Trung Quốc sẽ trình làng chiến đấu cơ mới dùng cho tàu sân bay trong năm nay
Mẫu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo dùng trên tàu sân bay của Trung Quốc có thể được trình làng trong năm nay.
Mô hình chiến đấu cơ tàng hình FC-31 tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc 2021. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO
Hoàn Cầu thời báo ngày 29.9 dẫn lời nhà sản xuất máy bay của Trung Quốc cho biết nước này sẽ trình làng chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo dùng trên tàu sân bay trong năm nay. Thông tin này được đưa ra ngày 29.9 tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc 2021 diễn ra ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
“Khi chiếc máy bay này hoàn thiện, thông tin sẽ được công bố”, ông Sun Cong, trưởng nhóm thiết kế chiến đấu cơ thế hệ đầu tiên J-15 dùng trên tàu sân bay của Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo tại triển lãm.
“Trong năm nay, mọi người sẽ nghe tin tốt về máy bay chiến đấu thế hệ mới dùng trên tàu sân bay”, ông Sun nói thêm. Ông cũng là người đứng đầu nhóm thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc, máy bay FC-31.
Kể từ lần đầu bay trình diễn tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc 2014, FC-31 đã được đồn đoán sẽ trở thành máy bay chiến đấu thế hệ mới được dùng trên tàu sân bay của nước này.
Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia hàng không quân sự Fu Qianshao cho biết nếu nguyên mẫu FC-31 được nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của tàu sân bay, đây có thể là lựa chọn hàng đầu cho máy bay chiến đấu trên tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Máy bay FC-31 ban đầu được phát triển với mục đích xuất khẩu. Chiến đấu cơ này cũng đang được trưng bày tại triển lãm ở Chu Hải.
Theo Business Insider, hải quân Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay là Liêu Ninh và Sơn Đông. Tàu Liêu Ninh được đóng từ khung tàu cũ của Liên Xô và tàu Sơn Đông là bản sao của tàu Liêu Ninh với một số nâng cấp và cải tiến.
Trung Quốc đóng tàu sân bay lớn nhất, nhưng vẫn không bằng Mỹ
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay thứ ba được gọi là Type 003. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế qua phân tích ảnh chụp vệ tinh nhận định tàu sân bay mới này sẽ “nâng cấp đáng kể năng lực hải quân của Trung Quốc”.
Tàu sân bay này có khả năng sẽ được trang bị máy phóng để phóng nhiều loại máy bay hơn và hiệu quả hơn so với hệ thống dốc trên những con tàu trước đó. Nó cũng sẽ có sàn đáp lớn hơn Liêu Ninh và Sơn Đông cùng một số cải tiến khác. Con tàu mới này sẽ là hàng không mẫu hạm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc.
Căn cứ hải ngoại Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu sân bay
Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Djibouti đã được mở rộng và xây thêm cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu sân bay của nước này.
"Trung Quốc vừa mở rộng căn cứ quân sự ở Djibouti với việc xây thêm một cầu cảng lớn có thể hỗ trợ tàu sân bay nước này trong tương lai", đại tướng Stephen Townsend, chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ (AFRICOM), nói trong phiên họp với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 20/4. Ông cho hay đây là căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc tại châu Phi.
Trung Quốc thành lập căn cứ tại Djibouti, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi, và triển khai lực lượng tại đây vào năm 2017. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ thiết lập căn cứ này "nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế, đồng thời bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp của mình, chứ không tìm cách tăng cường hiện diện quân sự" ở châu Phi.
Tuy nhiên, tướng Townsend nhận định căn cứ tại Djibouti đang trở thành "nền tảng để Trung Quốc phát huy sức mạnh trên khắp lục địa và vùng biển" của châu Phi, đồng thời nước này đang tìm kiếm các địa điểm có thể mở căn cứ khác.
Hoạt động xây dựng cầu cảng tại căn cứ Trung Quốc ở Djibouti tháng 3/2020. Đồ họa: Forbes, Twitter/d-atis .
Tờ Forbes hồi tháng 5/2020 công bố ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động mở rộng căn cứ của Trung Quốc tại Djibouti. Chuyên gia quân sự H.I. Sutton cho biết căn cứ có một cầu tàu dài khoảng 300 m, đủ khả năng "tiếp nhận tàu sân bay, tàu sân bay trực thăng và các chiến hạm cỡ lớn khác của Trung Quốc".
Hải quân Trung Quốc đang sở hữu hai tàu sân bay, gồm Liêu Ninh và Sơn Đông, đều là những loại hàng không mẫu hạm kiểu cũ. Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ ba với kích thước lớn hơn cùng trang bị hiện đại hơn, bao gồm hệ thống máy phóng điện từ.
Trung Quốc cũng đang chế tạo hàng loạt tàu sân bay trực thăng Type 075 có thể chở theo trực thăng tấn công để hỗ trợ lực lượng đổ bộ, cùng các tàu đổ bộ đệm khí, xe tăng chủ lực và thiết giáp.
Binh sĩ Trung Quốc tại căn cứ ở Djibouti tháng 8/2017. Ảnh: AFP .
Djibouti giáp các tuyến đường thủy chiến lược và là nơi nhiều quốc gia đặt căn cứ quân sự, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Căn cứ của Mỹ mang tên Lemonnier chỉ cách cơ sở Trung Quốc vài km. Cựu đại tướng Thomas Waldhauser, từng giữ chức chỉ huy AFRICOM, năm 2017 cho biết việc căn cứ Mỹ gần cơ sở của Trung Quốc "gây ra một số lo ngại đáng kể về an ninh trong hoạt động tác chiến".
Hồi năm 2018, tờ Wall Street Journal đưa tin binh sĩ Trung Quốc bị cáo buộc chiếu tia laser công suất cao nhằm vào phi công Mỹ bay qua Djibouti.
Châu Phi là một trong những khu vực cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. "Trung Quốc là mối quan tâm lớn, họ thật sự có mặt ở khắp nơi trên lục địa này. Họ đặt cược rất nhiều và chi rất nhiều tiền cho khu vực này. Họ đã xây dựng rất nhiều hạ tầng quan trọng", tướng Townsend nói.
Thiếu điện, Trung Quốc siết kiểm soát năng lượng 16 trong 31 tỉnh của Trung Quốc áp dụng các biện pháp siết chặt tiêu thụ điện, khiến nhiều công ty gặp khó khăn và nhiều người dân lo ngại. Các tỉnh đông bắc Trung Quốc gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang đang trải qua tình trạng mất điện diện rộng tại các hộ gia đình, khiến nhiều người dân...