Trung Quốc sẽ trả tự do 5 người Ấn Độ bị mất tích ở biên giới
Theo truyền thông Trung Quốc, nước này sẽ thả 5 công dân Ấn Độ được cho là “mất tích” ở khu vực biên giới.
Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, hôm 12/9, Bắc Kinh sẽ trả tự do cho 5 công dân Ấn Độ, đã bị bắt giữ vào đầu tháng này tại khu vực giáp ranh với Tây Tạng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, 5 công dân trên có thể là nhân viên tình báo Ấn Độ, ăn mặc như thợ săn và đã “xâm nhập” vào khu vực Tây Tạng. Thời báo Hoàn cầu đồng thời phản bác lại thông tin cho rằng họ bị bắt cóc.
Bắc Kinh sẽ trả tự do cho 5 công dân Ấn Độ bị mất tích. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trước đó, tờ Arunachal Times của Ấn Độ hôm 5/9 đưa tin, 5 người đàn ông đến từ cộng đồng Tagin đã bị bắt tại một khu rừng gần thị trấn Nacho trong lúc đi săn và thông tin do PLA bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội.
Hôm 8/9, sau báo cáo việc 5 người Ấn Độ bị mất tích, một bộ trưởng Ấn Độ nói rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xác nhận thông tin 5 người này được tìm thấy ở bên biên giới Trung Quốc.
Sự biến mất của họ trùng với thời điểm cuộc đối đầu ở biên giới vào tuần đó ở phía Tây Himalayas, trong bối cảnh cả hai đều cáo buộc nhau về vụ nổ súng ở biên giới tranh chấp.
Trung – Ấn từ lâu đã tuân thủ một giao thức tránh sử dụng vũ khí ở biên giới.
Hôm 10/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar đã gặp nhau tại Matxcơva bên lề Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), và đã nhất trí giảm leo thang căng thẳng biên giới.
Ngoại trưởng Trung – Ấn cũng đồng ý xúc tiến hợp tác để hoàn thành các biện pháp xây dựng lòng tin. Tuyên bố chung giữa hai bên đồng ý việc tuân thủ các hiệp định và nghị định thư hiện có về vấn đề biên giới Trung – Ấn, nhằm “duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực”.
Quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ trở nên căng thẳng thời gian gần đây, kể từ khi xảy ra vụ đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp hồi tháng 6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, và chưa rõ số thương vong của Trung Quốc.
Leo thang căng thẳng liên tục diễn ra ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, khi các cuộc đụng độ xảy ra đầu tuần qua tại khu vực tranh chấp ở phía Đông Ladakh.
Hôm 7/9, quân đội Trung Quốc cho biết họ buộc phải “thực hiện các biện pháp đối phó” khi cho rằng quân đội Ấn Độ nã súng vào các cuộc tuần tra biên giới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đây là lần đầu tiên việc sử dụng súng được báo cáo, kể từ năm 1975.
Trung – Ấn đang đối mặt với nguy cơ xảy ra xung đột biên giới trên diện rộng, vì thiếu đường phân định biên giới trên dãy Himalaya. Khu vực này chỉ có Đường kiểm soát thực tế, được thiết lập sau cuộc chiến Trung – Ấn năm 1962.
Đụng độ dữ dội tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) khiến 17 người thiệt mạng
Ít nhất 17 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ dữ dội xảy ra tại thủ đô New Dehli, Ấn Độ, liên quan đến một luật mới tại quốc gia này.
Tình trạng bất ổn xảy ra ở một số khu vực của thủ đô New Delhi ngày 24/2, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến thăm Ấn Độ.
Cảnh sát Ấn Độ ngăn người biểu tình. Ảnh: Getty.
Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay ở các khu vực bị ảnh hưởng khi những người biểu tình ném đá và đốt cháy nhiều phương tiện cũng như bình xăng, làm hư hại nhiều tài sản.
Sáng nay (26/2), ông Arvind Kejriwal - một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết trên trang cá nhân Twitter: Do "cảnh sát không thể kiểm soát được tình hình", quân đội đã được điều động và lệnh giới nghiêm được áp đặt tại một số khu vực bị ảnh hưởng. Theo một quan chức y tế tại New Delhi, ít nhất 150 người bị thương đã phải nhập viện, 17 người đã thiệt mạng, trong đó có 1 nhân viên cảnh sát. Con số thương vong dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng, giám đốc bệnh viện Guru Tej Bahadur ở New Delhi cho biết.
Trong nhiều tháng qua, người dân Ấn Độ đã biểu tình phản đối luật mới về theo dõi quyền công dân gây tranh cãi. Luật này cho phép công dân Ấn Độ được xin tị nạn tại 3 nước láng giềng, nhưng với điều kiện họ không phải người Hồi giáo. Các đảng phái đối lập cho rằng, luật này là vi hiến vì nó xét quyền công dân dựa trên tôn giáo của một người, và sẽ gây thiệt thòi cho cộng đồng người Hồi giáo với 200 triệu dân ở Ấn Độ. Các vụ bạo lực mới xảy ra khi ông Trump đến thăm Ấn Độ lần đầu tiên với tư cách là Tổng thống, sự kiện được cho là nhằm thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Cắn chết rắn vì 'bị cản đường' Một người đàn ông say rượu ở bang Karnataka cắn chết con rắn và xé thành nhiều mảnh vì cho rằng con vật cản đường anh ta. Kumar, 38 tuổi, ở làng Mustur, thành phố Kolar, bang Karnataka, Ấn Độ, hôm 5/5 đang đi xe máy về nhà sau khi mua rượu thì một con rắn bò qua đường và nằm ngay dưới...