Trung Quốc sẽ tăng cường quân sự trên biển Đông
Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự trên biển Đông, đối phó với mối đe dọa nguy hiểm nhất đến ổn định khu vực là Mỹ.
Ngày 11-5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố sẽ tăng cường hiện diện quân sự trên biển Đông, theo trang web đưa thông tin và phân tích hàng hải Mỹ USNI News thuộc Học viện Hải quân Mỹ. Tuần trước, Trung Quốc gọi Mỹ là mối đe dọa nguy hiểm nhất đến ổn định khu vực.
“Trung Quốc sẽ tăng tuần tra đường biển và hàng không, đẩy nhanh quá trình xây dựng các cơ sở quốc phòng ở các khu vực cần thiết trên biển Đông” – USNI Newsdẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến sau khi Mỹ triển khai tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence đến tuần tra khu vực đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa) Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
USS William P. Lawrence tuần tại vùng biển Philippines ngày 30-3. (Ảnh: US NAVY)
Phản ứng sự việc này, Trung Quốc đưa hai tàu khu trục tên lửa, hai tàu khu trục nhỏ, hai máy bay chiến đấu truy đuổi tàu USS William P. Lawrence.
Trong khi Trung Quốc xem Mỹ là mối đe dọa thì Úc lên tiếng ủng hộ cuộc tuần tra của tàu Mỹ USS William P. Lawrence tại khu vực đá Chữ Thập ngày 10-5, hãng tinReuters (Mỹ) dẫn lời Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 12-5.
Hình ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập từ trên không tháng 9-2015 cho thấy đã bị Trung Quốc cải tạo rất nhiều. (Ảnh: CSIS)
Video đang HOT
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Indonesia lúng túng với chiến lược "tằm gặm dâu" của Trung Quốc
Hôm 28/4, Washington Post dẫn lời chuyên gia Evan Laksmana tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (Jakarta) cho rằng, Indonesia lúng túng với sự xâm phạm của Trung Quốc trên Biển Đông bởi ngây thơ tin Bắc Kinh không phải là một mối đe dọa.
Theo Washington Post, hồi tháng Ba, Indonesia đã phải thả một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này gần quần đảo Natuna khi một tàu cảnh sát biển Trung Quốc can thiệp.
Trong khi đó, ông Evan cho rằng hòa bình trên Biển Đông cũng là một mối quan tâm của Indonesia bởi dù nước này không phải là một bên trong các tranh chấp trên Biển Đông, nhưng 90% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc tham lam tuyên bố chủ quyền có bao gồm cả Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của quần đảo Natuna.
Hơn nữa, kể từ khi nhậm chức hồi năm 2014, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đặt ưu tiên phát triển hàng hải và bảo vệ các đường biên giới trên biển.
Hải quân Trung Quốc liên tục tập trận trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Indonesia lại đang lùi bước trước Trung Quốc. Theo ông Evan, bình thường các quốc gia sẽ phản ứng mạnh mẽ, không chỉ bằng lời nói mà còn tăng cường các liên minh quân sự và khả năng quân sự để bảo vệ các lợi ích an ninh dài hạn, chống lại các mối đe dọa. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị nội bộ đang ngăn Jakarta hành động như vậy.
Ông Evan khẳng định, chính phủ của Tổng thống Widodo đang rơi vào tình trạng "yếu thế" nhiều so với Trung Quốc. Tình trạng này xảy ra khi quốc gia bị đe dọa không nhận thức đúng mối đe dọa từ quốc gia khác, hoặc đơn giản là không biết cách phản ứng thích đáng với mối đe dọa đó.
Ông nhận định, việc Indonesia không phản ứng mạnh mẽ về cả mặt quân sự và ngoại giao với sự hiện diện của Trung Quốc ngay trước cửa ngõ của nước này là vì nhiều lý do.
Indonesia vẫn chưa tin Trung Quốc là một mối đe dọa
Theo ông Evan, Jakarta đang quá ngây thơ khi vẫn tin rằng, Trung Quốc không phải là một mối đe dọa. Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại vẫn tin vào lời đảm bảo của Bắc Kinh từ những năm 1990 rằng không có tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo Natuna vì quần đảo này thuộc Indonesia. Ngoại trưởng Indonesia vẫn còn nhắc lại cam kết trên sau sự cố hồi tháng Ba trên.
Hải quân Indonesia đang thực hiện nhiệm vụ trên biển.
Tuy nhiên, ông Evan nhận định, việc tàu Trung Quốc liên tục tiến vào vùng biển Indonesia trong khi vẫn tuyên bố quần đảo Natuna là của Jakarta là chiến thuật "tằm gặm dâu" quen thuộc của Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc thực hiện một loạt các hành động nhỏ, không đủ để đối phương phản ứng mạnh và dần tạo ra thay đổi chiến lược. Ở Biển Đông, chiến lược này đồng nghĩa với việc Trung Quốc tìm cách kiểm soát nhiều bãi cạn và đảo nhỏ, sau đó ngang nhiên tuyên bố chủ quyền những khu vực đó.
Chính vì chiến lược này, chính phủ Indonesia tỏ ra bối rối khi phản ứng với sự xâm phạm của Bắc Kinh. Ví dụ với sự kiện hồi tháng Ba, Bộ Quốc phòng, Ngoại giao và Ngư nghiệp có những phản ứng trái ngược nhau đối với Trung Quốc. Trong khi đó, các cố vấn và các quan chức ngoại giao của ông Widodo lại bất đồng về mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc. Quân đội Indonesia lúng túng không biết phản ứng thế nào.
Những ưu tiên đối ngoại của Indonesia cũng chưa rõ ràng
Theo ông Evan, thậm chí dù Trung Quốc có thể hiện mối đe dọa rõ ràng thì Jakarta cũng khó đối đầu với những mối đe dọa đó bởi sự bất đồng trong nội bộ những người hoạch định chính sách đối ngoại của Indonesia.
Một phần của quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông.
Sự đồng thuận và đoàn kết là hai yếu tố rất quan trọng đối với một quốc gia. Trong khi đó, Indonesia lại đang thiếu cả hai điều kiện tiên quyết này đối với các chính sách ở Biển Đông, đặc biệt với Trung Quốc.
Hơn nữa, theo nhận định của ông Evan, ông Widodo là người không có nhiều hứng thú đối với các vấn đề đối ngoại. Các nhà phân tích nhận thấy ông rất ít khi phát biểu tại các cuộc gặp của ASEAN.
Theo ông Evan, trong khi dư luận và các nhà lãnh đạo Indonesia vẫn còn lúng túng về các vấn đề với Trung Quốc, thì thất bại của ông Jokowi trong việc tập trung vào các chính sách đối ngoại đặt ra một khó khăn hơn nữa đối với việc đánh giá các mối đe dọa và những nỗ lực giải quyết những mối đe dọa đó.
Khi không thể tìm được tiếng nói chung về mối đe dọa từ Trung Quốc, ông Widodo sẽ không thể tập trung vào tăng cường sức mạnh quân đội để đối phó với Bắc Kinh.
Mặc dù, truyền thông Indonesia gần đây liên tục đưa tin về việc quân đội nước này tăng cường triển khai lực lượng đến Natuna, nhưng nỗ lực này không hề có mục tiêu nhắm đặc biệt vào Trung Quốc. Thực tế, đó là kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Jakarta được lập ra từ giữa những năm 2000.
Do vậy, cho đến nay chính sách đối ngoại của Jakarta vẫn chưa hề có một trọng tâm rõ ràng nào nhằm vào đối phó với Bắc Kinh. Đó là lý do Indonesia không có những phản ứng quyết liệt, gay gắt trước những hành động xâm phạm của Trung Quốc.
Ông Evan nhận xét, với tình hình hiện nay, chính sách trên của Indonesia sẽ khó có hy vọng sớm thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ của ông Jokowi sẽ không có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.
Theo Infonet
So sánh gây sốc, Ba Lan khiến Nga nổi trận lôi đình? Moscow chắc hẳn sẽ không tránh khỏi cảm giác tức giận khi nước láng giềng Ba Lan đưa ra một so sánh gây sốc, trong đó cho rằng Nga là mối đe dọa lớn hơn cả tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh minh họa Dựa vào những nỗi lo ngại vô căn cứ về cái...