Trung Quốc sẽ tiếp tục không thỏa hiệp khi đàm phán COC với ASEAN
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục khăng khăng giữ các tuyên bố chủ quyền biển đảo phi lý của mình trong hội nghị thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với các nước thành viên ASEAN, tờ South China Morning Post đưa tin ngày 25.6.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng giữa Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trong một hội nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ở Trung Quốc hồi năm 2012 – Ảnh: Reuters
Mặc dù vẫn sẽ thảo luận về việc thiết lập COC trong hội nghị kéo dài 2 ngày tại Indonesia, Trung Quốc cũng sẽ cho ASEAN thấy rằng nước này sẽ không thay đổi các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo.
Bắt đầu diễn ra từ hôm 24.6, hội nghị kỳ này là lần gặp gỡ lần thứ 11 để bàn về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa Trung Quốc và khối ASEAN.
“Trung Quốc sẽ cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình và đây sẽ là ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình”, ông Trương Minh Lượng, chuyên gia nghiên cứu tại Trường Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, nhận định.
Video đang HOT
Hội nghị tại Indonesia diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang ngang ngược dùng tàu chiến và tàu tuần duyên để bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou-981), được hạ đặt phi pháp trong vùng biển Việt Nam.
Bà Trương Khiết, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, thì lớn lối bình luận rằng: “Thông qua việc biểu dương sức mạnh. Trung Quốc muốn các nước có tranh chấp chủ quyền với mình tại biển Đông sẽ phải nghiêm túc chú ý đến vị thế của Trung Quốc”.
Trong khi đó, ông Oh Ei Sun, một nhà phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajartnam (Singapore), dự đoán rằng Việt Nam và Philippines có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên khác trong ASEAN nhằm cùng nhau tìm cách hạn chế tàu thuyền Trung Quốc di chuyển trong các vùng biển tranh chấp.
“Trung Quốc một mặt sẽ chủ động theo đuổi COC, nhưng mặt khác thì sẽ không thỏa hiệp. COC chỉ là một phần trong các vấn đề của Trung Quốc tại biển Đông”, chuyên gia này cảnh báo.
Giới quan sát nhận định Trung Quốc không bao giờ muốn nhìn thấy sự hình thành của COC bởi Bắc Kinh luôn lợi dụng tính ít ràng buộc của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC) hiện tại để gia tăng các hành vi gây hấn.
Tiến sĩ Christopher Roberts (Đại học New South Wales, Úc) nói với Thanh Niên Online: “Vì muốn vô hiệu hóa tính ràng buộc của COC nên trước khi chấp thuận cho ra đời bộ quy tắc ứng xử này, Trung Quốc sẽ gia tăng hiện diện và kiểm soát trên phần lớn biển Đông nhằm tạo ra nhiều “sự đã rồi” càng nhiều càng tốt. Đáng quan ngại hơn, tôi biết Bắc Kinh cũng chẳng giấu giếm gì về ý định này”.
Theo TNO
Nhật, Philippines kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp
Nhật Bản và Philippines vào ngày 24.6 đã đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng luật pháp để giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo trong thời điểm Trung Quốc đang có những động thái ngày càng hung hăng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino - Ảnh: AFP
Phát biểu nhân dịp Tổng thống Philippines Benigno Aquino có chuyến công du đến Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: "Trong bối cảnh tình hình trong khu vực đang trở nên nghiêm trọng, cả 2 nước (Nhật Bản và Philippines) đang phối hợp chặt chẽ với nhau".
"Tôi đã khẳng định một lần nữa với Tổng thống Aquino về sự quan trọng của luật lệ", AFP dẫn lời ông Abe phát biểu.
Trong khi đó, tổng thống Philippines cho biết chuyến thăm Nhật của ông chủ yếu tập trung vào "những thách thức trong việc bảo vệ an ninh trong khu vực của chúng ta thông qua thực thi luật pháp để bảo vệ lợi ích chung của 2 nước cũng như của khu vực và thế giới".
Hồi tháng 7.2013, nhân chuyến thăm Manila, ông Abe đã cam kết rằng Nhật sẽ giúp Philippines tăng cường năng lực phòng thủ trên biển.
Một phần trong cam kết này là lời hứa cấp cho lực lượng tuần duyên Philippines 10 tàu tuần tra.
Được biết, Philippines đã liên tục gửi công hàm cho Trung Quốc để phản đối động thái tăng cường hiện diện quân sự lẫn dân sự cùa nước này trên các hòn đảo và vùng biển nằm trong khu vực mà Philippines tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang leo thang vì tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo TNO
Vì sao Nga không công khai ủng hộ Trung Quốc tại biển Đông? Trong một bài bình luận sâu về quan hệ Trung-Nga, tạp chí điện tử The Diplomat đã nêu bật ra 4 lý do mang tính chiến lược và chính trị khiến Moscow không ủng hộ Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters...