Trung Quốc sẽ trừng phạt công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trung Quốc cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 12-7 cho biết Bắc Kinh sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Mỹ có liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Quyết định này theo sau thông báo của Washington về việc đã phê duyệt bán lô vũ khí trị giá 2,22 tỷ USD cho Đài Loan, đài RT đưa tin.
Ông Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: AP
“Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế”, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
“Để bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí nói trên cho Đài Loan”, ông Cảnh Sảng nhấn mạnh thêm.
Hôm 11-7, quân đội Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ về việc Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết “Đài Loan là một phần không thể thay đổi của Trung Quốc. Việc Trung Quốc phản đối mạnh mẽ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là rõ ràng và nhất quán. Vì đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nên cấm tất cả sự can thiệp từ bên ngoài”.
“Bất kỳ sự can thiệp nào vào vấn đề Đài Loan tất phải thất bại. Sẽ không có nỗ lực chia tách Trung Quốc thành công”, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từng nói tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore tháng trước.
Trước đó, hôm 8-7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán phê duyệt hợp đồng bán cho Đài Loan 108 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2T Abrams, 250 tên lửa phòng không vác vai Stinger và khí tài đi kèm có tổng trị giá 2,2 tỷ USD. Đây là lô thiết bị quân sự lớn đầu tiên Mỹ bán cho Đài Loan trong nhiều thập niên.
Video đang HOT
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường và tàu hải quân Cơ Long (DDG-1801) của Hải quân Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận quân sự gần Hoa Liên, Đài Loan. Ảnh: REUTERS
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho quốc hội về hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, cơ quan này sẽ có 30 ngày để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội Mỹ, hợp đồng vũ khí sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt. Giới quan sát cho rằng các nghị sĩ Mỹ sẽ không phản đối thương vụ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đầu tuần này cũng đã gửi khiếu nại chính thức qua các kênh ngoại giao, bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ và kiên quyết” việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Trung Quốc không nói rõ các công ty Mỹ nào sẽ bị trừng phạt, nhưng xe tăng Abrams do tập đoàn chế tạo xe tăng Detroit Arsenal chế tạo, còn tên lửa Javelin là sản phẩm của Raytheon, tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và bán vũ khí cho hòn đảo, nhưng thường không bán những khí tài hiện đại nhất để tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan xấu đi kể từ khi bà Thái Anh Văn lên làm lãnh đạo Đài Loan tháng 5-2016. Trung Quốc nghi ngờ bà Thái tìm nền độc lập chính thức cho Đài Loan với sự ủng hộ từ Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây tăng cường ủng hộ Đài Loan và thường xuyên điều tàu chiến đi qua eo biển gần hòn đảo, trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng do chiến tranh thương mại và các vấn đề chiến lược khác.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Tình báo Mỹ : Trung Quốc đang tăng cường quân sự nhằm đánh chiếm Đài Loan
Theo National Interest, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) tiết lộ, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng quân sự nhằm đánh chiếm Đài Loan.
Trong khi đó, Đài Loan cũng đang tăng cường năng lực quân sự của họ, nhưng vẫn không thấm gì so với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. (Ảnh: Bloomberg).
Quân đội Trung Quốc đang cải tổ thành các lữ đoàn vũ trang mạnh mẽ và linh hoạt hơn, cũng như xây dựng các lữ đoàn không kích và mở rộng lực lượng trực thăng. Các lực lượng không quân của Trung Quốc đã thực hành các cuộc tấn công và tấn công tầm xa.
Thủy quân lục chiến Hải quân Trung Quốc đã mở rộng từ 2 thành 6 lữ đoàn. Và hạm đội Trung Quốc - vốn là yếu tố sống còn cho một cuộc xâm lược đổ bộ thành công - đã được tăng cường khả năng phong tỏa hoặc tấn công Đài Loan, và chống lại bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Hoa Kỳ để hỗ trợ Đài Bắc, theo DIA.
Quân đội Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc (PLA) đang cải tổ sâu rộng và đang tăng cường năng lực xâm lược của họ với sự tích hợp các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển cần thiết cho một cuộc xâm chiếm thành công, và bổ sung 2 tư lệnh quân sự mới: Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF), được hình thành trong năm 2016 để tập trung vào các hoạt động không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và hoạt động chiến tranh tâm lý, và Lực lượng Hỗ trợ hậu cần chung (JLSF).
"Một bổ sung quan trọng trong cấu trúc tổng thể của PLA là thành lập SSF và JLSF", các nhà phân tích Hoa Kỳ cho biết.
DIA lưu ý rằng, Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu thống nhất của mình hoặc ít nhất là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập mà không cần dùng đến vũ lực.
Bắc Kinh có nhiều lựa chọn, từ phong tỏa Đài Loan cho đến các cuộc không kích và tên lửa, đến chiếm các đảo ngoài khơi và cuối cùng là một cuộc xâm lược toàn diện Đài Loan. Mặc dù lựa chọn cuối cùng sẽ rất khó khăn và tốn kém.
"PLA có khả năng thực hiện nhiều hoạt động đổ bộ khác nhau trong một cuộc xâm lược toàn diện của Đài Loan. Với một vài sự chuẩn bị quân sự hơn cả sự huấn luyện thông thường, Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xâm lược các đảo nhỏ do Đài Loan nắm giữ ở Biển Đông như Đông Sa (Pratas) hay Ba Bình (Itu Aba). Trung Quốc cũng sẽ cần thời gian để huấn luyện và trang bị cho các lữ đoàn biển mới thành lập.
Tuy nhiên, DIA cho rằng, các điều kiện tiên quyết cho một cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Đài Loan vẫn chưa được đặt ra. Bởi các lữ đoàn biển mới của Trung Quốc sẽ cần thời gian để huấn luyện và trang bị.
Trung Quốc cũng chưa đóng tàu đổ bộ cần thiết cho một cuộc xâm lược lớn, bởi một hoạt động tấn công trực tiếp vào bờ biển đỏi hỏi nâng cấp loại phương tiện này, nhưng điều này dường như chưa có khả năng đặt ra trong kế hoạch, nhưng Hải quân Trung Quốc đã mua một số lượng nhỏ các tàu vận tải đổ bộ đủ mạnh để tập trung trong thời gian ngắn vào các mục tiêu quy mô nhỏ.
Dù vậy, đối với Đài Loan, tình hình không có vẻ khả quan hơn, bởi ngân sách quốc phòng của hòn đảo vào năm 2018 thấp hơn 14,5 lần so với Trung Quốc.
"Về mặt lịch sử, Đài Loan có lợi thế quân sự trong xung đột xuyên Eo biển, như là sự vượt trội về công nghệ và lợi thế địa lý vốn có trong phòng thủ hòn đảo, nhưng nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã làm xói mòn hoặc xóa bỏ ranh giới nhiều trong số những lợi thế đó", DIA nói.
Cũng theo báo cáo: "Đài Loan đang thực hiện các bước quan trọng để bù đắp cho sự chênh lệch ngày càng tăng, xây dựng các kho dự trữ cho chiến tranh, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng, cải thiện các hoạt động chung và khả năng ứng phó khủng hoảng, và tăng cường năng lực sĩ quan và các viên chức - tuy nhiên những cải tiến này chỉ giải quyết được một phần lợi thế phòng thủ của Đài Loan".
Theo Danviet
Đài Loan khai trương nhà máy sản xuất tàu ngầm để đối phó Trung Quốc Đài Loan hôm 9.5 đã khai trương một nhà máy sản xuất tàu ngầm trong một nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa quân sự đang gia tăng từ phía Trung Quốc. Hai chiếc tàu ngầm của Đài Loan - Ảnh: SCMP Theo hãng thông tấn AP, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã chủ trì buổi lễ khai trương...