Trung Quốc sẽ tẩy chay hội nghị APEC ở Philippines?
Trung Quốc có thể tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra ở Philippines vào cuối năm nay để phản đối Manila trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và đặc biệt là với phát biểu của Tổng thống Philippines.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Benigno Aquino III tại APEC 2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Đài ABS-CBN (Philippines) ngày 13.7 trích một nguồn tin ngoại giao nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ không có mặt tại APEC sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 11 ở thủ đô Manila (Philippines).
Nguồn tin này nói rằng ông Tập Cận Bình thay đổi quyết định là vì phát biểu của Tổng thống Philippines Benigno Aquino III hồi tháng trước đã so sánh hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như Đức Quốc xã xâm chiếm châu Âu thời Chiến tranh thế giới thứ 2.
“Lời phát biểu đó làm ông Tập giận dữ. Ông Aquino không nghĩ rằng bằng cách so sách Đức Quốc xã với Trung Quốc, ông ấy hàm ý ví ông Tập Cận Bình là trùm phát xít Hitler?”, nguồn tin ngoại giao nói và nhận định thêm rằng đó cũng là “sự xúc phạm” đối với người Trung Quốc.
Nếu ông Tập Cận Bình vắng mặt tại hội nghị APEC năm nay, đây sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc vắng mặt tại sự kiện này. Năm 2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng vắng mặt hội nghị APEC tổ chức ở Indonesia, vì chính phủ Mỹ lúc đó phải “đóng cửa” vì không có ngân sách cho năm tài chính.
Video đang HOT
APEC hiện bao gồm 21 nền kinh tế thành viên ở châu Á – Thái Bình Dương với dân số 2,8 tỉ người, chiếm 57% GDP thế giới và 47% giá trị thương mại toàn cầu năm 2012.
Đây là lần thứ hai Philippines tổ chức hội nghị APEC. Người phát ngôn Văn phòng chính phủ Philippines tháng 6.2015 tuyên bố Manila sẽ đề cập vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ngay tại diễn đàn này trong cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo các nước.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc không muốn Manila tận dụng sự kiện này để “bêu rếu” Bắc Kinh trước các nhà lãnh đạo, vì vậy họ lựa chọn giải pháp “tẩy chay”.
Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc đang được Tòa Trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) của Liên Hiệp Quốc xem xét từ ngày 7.7. Hôm nay 13.7, tòa này sẽ tiếp tục những phiên điều trần giai đoạn 2 bằng việc thẩm vấn phía Philippines về những cáo buộc của Manila đối với Bắc Kinh.
Tờ Philippine Star (Philippines) ngày 12.7 cho hay sau khi điều trần giai đoạn 2, tòa sẽ đưa ra quyết định vụ kiện có thuộc thẩm quyền xem xét của mình hay không. Bắc Kinh tuyên bố tẩy chay vụ kiện này, không cử người tham gia cũng như không công nhận phán quyêt của tòa.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Philippines ví Trung Quốc như phát xít Đức
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản đã ví hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông như phát xít Đức, đồng thời cho biết thế giới không thể tiếp tục nhân nhượng Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu trong Diễn đàn Tương lai Châu Á tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 3.6.2015 - Ảnh: AFP
"Nếu một cường quốc như Mỹ tuyên bố "chúng tôi không quan tâm", có lẽ không còn gì có thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của những quốc gia khác", ông Aquino ngày 3.6 phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), khi được hỏi về việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh và vai trò của Mỹ ở Biển Đông, theo AFP.
"Dù chỉ là một người không chuyên về lịch sử, nhưng tôi được nhắc nhở về cách mà Đức thăm dò (phản ứng của các quốc gia châu Âu) và cách các nước châu Âu đáp trả lại động thái của Đức", ông Aquino nói, nhắc đến những cuộc xâm lược của phát xít Đức trong những tháng trước khi bùng nổ Thế chiến thứ 2.
"Phát xít Đức thăm dò, và sẵn sàng rút lui nếu có quốc gia nào phản ứng mạnh mẽ, chẳng hạn như Pháp. Nhưng thật không may mắn, phát xít Đức đã xâm chiếm Sudetenland của Tiệp Khắc và không ai đứng lên phản ứng, lên tiếng bảo dừng lại", ông Aquino cho hay.
"Lúc bấy giờ, nếu ai đó lên tiếng yêu cầu trùm phát xít Đức Adolf Hitler dừng lại, chúng ta sẽ tránh được Thế chiến thứ 2", Tổng thống Aquino nói.
Tổng thống Aquino đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 1.6 cảnh báo Trung Quốc rằng những hành động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông là "phản tác dụng" và kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hành động gây hấn ở khu vực.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc vẫn ngang ngược bác bỏ đề nghị của Washington về việc ngừng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, ngang ngược cho rằng Bắc Kinh có chủ quyền và dùng những đảo nhân tạo trái phép để thực hiện trách nhiệm quốc tế.
Bắc Kinh còn ngang ngược khẳng định chủ quyền nuốt trọn gần cả Biển Đông, một tuyến đường hàng hải quan trọng thế giới và là nơi có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn.
Mỹ và các đồng minh châu Á, bao gồm Nhật Bản vốn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, đã cảnh báo việc Trung Quốc xem thường luật pháp quốc tế có thể đe dọa tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, ông Aquino sẽ có buổi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tập trung vào vấn đề hợp tác an ninh và quốc phòng hai nước.
Hai lãnh đạo dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận về việc Nhật Bản cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines để tăng cường hoạt động tuần tra trên Biển Đông.
Cả Philippines và Nhật Bản đều là đồng minh của Mỹ và chia sẻ mối lo ngại trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên biển, ông Kenko Sone, người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản cho hay.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
"Trung Quốc đưa tàu tới Trường Sa là âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông" Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose. Phát ngôn viên Bộ...