Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay để răn đe ở Biển Đông?
“Biên đội tàu sân bay sẽ triển khai ở duyên hải trung bộ, tiện cho nam tiến, bắc tiến, răn đe các nước nhỏ ở biển Đông, không biên chế cho hạm độ nào”.
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc.
Tờ “Tín báo” Hồng Kông ngày 13/8 có bài viết nhan đề “4 nhân tố lớn quyết định địa điểm triển khai biên đội tàu sân bay Trung Quốc” của tác giả Trịnh Hạo, bình luận viên thời sự Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông, học giả thỉnh giảng của Viện Brookings Mỹ. Sau đây là nội dung cơ bản của bài viết này:
Gần đây, dư luận tập trung quan tâm đến các vấn đề như khi nào biên đội tàu sân bay đầu tiên được trang bị cho Hải quân Trung Quốc, việc đặt tên cho tàu sân bay, máy bay trang bị cho tàu sân bay, địa điểm triển khai tàu sân bay, chỉ huy đầu tiên của tàu sân bay…
Dư luận xôn xao như vậy, nhưng Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại im hơi lặng tiếng, do đó những phỏng đoán ngày càng nhiều, ngày càng nguy hiểm và thật giả khó phân biệt.
Trịnh Hạo, bình luận viên thời sự truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông, học giả thỉnh giảng Viện Brookings Mỹ thông qua theo dõi có hệ thống nhất cử nhất động của tàu sân bay Varyag đã đưa ra kết luận rằng, có 4 nhân tố lớn quyết định đến địa điểm triển khai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Ông cho rằng, mặc dù 4 nhân tố lớn này thực sự là những yếu tố cơ bản triển khai biên đội tàu sân bay, nhưng do không được Quân đội Trung Quốc xác nhận, vì vậy cũng chỉ có thể suy đoán theo lý.
Điều phải chỉ ra là, ngoài số lượng người không nhiều của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc biết được kế hoạch chi tiết của biên đội tàu sân bay, không có ai có thể biết chính xác bất cứ thông tin có liên quan nào.
Vì vậy, các nhân tố có liên quan có thực sự đáng tin hay không đương nhiên phải xem chúng có phù hợp với logic cơ bản, tình hình quốc gia của TQ và thực tế hay không.
Trung Quốc liên tiếp chạy thử tàu sân bay. Có tin cho rằng, tàu sân bay Varyag sẽ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào ngày 1/10/2012.
Trịnh Hạo cho rằng, biên đội tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc triển khai ở đâu phải xem xét 4 nhân tố lớn là: chiến lược phát triển tổng thể quốc gia, phương hướng xây dựng phát triển hải quân, thực hiện chức năng hành động quân sự, cơ sở/công trình hạ tầng hiện có.
Video đang HOT
Để nắm rõ hơn về luận điệu tuyên truyền và phán đoán được ý đồ đã, đang và sẽ được thực hiện đối với khu vực Biển Đông nói chung và châu Á nói riêng, báo GDVN xin đăng tải lại toàn bộ những ý kiến của Trịnh Hạo – bình luận viên thời sự Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông.
1. Việc triển khai biên đội tàu sân bay phải xuất phát từ chiến lược phát triển tổng thể và chính sách ngoại giao tổng thể của Trung Quốc, phải xem xét các nhân tố quan trọng như sự thay đổi mới về cục diện địa-chính trị và chiến lược xung quanh Trung Quốc.
Nhìn vào chiến lược tổng thể hiện nay của Trung Quốc, chắc chắn là, về đối nội phải duy trì vững chắc việc xây dựng kinh tế, duy trì sự ổn định hài hoà tổng thể của xã hội, tiếp tục tăng cường cải cách các lĩnh vực, đẩy nhanh, nâng cao mức sống của dân TQ vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.
Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc cần có thời kỳ cơ hội phát triển chiến lược dài hơn, ổn định hơn và bền vững để toàn tâm toàn ý để xây dựng và phát triển. Ngày 23/7, tại một hội nghị can bô lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, bộ của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào đã có bài phát biểu cho rằng, chấn hưng đất nước phải lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, phát triển vẫn là quan trọng trong tất cả các vấn đề của Trung Quốc. Do đó có thể thấy, trong một thời kỳ tương đối dài sắp tới, Trung Quốc vẫn phải kiên trì con đường phát triển hòa bình, đây vẫn là quốc sách cơ bản của Trung Quốc.
Theo đó, Trịnh Hạo cho rằng, việc xây dựng phát triển sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc, trong đó có các hành động quân sự và triển khai quân sự, cũng không thể vượt qua yêu cầu chung là bảo vệ sự phát triển hòa bình của đất nước. Ở một nước Trung Quốc quân đội phải phục tùng sự chỉ huy của Đảng và phải lấy chính sách quốc gia làm quy tắc hành vi, Quân đội nhất định phải phục tùng vô điều kiện nhu cầu của Đảng Cộng Sản TQ và Nhà nước để triển khai các hoạt động xây dựng, quy hoạch, huấn luyện… Vị trí triển khai cụ thể của biên đội tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng phải phù hợp với yêu cầu cơ bản này.
Máy bay chiến đấu J-15 được cho là máy bay chủ lực của tàu sân bay Trung Quốc.
Trịnh Hạo đánh giá, nhìn vào tình hình xung quanh Trung Quốc hiện nay, mặc dù vấn đề biển Đông, vấn đề biển Hoa Đông, đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư (đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát thực tế) ngày càng gay gắt, phức tạp, cộng với chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ coi đề phòng Trung Quốc là trọng điểm hành động quân sự, vì vậy khiến cho Trung Quốc phải tích cực đối diện với các thách thức nhạy cảm.
Nhưng, nhìn vào xu thế chung, tình hình tổng thể của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn ổn định, có thể kiểm soát, các tranh chấp chủ quyền lãnh hải và đảo đá khác nhau cũng chưa phát triển đến mức độ lấy chiến tranh để quyết phân thắng bại; trong khi đó Mỹ áp dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo “không lựa chọn đứng về bên nào” trong vấn đề biển Đông, điều này cũng chưa có sự thay đổi mang tính căn bản.
Trịnh Hạo cho rằng, cho dù Trung Quốc và các nước tranh chấp có xảy ra xung đột vũ trang, Mỹ cũng không thể chủ động tham gia vào tranh chấp chủ quyền. Vì vậy, trên cơ sở môi trường ngoại giao vẫn lấy hòa bình và phát triển làm tiền đề lớn, vị trí triển khai biên đội tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng phải xem xét phản ứng của các nước xung quanh và mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Có người nói, triển khai tàu sân bay là ở bờ biển của Trung Quốc, hoàn toàn không liên quan đến ngoại giao, càng không cần chú ý đến quan điểm của nước khác, đây là việc thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Điều này tuy có lý, nhưng tình hình thực tế hoàn toàn không đơn thuần như vậy. Bởi vì, Trung Quốc phát triển tàu sân bay luôn được cộng đồng quốc tế quan tâm rất lớn, các nước xung quanh cũng liên tục bày tỏ lo ngại, do đó, tàu sân bay Trung Quốc sớm có thuộc tính kép:
Tức là việc của Trung Quốc cũng liên quan đến đại cục quan hệ đối ngoại. Trong khi cộng đồng quốc tế đang quan tâm chặt chẽ, các hành động quân sự của Trung Quốc phải phục tùng chính sách ngoại giao tổng thể của đất nước. Ở Trung Quốc, ngoại giao quân sự, hành động quân sự tuyệt đối không thể tiến hành đặc thù hóa, không thể tiến hành ngoại lệ, đây cũng là quốc sách cơ bản trong tình hình đất nước cơ bản. Vì vậy, việc bố trí tàu sân bay cũng phải chú ý đến chính sách ngoại giao.
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc (tưởng tượng)
2. Phải cân nhắc lợi ích tổng thể phát triển hải quân. Việc triển khai biên đội tàu sân bay phải phục tùng mục tiêu và quy hoạch lâu dài xây dựng, phát triển của Hải quân Trung Quốc, triển khai ở chỗ nào phải cân nhắc lợi ích tổng thể phát triển hải quân, chứ không phải lợi ích của một hạm đội nào đó.
Theo đó, hành động cụ thể của biên đội tàu sân bay tương lai phải tiện cho phối hợp với các hành động của các hạm đội lớn khác. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tuyên bố, nhiệm vụ chính của tàu sân bay đầu tiên là nghiên cứu khoa học và huấn luyện, cung cấp kinh nghiệm chế tạo nhiều tàu sân bay hơn cho Trung Quốc.
Như vậy, biên đội tàu sân bay đầu tiên hầu như chắc chắn sẽ không triển khai ở hai đầu khu vực nam, bắc của duyên hải Trung Quốc, mà nên là khu vực duyên hải trung bộ. Đương nhiên, các nhân tố Hải quân Trung Quốc phải cân nhắc còn bao gồm các vấn đề như nhiệm vụ cụ thể của biên đội tàu sân bay là gì, mục tiêu chiến lược là gì, quy tắc ứng xử là gì, phải xác định rõ ràng.
Ngoài ra, do tàu sân bay đầu tiên trang bị cho quân đội sẽ có ý nghĩa thực tế không kém gì việc Trung Quốc tiến hành thử hạt nhân trước đây, vì vậy không loại trừ Chính phủ, Quân đội Trung Quốc sẽ xem xét các mối nghi ngờ của bên ngoài, công bố báo cáo tương tự “Sách trắng Quốc phòng” của Trung Quốc, trình bày lập trường của Quân đội Trung Quốc trong các vấn đề như việc xây dựng, phát triển sức mạnh quân sự, động cơ và mục tiêu, việc triển khai tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, hóa giải những mối nghi ngờ của bên ngoài đối với tàu sân bay Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag trong lần chạy thử thứ ba.
3. Việc triển khai biên đội tàu sân bay phải cân nhắc các hành động quân sự thực tế, căn cứ vào các tình hình cụ thể như vận dụng chiến lược, điều động chiến đấu, thực thi chiến dịch, triển khai ở vị trí tốt nhất. Vì vậy, triển khai ở đâu cũng là vấn đề chiến lược phải cân nhắc thận trọng. Chỉ có như vậy, mới có thể phát huy sức chiến đấu tốt nhất của biên đội tàu sân bay.
Ngoài ra, biên đội tàu sân bay vừa phải có vai trò chiến đấu thực tế, vừa phải có chức năng răn đe quân sự. Khi tham gia các hành động quân sự, nó phải phát huy sức chiến đấu mạnh mẽ, nhưng trong thời bình, nó phải tập trung hơn cho phát huy khả năng răn đe, thông qua phô diễn cụm chiến đấu tàu sân bay với bên ngoài, khẳng định khả năng răn đe quân sự của Quân đội Trung Quốc.
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền từng đưa ra lập luận diều hâu cho biết, “khi lợi ích quốc gia của Trung Quốc bị đe dọa, sẽ sử dụng thủ đoạn khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ để đáp trả”.
Đây chính là một loại răn đe. Vì vậy, địa điểm triển khai biên đội tàu sân bay vừa phải phù hợp với nhu cầu chinh chiến bất cứ lúc nào, vừa phải tuần tra xung quanh cơ động, linh hoạt bất cứ lúc nào, phát huy khả năng răn đe.
Suy luận như vậy, nếu triển khai nó ở duyên hải trung bộ, phía bắc có thể đề phòng khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là tình hình bất trắc của bán đảo Triều Tiên, phía nam có thể răn đe các nước nhỏ khu vực biển Đông, khi cần thiết có thể đưa vào chiến đấu cục bộ bảo vệ “chủ quyền biển Đông”.
Đương nhiên, còn có thể căn cứ vào nhu cầu, chạy xuyên qua vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako (Nhật Bản), đến Thái Bình Dương tiến hành huấn luyện biển xa.
4. Phải cân nhắc sự đồng bộ hiện có. Việc triển khai biên đội tàu sân bay phải xem xét tình hình các công trình đồng bộ như nơi sửa chữa và xây dựng hiện có, cơ sở hậu cần tiếp tế, tàu sân bay và các tàu khác, bến cảng neo đậu…, không thể thoát ly thực tế của quân cảng Hải quân Trung Quốc hiện nay.
TQ không thể tiếp tục bỏ ra vốn lớn vào một nơi hoàn toàn chưa có công trình, thiết bị để tiếp tục xây dựng nơi neo đậu cho tàu sân bay, điều này không phù hợp với yêu cầu phát triển hải quân hiện nay, cũng không phù hợp với kế hoạch tập trung sử dụng tàu sân bay làm nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, có thể còn có những nhân tố cần xem xét khác, nhưng hầu như đều không tách rời 4 nhân tố cơ bản nhất này. Trịnh Hạo phán đoán, biên đội tàu sân bay đầu tiên rất có thể do Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thống nhất chỉ huy, đồng thời không biên chế cho một hạm đội hải quân nào.
Lý do là, 3 hạm đội lớn gồm Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải thuộc cùng một cấp, nếu biên chế thêm một cụm tàu sân bay, về lý thì phải nâng cấp, nhưng điều này sẽ liên quan đến cải cách biên chế hải quân, tương đối phức tạp.
Cho nên, biện pháp đơn giản nhất là tạm thời độc lập với ba hạm đội, quyền tổng chỉ huy hạm đội thuộc Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân, nhưng cảng chính có thể thiết lập ở dải căn cứ quân cảng Châu Sơn (Chiết Giang)-đảo Đại Sơn, trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Đông Hải. Nhưng, việc triển khai cụ thể còn phải đợi Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cuối cùng.
Theo GDVN
Tàu sân bay Trung Quốc có lần chạy thử lâu nhất
Hãng thông tấn THX và báo chí Trung Quốc cho biết tàu sân bay Varyag - hàng không mẫu hạm đầu tiên được Bắc Kinh tu sửa sau khi mua lại từ Ukraine - sáng 30/7 đã kết thúc hành trình thử nghiệm lần thứ chín và trở về cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh.
Tàu sân bay Thi Lang (Ảnh: Getty Images)
Từ ngày 5/7 đến nay, Varyag (Thi Lang) đã tiến hành chạy thử nghiệm ở ngoài khơi vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải.
Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
Tại cuộc họp báo ngày 26/7, quan chức phụ trách báo chí của quân đội Trung Quốc Dương Vũ đã phủ nhận thông tin cho rằng lần chạy thử lần này của Varyag là nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) (ngày 1/8).
Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần đầu tiên từ một cảng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc ngày 10/8/2011./.
Theo TTXVN
Báo Nhật: Ấn Độ chiếm ưu thế về nguồn nhân lực tàu sân bay so với TQ Trên phương diện phát triển tàu sân bay, Trung Quốc chiếm ưu thế về phần cứng, nhưng Ấn Độ lại chiếm ưu thế về nguồn nhân lực quan trọng nhất. Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Ngày 16/7, tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc có ý...