Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vật tư y tế chống Covid-19
Đại diện Trung Quốc cho biết nước này không chỉ viện trợ mà còn xuất khẩu vật tư y tế phục vụ phòng chống đại dịch Covid-19 ở nhiều nước.
Phát biểu tại buổi họp báo chiều nay (9/4) của Bộ Thương mại Trung Quốc, người phát ngôn Cao Phong cho biết, ngoài viện trợ thì thời gian tới nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vật tư y tế cho các quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong. Ảnh: Sohu.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, tính đến ngày 8/4 đã có 58 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế ký hợp đồng mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế với các doanh nghiệp Trung Quốc, 71 quốc gia và 10 tổ chức quốc tế khác đang đàm phán để ký kết hợp đồng.
Cũng theo ông Cao Phong từ đầu tháng 3 cho đến nay, Trung Quốc đã xuất khẩu 10,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,45 tỷ USD) hàng vật tư y tế bao gồm đồ phòng hộ, khẩu trang, máy thở, kit xét nghiệm nhanh… cho các quốc gia có dịch Covid-19.
Ông Cao Phong nhấn mạnh, dịch Covid-19 là thách thức chung của toàn nhân loại, đòi hỏi sự chung tay hợp tác giữa các nước, do đó không có việc nước này chèn ép các doanh nghiệp Mỹ có nhà xưởng sản xuất thiết bị vật tư y tế tại Trung Quốc.
Ông Cao Phong nói: “Trung Quốc phản đối mọi hành vi xuyên tạc sự thật, chối đẩy trách nhiệm cũng như chính trị hóa cuộc chiến chống dịch bệnh. Trong vấn đề này, hy vọng các quốc gia có liên quan, cũng như một số chính khách từ bỏ tư duy đối kháng, cần gánh vác trách nhiệm, cùng cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác nhằm sớm chiến thắng dịch bệnh”.
Như vậy, song song với việc viện trợ cho các quốc gia chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đẩy mạnh xuất khẩu trang thiết bị vật tư y tế cho các quốc gia này.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (31/3), Trung Quốc đã viện trợ vật tư y tế cho 120 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế để chống dịch Covid-19, ngoài ra nước này cũng thông qua các kênh giao lưu nhân dân ủng hộ cho người dân các nước bị dịch.
Bắc Kinh chỉ trích điều khoản chống doanh nghiệp Trung Quốc trong đạo luật của Mỹ
Trung Quốc đã phản đối các điều khoản trong Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ 2020 (NDAA) vừa được Tổng thống Mỹ ký ban hành liên quan các lệnh cấm mua một số mặt hàng hóa của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/12, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh NDAA của Mỹ có nhiều điều khoản gây bất lợi cho các doanh nghiệp của Trung Quốc, và Bắc Kinh "cực lực phản đối" điều này. Ông Cao Phong khẳng định Bắc Kinh sẽ đặc biệt lưu ý đến những tác động của đạo luật này đối với các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian văn bản luật này được thực thi và quốc gia châu Á này sẽ thực hiện mọi giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không đề cập chi tiết về các biện pháp mà Bắc Kinh có thể áp dụng.
Hôm 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn NDAA, trong đó có các điều khoản cấm sử dụng các nguồn quỹ liên bang mua xe buýt hoặc toa tàu hỏa từ Trung Quốc, cùng nhiều điều khoản mới ngăn chặn Washington đưa Huawei khỏi danh sách cấm các doanh nghiệp Mỹ hợp tác.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Bắc Kinh chưa chốt thời điểm ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Washington Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong chưa công bố bất cứ thông tin gì về thời điểm ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ. Mặc dù Nhà Trắng hôm 26/12 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dự lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai...