Trung Quốc sẽ trở lại là nước nhập khẩu gạo lớn nhất năm 2021
Hai năm qua, nước nhập khẩu gạo lớn nhất là Philippines. Nhưng trong năm nay, nhiều khả năng vị trí này sẽ lại thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ trở lại vị trí nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm nay. Ảnh: TL .
Trong báo cáo tháng 2/2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Philippines sẽ chỉ nhập khẩu 2,2 triệu tấn gạo trong năm nay, giảm 10% so với năm 2020, và thấp hơn con số 2,6 triệu tấn trong dự báo trước đây.
Sản lượng gạo của Philippines dự báo sẽ tăng lên 12,2 triệu tấn trong năm nay so với mức 11,9 triệu tấn của năm trước, nhờ diện tích và năng suất đều tăng. Đây là kết quả của việc Bộ Nông nghiệp nước này thực hiện các chương trình thúc đẩy sản xuất như cung cấp hạt giống chất lượng, cung cấp máy móc, tín dụng nông nghiệp và khuyến nông thông qua Quỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành gạo.
Video đang HOT
Mặt khác, USDA cho rằng giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam cao cũng làm cho Philippines giảm nhập khẩu gạo.
Trong khi đó, USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 2,8 triệu tấn gạo từ nước ngoài trong năm nay do sản lượng trong nước giảm. Như vậy, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua Philippines để trở lại vị trí thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2021.
Thị trường nông sản Mỹ tuần qua biến động trái chiều trong phiên cuối tuần
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động trái chiều trong phiên cuối tuần ngày 5/2, trong đó giá lúa mì đi lên, còn giá ngô và đậu tương giảm.
Thu hoạch lúa mỳ Nga. Ảnh: Reuters
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 3/2021 giảm 1,5 xu Mỹ, tương đương 0,27%, xuống 5,485 USD/bushel. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn cũng hạ 5,75 xu Mỹ (0,42%), xuống 13,6675 USD/bushel.
Tuy nhiên, giá lúa mì giao tháng 3/2021 lại tăng 3,75 xu Mỹ (0,59%), lên 6,4125 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho biết, giá ngô kỳ hạn giảm do xu hướng bán ra chốt lời, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tăng cao hơn nhờ nguồn tiền mặt ổn định và nhu cầu nguyên liệu thô đối với lúa mì vụ mới ở một số khu vực của Chicago.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo rằng, nước này đã bán 101.600 tấn ngô niên vụ 2020-2021, song không tiết lộ cụ thể điểm đến của lô hàng này.
Mỹ đã xuất khẩu lượng đậu tương kỷ lục trong mỗi tháng kể từ tháng 8/2020. Xuất khẩu đậu tương của Mỹ trong tháng 1/2021 cũng ở mức cao kỷ lục mới.
Xu hướng mua nông sản của Trung Quốc tăng khá mạnh kể từ tháng 7/2020 và không có dấu hiệu chậm lại vào đầu năm 2021.
AgResource dự kiến Trung Quốc sẽ mua khoảng 43,5 tỷ USD nông sản của Mỹ vào năm 2021, dựa trên mức giá hiện tại, có thể ước tính tương đương 44 - 47 triệu tấn đậu tương Mỹ và 24 - 28 triệu tấn ngô.
Thống kê của Chính phủ Canada ước tính, dự trữ lúa mì của nước này trong tháng 12/2020 ở mức 24,8 triệu tấn, giảm 100.000 tấn so với cùng kỳ năm 2019.
Dự báo thời tiết cho thấy lượng mưa trên mức trung bình sẽ đổ xuống toàn bộ miền Bắc Brazil vào ngày 5/2 và sẽ kéo dài đến cuối tháng Hai.
Những ngày mưa /nhiều mây sẽ làm chậm việc thu hoạch nông sản trên khắp khu vực Mato Grosso. Trong khi đó, toàn bộ Argentina và hầu hết khu vực phía Nam Brazil lại được dự báo thời tiết khô hạn./.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ tăng cao nhất trong gần 2 năm Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm qua nhờ nhu cầu tốt và đồng rupee tăng giá. Giá gạo Ấn Độ xuất khẩu tăng cao nhất trong gần 2 năm. Ảnh: AFP/TTXVN *Thị trường nông sản Mỹ Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ...