Trung Quốc sẽ phát hành 138 tỷ USD trái phiếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngày 13/5, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết nước này sẽ bắt đầu mở bán đợt đầu đối với trái phiếu kỳ hạn 30 năm trong tuần này, nhằm thúc đẩy kênh huy động vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nếu được triển khai, đây sẽ là lần thứ 4 Trung Quốc mở bán trái phiếu với quy mô lớn như vậy.
Đồng 100 nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo thông báo đăng trên trang web của bộ, vào ngày 17/5, Chính phủ Trung Quốc sẽ bắt đầu phát hành một số lượng nhất định trái phiếu kỳ hạn 30 năm. Sau đó, trái phiếu có kỳ hạn 20 năm và 50 năm sẽ được chào bán lần lượt vào ngày 24/5 và 14/6.
Mặc dù Bộ Tài chính không nêu số lượng cụ thể trái phiếu mỗi loại sẽ được bán, song cho biết đây là chương trình bán trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ Nhân dân tệ (138 tỷ USD). Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch này từ hồi tháng 3 vừa qua. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Lý Cường nói rằng biện pháp này sẽ giúp hỗ trợ triển khai các dự án trọng điểm, có tầm quan trọng chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Bà Dan Wang – nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Hang Seng có trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng việc phát hành trái phiếu như vậy sẽ giúp bổ sung vốn cho các ngân hàng trong nước vì phần lớn số trái phiếu nói trên sẽ do ngân hàng nắm giữ. Theo bà, mặc dù việc phát hành trái phiếu không giúp giải quyết vấn đề thanh khoản trên thị trường, song giúp giảm chi phí tài chính dài hạn cho các dự án của chính phủ.
Video đang HOT
Chuyên gia Xing Zhaopeng thuộc Ngân hàng ANZ nhận định đợt bán trái phiếu trên có thể giúp Trung Quốc tăng trưởng kinh tế thêm 1 điểm phần trăm.
Đợt mở bán này diễn ra trong bối cảnh đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được cho là đang chững lại, chủ yếu do thị trường bất động sản không ổn định và tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Dữ liệu do Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 13/5 cho thấy có những tín hiệu tích cực về hoạt động sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng và hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn ở mức tương đối yếu.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay là khoảng 5%.
Bloomberg: Kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024
Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho cả năm 2023.
Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Giờ đây sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế đang hướng sang triển vọng của cường quốc châu Á vào năm 2024. Trong đó, những vấn đề "nổi cộm" nhất được quan tâm là liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có tránh được rủi ro giảm phát và cuộc khủng hoảng nhà ở, niềm tin tiêu dùng suy giảm kéo dài trong năm qua có làm chệch hướng nỗ lực tạo đà tăng trưởng trong năm nay hay không.
Dữ liệu kinh tế, dự kiến công bố ngày 17/1, có thể cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 5,2% cho cả năm 2023, mặc dù tăng trưởng của quý IV/2023 dường như đã mất đà nhẹ so với quý trước đó.
Tháng cuối năm 2023, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc được cải thiện đáng kể. Nhưng nền kinh tế lớn nhất châu Á bước sang năm 2024 với nhiều tin tức trái chiều. Số liệu mới nhất công bố ngày 12/1 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12/2023 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm phát (tính theo tháng) kéo dài nhất kể từ năm 2009. Tuy nhiên tính chung cho cả năm 2003, CPI của Trung Quốc vẫn tăng nhẹ 0,2%, tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009.
Trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) cả năm qua giảm 3,0%, đánh dấu mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2015. Nhưng xuất khẩu đang có dấu hiệu ổn định, mặc dù đã giảm trong suốt năm 2023, lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Nhà kinh tế trưởng chuyên về kinh tế Trung Quốc tại Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô Pantheon, Dincan Wrigley, nhận định: "Sự phục hồi nhu cầu trong nước sẽ chậm và gập ghềnh khi các biện pháp kích thích có mục tiêu được áp dụng 'nhỏ giọt', thông qua lĩnh vực đầu tư.
Hơn nữa, quá trình phục hồi tài sản sẽ diễn ra với tốc độ cực kỳ chậm".
Theo dự kiến, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng trung ương) sẽ nhóm họp ngày 15/1. Kết quả khảo sát các chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho thấy hầu hết đều kỳ vọng PBoC sẽ hạ lãi suất cho các khoản vay chính sách kỳ hạn một năm thêm 10 điểm cơ bản, xuống còn 2,4%.
Đồng thời, nhiều chuyên gia cho biết có khả năng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ quyết định bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính quốc gia.
Điều này có thể không đủ để khắc phục mọi khó khăn và thách thức mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt, nhưng các nhà kinh tế học tin rằng sẽ có thêm nhiều giải pháp khác, nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Chẳng hạn, PBoC sẽ cắt giảm giới hạn dự trữ tiền mặt bắt buộc của các ngân hàng thương mại và Bộ Tài chính Trung Quốc đang cân nhắc kế hoạch mở rộng hỗ trợ tài chính, sau khi ra tín hiệu sẽ gia tăng chi tiêu chính phủ.
Các chuyên gia kinh tế của Bloonberg nhận định PBoC sẽ khởi động Năm Mới bằng việc cắt giảm lãi suất ngay sau cuộc họp đầu tiên của năm 2024. Dữ liệu kinh tế gần đây của nước này có xu hướng yếu đi. Do đó, đây là lý do chính đáng để các nhà hoạch định chính sách xem xét tăng cường hỗ trợ.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Societe Generale SA dự báo Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% cho cả năm 2024, dựa trên giả định là chính phủ sẽ tăng cường kích thích tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn, xuất khẩu tăng trưởng ổn định và lĩnh vực nhà ở nhận được sự hỗ trợ dồi dào.
Chuyên gia Yao Wei, nhà kinh tế trưởng đồng thời là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Societe Generale SA, nói: "Nếu Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng đẩy mạnh chính sách tài khóa nhiều hơn mức chúng tôi dự báo hiện tại, khả năng tăng trưởng của năm 2024 sẽ là 5%".
Moody's hạ triển vọng xếp hạng của Trung Quốc Hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody's đã hạ mức triển vọng xếp hạng của Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực vào ngày 5/12. Ngành bất động sản của Trung Quốc đang gặp khủng hoảng. Ảnh minh hoạ: AFP Theo CNN, lý do khiến Moody's đưa ra động thái trên có liên quan đến những rủi ro tăng...