức vị thế của Mỹ. Trung Quốc sẽ có thể làm được điều này trong vòng 20-30 năm tới. Rốt cuộc, Mỹ buộc phải chia sẻ vị thế vượt trội của mình với Trung Quốc.
Trong cán cân thế giới, Trung Quốc sẽ chiếm một quy mô rất lớn, đến mức thế giới buộc phải tìm ra một cán cân mới. Không thể nào giả bộ rằng đây chỉ là một người chơi lớn khác. Đây thực sự là người chơi lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Quốc hội Mỹ đang phản đối bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mới nào. Nếu như Quốc hội mới tiếp tục phản đối FTA, họ sẽ lãng phí thời gian quý báu và có thể sẽ là quá muộn để làm lại. Quốc hội Mỹ phải nhận thức được mức độ rủi ro tới mức nào, và viễn cảnh cho một mối quan hệ cân bằng và vô tư giữa Mỹ và các thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên ngặt nghèo.
Mỗi năm, Trung Quốc thu hút xuất nhập khẩu từ các nước láng giềng nhiều hơn những gì Mỹ làm từ cả khu vực này. Nếu không có FTA, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia ASEAN sẽ hòa nhập vào với nền kinh tế Trung Quốc – đó là một kết cục không thể tránh khỏi.
Theo ông Mỹ nên tránh các chính sách và hành động gì khi đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc?
Đừng coi Trung Quốc là kẻ thù. Nếu không họ sẽ phát triển một chiến lược chống đối để đánh đổ Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Thực tế, họ cũng đang thảo luận về một chiến lược như vậy. Đua tranh giữa hai quốc gia để tìm thế độc tôn ở tây Thái Bình Dương là điều không tránh khỏi, nhưng không nhất thiết dẫn tới xung đột.
Các nhóm nhân quyền Mỹ moi móc Trung Quốc mà phớt lờ các khác biệt về văn hóa, giá trị và lịch sử, coi các cân nhắc chiến lược trong quan hệ Mỹ – Trung còn không quan trọng bằng một nghị trình đối nội của Mỹ. Cách tiếp cận bừa bãi này có nguy cơ biến Trung Quốc trở thành kẻ thù truyền kiếp của Mỹ. Hiểu thực tế văn hóa Trung Quốc hơn sẽ có thể tạo ra mối quan hệ ít đối đầu hơn. (…)
Chính Mỹ chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác có thể khiến Trung Quốc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhưng việc Mỹ bày tỏ mong muốn khiến Trung Quốc dân chủ hơn đã khiến khó khăn nảy sinh. Trung Quốc bực bội và phản kháng, coi điều này là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ.
Các cường quốc bên ngoài không thể nhào nặn lại Trung Quốc theo đúng hình ảnh của họ. Xã hội Mỹ quá đa nguyên, lợi ích của họ quá đa dạng để có thể có một quan điểm duy nhất hoặc đồng nhất về Trung Quốc. Đôi khi, câu chữ trong lối nói ở Mỹ khiến cho Trung Quốc ngờ ngợ rằng khi Mỹ nói &’tham gia’ thì đó không phải là tham gia vào một cuộc chiến. Trung Quốc cần phải tin rằng Mỹ không muốn cắt đứt với Trung Quốc trước khi họ sẵn sàng thảo luận các vấn đề về an ninh và ổn định của thế giới.
Theo Dantri
Bản đồ quên Hoàng Sa, Trường Sa: Đâu là sự thật?
Trong phiên chất vấn của UBTVQH vừa qua, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận quả quyết, rằng sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 in bản đồ nước ta có quần đảoHoàng Sa, Trường Sa. Chữ in nhỏ chứ không phải là không có chữ. Trong khi đó, Giám đốc NXB Giáo dục thừa nhận là không thể hiện, chú thích rõ hơn được. Trong nhà trường vẫn tồn tại hai quyển sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2, sách thì có hai quần đảo, sách thì chỉ có một.
Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22.3. Ảnh: NLĐ
Lý giải của cơ quan quản lý
Tại phiên chất vấn của UBTVQH, ĐBQH Lê Minh Thông chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về việc thời gian gần đây, xuất hiện quá nhiều sai sót trong sách giáo khoa, sách tham khảo như in cờ Trung Quốc sách Tiếng Việt lớp 1 có in bản đồ nước ta nhưng không thể hiện rõ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền nước ta.
Trả lời về sách in cờ Trung Quốc, Bộ trưởng nói: Trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc hai bộ: GDĐT và Thông tin - Truyền thông về những xuất bản phẩm liên quan đến giáo dục.
Năm 1998, hai bộ có thông tư liên tịch, nhưng sau khi có Luật Xuất bản thì chưa có thông tư ban hành, chúng tôi sẽ soạn thảo ban hành lại văn bản này. Thứ hai, chúng tôi có trách nhiệm quản lý sách lưu thông trong nhà trường, nói nôm na là dựng hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn sai sót về nội dung cũng như phương pháp. Cách đây bốn năm, bộ có văn bản, chúng tôi đang soạn thảo lại văn bản này, để xây dựng văn bản mới, cập nhật tình hình hiện nay.
Về SGK Tiếng Việt lớp 1, tập 2 có in bản đồ nhưng không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận quả quyết: "NXB chuyển đến tôi tài liệu, tôi có xem, trên cuốn sách đó có đảo, nhưng chữ in nhỏ và nhìn nó nhỏ".
Cùng ngày diễn ra phiên chất vấn, một trang báo điện tử đăng công văn số 395 ngày 21.3.2013 do ông Ngô Trần Ái - Tổng GĐ NXB - ký, nội dung, bản đồ trong SGK lớp 1 tập 2, trang 78, không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ái giải thích: Diện tích bản đồ Việt Nam in trên SGK rất nhỏ (3cmx5cm). Người vẽ bản đồ có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên phải, tương ứng với TP.Đà Nẵng đi ra) và Trường Sa (cụm chấm đen trên nền phớt vàng ở góc dưới). Vì diện tích bản đồ quá nhỏ, nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được. Đây là hình minh họa cho bài tập điền vần trong SGK Tiếng Việt lớp 1, chứ không phải là bản đồ hành chính được dạy trong môn địa lý.
Loạn sách
Để tìm sự thật đằng sau những lý giải này, chúng tôi đi tìm những cuốn sách này. Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 tái bản lần thứ 8, nộp lưu chiểu tháng 1.2011 do Cty cổ phần in khuyến học phía Nam (Q.3-TPHCM) in, mã 1H102TO. Số đăng ký 01-2011/CXB/123-1485.GD, có tem, có mã vạch. Trang 78, bản đồ minh hoạ điền vần: iêt hay uyêt, dưới tấm bản đồ ghi rõ "Bản đồ Việt Nam" nhưng bản đồ thì không có quần đảo Hoàng Sa, chỉ có hình cụm đảo phía dưới, màu vàng.
Trong khi đó, Báo Điện tử Dân Trí cũng đang có quyển SGK lớp 1, bản đồ lại có hình hai cụm đảo, chữ nhỏ. Cho thấy SGK do NXB Giáo dục ấn hành, nhưng nội dung trong sách đã có những khác biệt, cụ thể là tấm bản đồ Việt Nam trong SGK lớp 1.
Giải thích với báo chí, ông Ngô Trần Ái cho rằng, tấm bản đồ in trong sách không phải do biên tập viên hay họa sĩ vẽ mà chụp lại từ bản đồ hành chính nhà nước, nhưng do thu nhỏ lại nên chưa có được tường minh và rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, tấm bản đồ này được đặt ngang cùng hình ảnh trăng khuyết, nhưng diện tích dành cho hình bản đồ chỉ bằng gần 1/3 hình trăng khuyết dù rằng hình trăng khuyết cũng chỉ mang tính chất minh họa.
Qua tấm bản đồ được in tại trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 1, tập 2 cho thấy, Bộ GDĐT cũng khó quản nổi SGK đang lưu thông trong nhà trường.
Theo vietbao
Lý Quang Diệu luận quan hệ Mỹ - Trung Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: Asia One Sẽ không có cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong 20 cho đến 30 năm tới, cho dù hai siêu cường sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt, cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nhận định. Lời nhận xét của ông Lý được đưa ra tại diễn đàn toàn cầu...