Trung Quốc sẽ phải đối đấu Mỹ trên biển Đông?
Mỹ cảnh báo, nước này sẽ không dung thứ cho nỗ lực của bất kỳ nước nào nhằm phá vỡ thế nguyên trạng hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông cũng như ở một số quần đảo tranh chấp khác thuộc Biển Đông.
Trung Quốc gần đây thường đưa cả tàu quân sự lẫn phi quân sự ra dọa dẫm, uy hiếp các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
“Mỹ kiên quyết chống lại bất kỳ nỗ lực dọa dẫm, ép buộc nào nhằm thay đổi sự nguyên trạng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á đang diễn ra ở Singapore. Lời phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến những động thái hung hăng, hiếu chiến gần đây của Trung Quốc nhằm phá vỡ thế nguyên trạng, đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và một số quần đảo tranh chấp khác ở Biển Đông như quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Diễn đàn an ninh thường niên ở Singapore đã khai mạc ngày hôm qua (31/5) và sẽ kéo dài trong 3 ngày. Đây là nơi Bộ trưởng Quốc phòng và giới quan chức đến từ các nước Châu Á-Thái Bình Dương thể hiện quan điểm, lập trường về các vấn đề an ninh quan trọng và nổi cộm trong khu vực.
Các đại biểu tham dự hội nghị an ninh lần này ở Singapore rất quan tâm đến phản ứng và thái độ của phái đoàn Trung Quốc do Trung tướng Qi Jianguo – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa dẫn đầu, trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Châu Á, vấn đề Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông và Hoa Đông hiện nay.
Trung Quốc tỏ ra thận trọng trước chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sau một thập kỷ tập trung cho hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Bắc Kinh nghi ngờ rằng, chiến lược này là một nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế sự nổi lên của một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera lại tỏ ra rất hài lòng về bài phát biểu của người đồng cấp Mỹ Hagel. Ông onodera cho biết, nước ông “hoan nghênh” và “ủng hộ” chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ ở Châu Á nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Ông này cũng bày tỏ, Tokyo quyết tâm giữ vững nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà họ đã và đang kiểm soát trong nhiều thập kỷ qua.
Với ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng gia tăng, Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông giữa họ với các nước láng giềng xung quanh trên cơ sở song phương và không có sự can dự của Mỹ hoặc các lực lượng bên ngoài.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư hoặc ở Biển Đông nhưng nước này tin tưởng mạnh mẽ rằng, các cuộc tranh chấp ở những khu vực này nên được giải quyết “theo cách thức có thể duy trì hòa bình và an ninh, tuân thủ nghiêm tục luật quốc tế đồng thời bảo vệ tự do thương mại cũng như tự do hàng hải và tự do trên vùng trời quốc tế”, Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh.
“Ở Biển Đông, Mỹ tiếp tục kêu gọi các bên có tranh chấp kiềm chế như đã cam kết hồi năm 2001 và tìm kiếm còn đường hòa bình để giải quyết mọi việc”, ông Hagel nói thêm.
Ông chủ Lầu Năm Góc cho biết, ông đã có lời mời Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến Hawai tham dự cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đầu tiên do Mỹ chủ trì vào năm tới. Cuộc họp này sẽ tập trung vào việc thảo luận “một tương lai hòa bình, an toàn và năng động chung cho toàn bộ khu vực”.
Trong hai năm trở lại đây, Mỹ đang tăng cường can dự vào Châu Á-Thái Bình Dương và đang chuyển hướng tập trung lực lượng quân sự vào khu vực này. Động thái của Mỹ được nhiều nước Châu Á hoan nghênh trong bối cảnh họ phải đối diện với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm nay nhấn mạnh: “Sự hiện diện quân sự của Mỹ là không thể thiếu được trong việc đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự hiện diện đó không chỉ có tác dụng như một sự răn đe đối với những diễn biến bất ngờ không được báo trước mà còn giúp tạo cơ hội cho các cuộc đối thoại và hợp tác giữa các nước trong khu vực”.
Theo vietbao
Ấn Độ không để Trung Quốc yên tại Biển Đông?
Ấn Độ đã phái 4 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tiên phong và một tàu khu trục tàng hình, đi thực hiện nhiệm vụ triển khai dài ngày ngoài khơi xa, từ Eo biển chiến lược Malacca đến Malaysia, Việt Nam và Philippines. Trong hành trình này, các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đi qua những vùng tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông - nơi Trung Quốc đang có các cuộc đối đầu căng thẳng với một loạt nước láng giềng.
Tàu khu trục tàng hình INS Satpura của Ấn Độ
4 tàu chiến đến từ Hạm đội Phía Đông của Ấn Độ bao gồm tàu khu trục tàng hình INS Satpura, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa INS Kirch và tàu chở dầu INS Shakti. Những chiếc tàu này sẽ ghé thăm các các cảng gồm Klang ở Malaysia, Đà Nẵng ở Việt Nam và Manila ở Philippines trước khi trở về Ấn Độ vào cuối tháng 6. Chỉ huy Hạm đội Phía Đông Ấn Độ - Chuẩn Đô đốc P Ajit Kumar sẽ trực tiếp chỉ đạo nhóm tàu này trong hành trình đi qua Biển Đông.
"Tham gia có tính xây dựng là vũ khí nguyên tắc của chúng tôi trong thời bình. Ý tưởng là củng cố an ninh và sự ổn định trong toàn bộ Khu vực Ấn Độ Dương bằng cách hợp tác với các cường quốc biển trong và ngoài khu vực"", một sĩ quan cấp cao của Ấn Độ đã phát biểu như vậy.
Ấn Độ cũng đang xây dựng "những cây cầu" an ninh hàng hải mạnh mẽ với các nước như Nhật Bản và Việt Nam nhằm làm đối trọng với chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
"Chuỗi Ngọc trai" (String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên "Tương lai của năng lượng ở Châu Á" được Mỹ đưa ra 2005. "Chuỗi ngọc trai" chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương...đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan....
Qua chiến lược "Chuỗi Ngọc trai", người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ.
Từ lâu, Ấn Độ đã theo dõi sát sao diễn biến các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng bởi New Delhi có một mối lo ngại sâu sa về việc sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ "nhòm ngó" đến Ấn Độ Dương. Cảm nhận được mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tư thế để có thể đối đầu với Trung Quốc.
New Delhi đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho mình. Ấn Độ trong mấy năm qua đang trở thành cường quốc nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nước này cũng đẩy mạnh hoạt động tự chế tạo vũ khí hiện đại, tinh vi. Sức mạnh quân sự của Ấn Độ được đánh giá không thua kém gì và thậm chí có thể vượt qua được cả Trung Quốc.
Trong một diễn biến mới nhất khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vừa có chuyến thăm đến Tokyo với mục đích thắt chặt quan hệ với Nhật Bản - một nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Hai cường quốc hàng đầu của Châu Á được cho là đang tìm đến với nhau để làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong tham vọng bành trướng tứ phía.
Tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Singh đã phát biểu, Ấn Độ chia sẻ với Nhật Bản một lợi ích chiến lược lớn, đó là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về an ninh hàng hải và củng cố sự ổn định trong khu vực. Ấn Độ coi Nhật Bản là "đối tác tự nhiên không thể thiếu" trong con đường tìm kiếm sự ổn định và hòa bình ở Châu Á. Bảo đảm các tuyến đường biển luôn được tự do và rộng mở là điều sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực trong bối cảnh các nước đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông, ông Singh nói.
Theo vietbao
Nhật - Ấn hiệp lực đập nát "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc Bất chấp sự nổi giận của Trung Quốc, ngày 29-5, Ấn Độ và Nhật Bản đã nâng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới, bằng việc cam kết sẽ phối hợp cùng nhau nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh...