Trung Quốc sẽ “thí” tầng lớp trung lưu để chiến tới cùng với Mỹ?
Đã 40 năm kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc đang đứng giữa ngã tư một lần nữa. Cuộc chiến thương mại có thể thúc đẩy Bắc Kinh “hy sinh” tầng lớp trung lưu để quay trở về một quốc gia bảo thủ hơn.
Theo bài viết trên báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) đăng ngày 10.9, lợi ích của tầng lớp trung lưu – những người ủng hộ thị trường tự do – sẽ phải hứng chịu cảnh thua thiệt để Trung Quốc bảo vệ nền kinh tế nước nhà trước cuộc chiến thương mại chưa từng có với Mỹ.
Bắc Kinh sẽ ‘hy sinh’ tầng lớp trung lưu trong cuộc chiến kinh tế với Mỹ? Ảnh: CNN.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump ít có khả năng đảo ngược mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Nhưng nó có thể thúc đẩy các nhà lập pháp Trung Quốc tăng cường chính sách kiểm soát nhà nước và ràng buộc xã hội. Kết quả là tầng lớp trung lưu của Trung Quốc sẽ là nhóm chịu thiệt.
Trung Quốc phản ứng với cuộc chiến thương mại bằng cách mở rộng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Theo quan điểm của Bắc Kinh, lợi ích của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, những người không có tiếng nói thực sự trong các vấn đề quốc gia của đất nước, chắc chắn không phải là một ưu tiên. Mục đích quan trọng nhất là bảo vệ thể chế chính trị của Trung Quốc và nền kinh tế do nhà nước kiểm soát.
Cuộc chiến thương mại thậm chí có thể tạo cơ hội cho những nhà lập pháp cứng rắn trong giới lãnh đạo Trung Quốc ngăn chặn những suy nghĩ tự do đã và đang ngày càng phổ biến hơn trong tầng lớp trung lưu những năm gần đây.
Nếu chiến tranh thương mại là một cuộc cạnh tranh xem bên nào có thể “chịu đòn” được nhiều hơn, ít nhất Trung Quốc đang nắm giữ được một lợi thế quan trọng. Trung Quốc có thể tồn tại lâu hơn Mỹ trong một cuộc chiến thương mại bởi người dân nước họ “sẵn sàng chịu tổn thất trong cuộc sống cá nhân và chia sẻ gánh nặng với chính phủ”.
Tuy nhiên, đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, ước lượng từ 100 đến 300 triệu người bao gồm giới công chức và chủ doanh nghiệp tư nhân, mọi thứ không như mong đợi. Họ thường sở hữu tài sản và coi trọng quyền tư hữu cũng như nền kinh tế thị trường tự do. Họ là người hâm mộ của các ông lớn công nghệ iPhone, Google, Hollywood và thần tượng lối sống phương Tây…
Video đang HOT
Trên thực tế, nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu của Trung Quốc thậm chí còn hoan nghênh cuộc chiến thương mại như một sức ép bên ngoài cần thiết đối với Bắc Kinh để thay đổi cách tiếp cận theo hướng can thiệp ngày càng sâu của nhà nước vào nền kinh tế.
Đối với chính quyền Trung Quốc, việc hy sinh lợi ích của tầng lớp trung lưu trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ không hoàn toàn là một ý kiến tồi. Kiểm soát nhà nước chặt chẽ hơn về thông tin, tài sản và các hoạt động kinh tế sẽ giúp Bắc Kinh quản lý các tác động từ cuộc chiến thương mại. Bên cạnh đó, hạn chế khu vực tư nhân để nhà nước có thêm “hỏa lực” đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước là một chiến lược để cân bằng tác động từ cuộc chiến tranh thương mại.
Trung Quốc ngày càng trở nên tham vọng hơn trong việc thu thuế và theo đuổi một mô hình “đại chính phủ”, trái ngược hoàn toàn với chính sách cắt giảm thuế và lối tiếp cận “chính phủ nhỏ” của Tổng thống Mỹ Trump.
Cụ thể, nhiều người Trung Quốc bắt đầu kinh doanh trực tuyến và kiếm tiền từ hoạt động thương mại trực tuyến. Trước đây, hoạt động này không bị áp dụng chính sách thuế của “nền kinh tế thực”. Tuy nhiên, tuần qua, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một luật thương mại điện tử mới, mở đường cho việc thu thuế và áp dụng các yêu cầu hành chính đối với các cửa hàng trực tuyến, giống như các cửa hàng thực.
Bên cạnh đó, những khoản đóng góp phúc lợi xã hội bắt buộc của Trung Quốc từ năm sau sẽ được các cơ quan thuế thu thay vì các cơ quan an sinh xã hội. Sự thay đổi này dự kiến đánh một đòn nặng nề đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Theo Danviet
Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác đầu tư với Nga
Cặp đôi Nga-Trung luôn là một thế lực đáng gờm đối với Mỹ và phương Tây, tạo ra thế cân bằng trong giải quyết các vấn đề nóng quốc tế hiện nay.
Cặp đôi Nga-Trung luôn là một thế lực đáng gờm đối với Mỹ và phương Tây.
Theo CNBC, trong một thông báo ngày 11/9 của Quỹ Đầu tư Nga-Trung (RCIF), Ủy ban Cố vấn Kinh doanh Nga-Trung, gồm hơn 150 đại diện từ các công ty hàng đầu của Nga và Trung Quốc, đang cân nhắc thực hiện 73 dự án đầu tư chung trị giá hơn 100 tỷ USD.
Cũng theo thông báo, Ủy ban Cố vấn Kinh doanh Nga-Trung đã tiến hành một phiên họp thường niên trong tuần này trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) tại Vladivostok, Nga.
Thông báo nêu rõ, nhờ kết quả hợp tác song phương Nga-Trung, 7 dự án trị giá 4,6 tỷ USD đã được thực hiện.
Trong một thông báo khác cùng ngày của RCIF, Quỹ Đầu tư Nga-Trung và Tập đoàn đầu tư khoa học và công nghệ Trung Quốc Tus-Holdings đã công bố các kế hoạch đầu tư chung.
Được biết, việc hợp tác này sẽ tập trung vào công nghệ. Theo đó 1,28 tỷ USD sẽ được đầu tư trong Khu Công nghệ Tushino của Nga, phía Tây Bắc thủ đô Moscow.
Hai nhóm này đang cân nhắc xây dựng khu đổi mới công nghệ Trung-Nga với việc đầu tư hơn 100 triệu USD, và triển khai một quỹ liên doanh Nga-Trung với số vốn ban đầu là 100 triệu USD.
Trước đó, phát biểu tại buổi tiếp thành viên Bộ Chính trị Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Yang Jiechi ngày 15/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng: "Tổng kim ngạch trao đổi thương mại Nga - Trung đã đạt 87 tỷ USD trong năm ngoái và tăng 50% trong nửa đầu năm nay, có thể đạt mức 100 tỷ USD cho tới cuối năm".
Ông Putin luôn coi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "người bạn tốt đáng tin cậy".
Giao thương giữa hai nước gia tăng chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ của người Nga tăng lên, khi nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định. Ngoài ra, giá cả và khổi lượng hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga cũng tăng cao, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào Nga và sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hàng không vũ trụ đang được đẩy mạnh.
Có thể nói quan hệ Nga - Trung đang ở trong trạng thái "tốt nhất trong lịch sử". Chính những thay đổi trong quan hệ quốc tế gần đây đã đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Nga, trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kể từ năm 2014 sau cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, đã nhanh chóng "xoay trục" sang châu Á - Thái Bình Dương, và Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - là lựa chọn hàng đầu của Moscow trong chiến lược này.
Trong khi đó, với sức mạnh được tăng lên sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nước này hy vọng cùng với Nga có thể duy trì mối quan hệ song phương theo cách tạo ra môi trường an toàn để đạt được các mục tiêu phát triển và hỗ trợ, hợp tác cùng có lợi.
Thêm vào đó, sự thay đổi trong Chiến lược quốc phòng của Mỹ, từ chỗ đặt trọng tâm an ninh của nước Mỹ là chủ nghĩa khủng bố sang đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, cũng là một trong những lý do khiến Nga và Trung Quốc gắn kết thêm với nhau.
Cả Nga và Trung Quốc đều phản ứng mạnh mẽ trước việc bị Mỹ coi là "mối đe dọa". Trong khi Nga thẳng thừng chỉ trích Mỹ đang tìm cách chứng tỏ vai trò lãnh đạo thông qua chiến lược và khái niệm mang tính đối đầu, thì Trung Quốc cho rằng Mỹ đang áp dụng các chính sách lỗi thời như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hàng loạt các chuyến thăm cấp cao nhất trong những năm gần đây đã nhanh chóng đưa quan hệ Nga - Trung lên một tầm cao mới.
Thanh Tú
Theo vietnamfinance/CNBC
Trung Quốc chỉ trích ông Donald Trump "vô trách nhiệm" về Triều Tiên Trung Quốc hôm 25.8 gọi phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump là "vô trách nhiệm" sau khi ông hủy bỏ chuyến đi mới nhất của Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Triều Tiên và nói rằng Bắc Kinh đang trì hoãn các nỗ lực giải trừ hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un...