Trung Quốc sẽ tiến hành “cải cách sâu rộng toàn diện”
Kết thúc 4 ngày họp, Hội nghị TW3 khóa XVIII của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua nghị quyết thúc đẩy cải cách toàn diện sâu rộng, với trọng tâm là cải cách kinh tế theo xu hướng thị trường và hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước.
Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất nhất trí cao thông qua nghị quyết “cải cách sâu rộng toàn diện”.
“Nghị quyết về một số vấn đề trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng toàn diện” được thông qua tại Hội nghị nêu rõ mục tiêu tổng thể của Trung Quốc trong thời gian tới là hoàn thiện và phát triển chế độ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước và năng lực quản trị của đất nước.
Nghị quyết cũng nêu rõ đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải đạt được những kết quả mang tính quyết định trên các lĩnh vực then chốt của công cuộc cải cách nhằm hình thành nên một chính thể có tính hệ thống, toàn diện, khoa học, tiêu chuẩn, vận hành có hiệu quả và duy trì quyền lực tối cao của hiến pháp và pháp luật.
Nghị quyết xác định cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của chương trình cải cách sâu rộng toàn diện lần này với vấn đề trọng tâm là xử lý tốt mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với thị trường nhằm để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ tài nguyên và dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò trụ cột của sở hữu nhà nước trong việc phát triển đồng thời nhiều loại hình kinh tế mang đặc sắc CNXH ở Trung Quốc, qua đó dần hình thành nền kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và tạo tiền đề cho đất nước phát triển lên giai đoạn mới sau năm 2020.
Video đang HOT
Để đạt được các mục tiêu trên, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Nhóm lãnh đạo cải cách chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải cách tổng thể, chỉ đạo, điều phối và đôn đốc thực hiện. Tất cả các cấp ủy đảng được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác cải cách.
Bên cạnh đó, để đảm bảo môi trường an ninh cần thiết cho tiến trình cải cách, Trung Quốc cũng sẽ thành lập một Ủy ban an ninh nhà nước, nâng cấp các hệ thống và chiến lược an ninh nằm đảo bảo tốt nhất an ninh quốc gia.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh nền kinh tế thứ 2 thế giới đang có nhiều cải cách và chuyển biến sâu rộng về mọi mặt kể từ khi ban lãnh đạo mới hiện nay lên cầm quyền từ tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên theo nhận định của giới phân tích, do nền chính trị Trung Quốc có những nét đặc thù rất cơ bản nên dù ngày càng có nhiều kỳ vọng vào những cải cách táo bạo được đưa ra, thì ban lãnh đạo mới ở nước này – mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình – cũng khó có thể đưa ra ngay những cải cách mang tính bước ngoặt.
Đó là lý do vì sao kết thúc 4 ngày họp kín về cải cách kinh tế, toàn bộ 376 ủy viên của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng mới chỉ đưa ra được đường hướng chung chung cho phép thị trường đóng “vai trò quyết định” trong việc phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc.
Theo Dantri
Trung Quốc trước cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2
Một hội nghị quan trọng mới khai mạc của đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ mở ra cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2 ở nước này.
Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vì hội nghị này hứa hẹn sẽ triển khai toàn diện công cuộc cải cách sâu rộng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Hội nghị kéo dài 4 ngày được khai mạc hôm 10/11 này sẽ tập trung bàn về các vấn đề lớn của Trung Quốc, trong đó có việc chuyển đổi chức năng của chính phủ, vấn đề đô thị hóa, mở cửa lĩnh vực tài chính, cải cách hệ thống thuế và chính sách giá cả.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tờ Wall Street Journal nhận định: "Một số vấn đề tương đối dễ thực hiện, chẳng hạn như bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, một động thái nhằm ổn định hệ thống tài chính của Trung Quốc trong điều kiện các biện pháp kiểm soát vốn đang dần được nới lỏng."
Nhật báo Độc Lập của Nga dự đoán rằng hội nghị lần này sẽ bàn về việc Trung Quốc chuyển đổi từ một nền kinh tế thiên về xuất khẩu sang hướng tới người tiêu dùng, trong đó có vấn đề trao quyền sở hữu đất cho các hộ gia đình ở nông thôn và cho phép vốn tư nhân trong lĩnh vực tài chính.
Tờ báo này nhận xét: "Các động thái này sẽ kích thích thị trường nội địa với 1,35 tỉ dân của Trung Quốc, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước này."
Trong khi đó, tạp chí Forbes của Mỹ thì cho rằng hội nghị lần này sẽ "quyết định các chính sách kinh tế tạo định hướng cho Trung Quốc trong thập kỷ tới".
Tạp chí Forbes cho rằng đây là "Hội nghị lần thứ 3" đáng chú ý nhất kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở ra con đường cải cách và mở cửa Trung Quốc năm 1978, vì hiện nay Trung Quốc đang tiến tới bước ngoặt mà giới lãnh đạo nước này không thể làm ngơ.
Nhật báo Daily Telegraph của Anh cho rằng hội nghị năm nay của CPC có thể sánh với hội nghị 35 năm trước đây của Đặng Tiểu Bình khi nó mở ra một "cuộc cách mạng sâu sắc" sẽ đưa Trung Quốc thoát ra khỏi chiếc bẫy thu nhập cá nhân và tiến tới mô hình tăng trưởng đi lên.
Tờ báo này cho rằng về mặt lý thuyết, những cải cách này sẽ phá vỡ "sự phụ thuộc vào vốn đầu tư" của Trung Quốc và cho phép tăng giá trị lao động của nhân công người Trung Quốc.
Tờ Financial Times nhấn mạnh rằng hội nghị lần này là "đúng thời điểm" để CPC đưa ra một loạt những cải cách về kinh tế, xã hội và dân chủ ở Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cần phải đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng cao cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hợp lý, từ đó làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội.
Tờ El Mercurio của Chile thì cho rằng hội nghị lần thứ 3 này sẽ giúp Trung Quốc giữ vững tốc độ phát triển kinh tế và tăng cường năng lực sản xuất trung hạn của quốc gia này.
Nhật báo Die Welt của Đức nhận xét tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được các quốc gia trên toàn thế giới theo dõi sát sao, ngay cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức cũng phải chịu sự phụ thuộc chưa từng có tiền lệ và sự tăng trưởng này của Trung Quốc.
Nhật báo này dự báo rằng những cải cách sắp được thực thi tới đây sẽ được người dân Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư trên khắp thế giới chào đón nồng nhiệt, bởi chúng không chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc mà còn có lợi cho nhiều nước khác trên toàn cầu.
Theo Khampha
Trung Quốc sẽ cải cách sâu rộng Dự kiến, tháng sau, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung thảo luận những lĩnh vực sẽ phải cải cách mạnh mẽ, gồm: thủ tục hành chính, các ngành công nghiệp độc quyền, đất đai, hệ thống thuế và tài chính, quản lý tài sản nhà nước, chính sách mở cửa và cải cách. Nông dân Trung Quốc có thể sẽ...