Thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ.
Hành động côn đồ, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ còn lặp lại.
Pavin Chachavalpangpun, một giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á đại học Kyoto của Nhật Bản ngày 12/8 nói với VOA, thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.
“Mặc dù Mỹ thể hiện chắc chắn rằng họ có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng chúng tôi đã thấy ASEAN trong những năm gần đây trượt vào vòng tay của Trung Quốc. Tổ chức khu vực này đã miễn cưỡng để đối phó với căng thẳng ở Biển Đông có lẽ vì lợi ích của một số quốc gia ASEAN riêng lẻ với Trung Quốc đã làm lu mờ lợi ích chung của khu vực”, Pavin nói.
Ông cho rằng, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ cái gọi là lợi ích quốc gia của họ cho thấy rất ít hy vọng có thể giảm căng thẳng, thậm chí nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang ở Biển Đông vẫn tiếp tục tăng lên. Cách duy nhất để kiểm tra chính sách của Trung Quốc là đưa tranh chấp ra một tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, đề nghị đóng băng các hành động khiêu khích trên Biển Đông mà Mỹ đưa ra đã không nhận được sự đồng thuận trong ASEAN trước khi nó được công bố công khai. Theo ông, sẽ hoàn toàn sai về bản chất nếu Trung Quốc cho rằng họ không có lỗi và tất cả các hành vi khiêu khích đến từ bên ngoài hoặc các nước ASEAN “có ý đồ xấu được Mỹ hậu thuẫn”.
Cùng quan điểm như trên, Bates Gill, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Sydney cho rằng một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng và cứng rắn dường như đã ngày càng ít quan tâm trong việc theo đuổi các mối quan hệ mang tính xây dựng với các nước láng giềng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với The Asahi Shimbun ở Tokyo, Bates Gill chỉ ra rằng sự thay đổi này đang đi ngược lại chính lợi ích của Trung Quốc và rất nhiều nước trong khu vực đã rất ngạc nhiên, thậm chí là rất lo lắng trước hành xử và thái độ của Trung Quốc.
Ông cũng khuyên Nhạt Bản không nên có bất kỳ hy vọng nào cho một giải pháp ngoại giao đối với tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông mà hãy làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất với những căng thẳng đang âm ỉ leo thang như hiện nay.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói với The Asahi Shimbun, Jakarta từ chối xử lý vấn đề Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự. Giải pháp cho Biển Đông thông qua con đường ngoại giao là hết sức cần thiết, Indonesia sẵn sàng phục vụ như một cầu nối, trung gian cho các giải pháp hòa bình ở Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Tin mới nhất
Đụng độ giữa lực lượng biên phòng Afghanistan và Pakistan
19:04:02 28/12/2024
Các cuộc đụng độ xảy ra sau các cuộc không kích do quân đội Pakistan thực hiện tại tỉnh Paktika vào đêm 24/12, khiến 51 người thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Số người vô gia cư tại Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2024
18:15:20 28/12/2024
Theo Liên minh Nhà ở thu nhập thấp quốc gia, các hộ gia đình Mỹ đang cảm nhận được áp lực từ chi phí nhà ở, khi giá thuê nhà trung bình vào tháng 1/2024 cao hơn 20% so với tháng 1/2021.
Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế
17:52:41 28/12/2024
Hệ thống tài chính cũng đang chịu những rủi ro không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này. Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cấp tín dụng cho các dự án xây dựng lớn hiện phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ của Nga ở Syria
17:45:37 28/12/2024
Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của khu vực, đã cản trở các kế hoạch của họ.
ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?
16:07:20 28/12/2024
Các chuyên gia tại ISW chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã bác bỏ một kế hoạch hòa bình do nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắn với Nga
15:51:40 28/12/2024
Một thành viên của Lữ đoàn cơ giới số 33 của Ukraine cho biết nhuệ khí chiến đấu ngày càng sa sút, ngày càng tồi tệ hơn , vì không ai có thể thấy được hồi kết của cuộc xung đột.
Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
15:22:55 28/12/2024
Quan chức Nga đã lý giải việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines phải chuyển hướng khỏi một sân bay ở Nga.
Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga
13:04:07 28/12/2024
Một quan chức Ukraine chuyên theo dõi di chuyển của binh sĩ Triều Tiên cho biết, các lực lượng Triều Tiên đang tăng cường hiện diện trên tuyến đầu và hoạt động cùng với các đơn vị quân sự Nga.
Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục
13:00:31 28/12/2024
Các nhà đầu tư còn kỳ vọng vào lợi ích mà Musk có thể mang lại nhờ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm việc nới lỏng các quy định pháp lý, nhận được trợ cấp từ chính phủ, miễn giảm thuế quan và nhiều ưu đãi khác.
Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp
12:35:26 28/12/2024
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok nắm quyền điều hành đất nước sau khi ông Han Duck Soo bị luận tội vì việc áp đặt thiết quân luật.
CEO OpenAI tiết lộ với sinh viên bí quyết để sống không nuối tiếc
12:12:21 28/12/2024
Ông Sam Altman - Tổng giám đốc điều hành của công ty OpenAI, đơn vị chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo nổi tiếng tại Mỹ, đã chia sẻ một điều tâm niệm, để mỗi người đều có thể sống không nuối tiếc.
Rộ tin Ukraine bắt giữ một lính Triều Tiên ở vùng lãnh thổ Kursk của Nga
12:07:43 28/12/2024
Hãng thông tấn Yonhap dẫn tin từ tình báo Hàn Quốc xác nhận một binh sĩ Triều Tiên đã bị Ukraine bắt giữ tại vùng lãnh thổ Kursk phía Tây nước Nga.