Trung Quốc sẽ “ngó lơ” ISIS vì sợ bị vạ lây?
Chuyên gia kinh tế Mei Xinyu nhận định Bắc Kinh không nên cùng cộng đồng quốc tế chiến đấu trực tiếp chống lại Nhà nước Hồi giáo ISIS, lực lượng cực đoan đang khiến Mỹ đau đầu tìm cách tiêu diệt.
Trong bối cảnh ISIS đang mở rộng tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động trên toàn cầu, cộng đồng quốc tế do Mỹ đứng đầu đã quyết định thành lập một liên minh quân sự nhằm tiêu diệt lực lượng phiến quân này.
Hôm 5/9, Mỹ đã đưa ra thông báo về sự ra đời của một “liên minh chủ chốt” gồm 10 thành viên là Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ba Lan và Đan Mạch nhằm hỗ trợ các đồng minh đang chiến đấu trên bộ tại Iraq và Syria cũng như tổ chức không kích nhằm tiêu diệt các chiến binh ISIS.
Quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2014 hôm 29/8.
Theo Want China Times, thậm chí, hôm 7/9, Liên đoàn Ả Rập đã thông qua nghị quyết chiến đấu chống lại ISIS. Một số báo cáo còn nhấn mạnh một trong những nội dung chính được Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Susan Rice đưa ra thảo luận trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tuần này là nhằm tìm kiếm sự hợp tác từ phía Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại các tay súng Hồi giáo dòng Sunni.
Tuy nhiên, hôm 10/9, chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu, nhà nghiên cứu tại Bộ Thương mại Trung Quốc, Mei Xinyu nhấn mạnh ông tin rằng Trung Quốc sẽ không triển khai hành động quân sự trực tiếp chống lại ISIS bởi động thái này sẽ ảnh hưởng tới “tình hình chính trị và kinh tế quốc gia”.
Theo ông Mei, một trong những lý do để các quốc gia tổ chức tấn công ISIS là nhằm đảm bảo nguồn cung dầu mỏ từ khu vực Trung Đông vẫn giữ được mức giá ổn định trước mối lo giá cả tăng nếu như phiến quân giành được quyền kiểm soát hoặc phá hủy các mỏ khai thác dầu.
Song, ông Mei khẳng định tình hình hiện nay lại cho thấy ISIS không thể chiếm được quyền kiểm soát các mỏ khai thác dầu lớn tại Iraq cũng như không có ý định phá hủy các mỏ khai thác vàng tại khu vực này.
Video đang HOT
Theo đó, nền kinh tế toàn cầu đặc biệt là với các thị trường mới nổi vốn chịu sự chi phối từ nguồn cung năng lượng, sẽ đối mặt với nguy cơ giảm đà tăng trưởng. Trong khi đó, cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ tăng trưởng khi mà ngành công nghiệp dịch vụ tiếp tục phát triển còn các ngành công nghiệp cần tới năng lượng trên toàn cầu tiếp tục tụt dốc, chuyên gia Mei cho hay.
Ngoài ra, theo ông Mei, trên thực tế, nhu cầu và nguồn cung trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đã phần nào giảm bớt kể từ năm 2012 và tiếp tục có xu hướng thuyên giảm. Do đó, cái gọi là nguy cơ đe dọa địa chính trị từ ISIS sẽ không thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất dầu mỏ tại Trung Đông.
Xét về lợi ích chính trị, Trung Quốc không nên triển khai hành động quân sự chống lại ISIS, ông Mei viết. Mặc dù Bắc Kinh đang có những biện pháp táo bạo nhằm “duy trì sự ổn định” ngoài lãnh thổ, song Trung Quốc vẫn không nên đưa quân đội tới những khu vực như Tây Phi và Bắc Phi bởi nó không phục vụ lợi ích mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị cho quốc gia này.
Ngoài ra, tại thời điểm hiện tại, Trung Quốc cũng không cần có những bước đi táo bạo chống lại ISIS bởi vẫn có một số lượng không ít công dân trong và ngoài nước ủng hộ lực lượng cực đoan tôn giáo này. Trong khi đó, nhiều người muốn tiêu diệt ISIS mà lại không muốn chi tiền và rủi ro tính mạng, ông Mei nhận định. Do đó, Bắc Kinh cần cân nhắc thận trọng về việc tham gia vào một cuộc chiến lâu dài, mà nguy cơ đẩy Trung Quốc vào “cái bẫy ổn định thời hậu chiến” như cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan.
Chuyên gia Mei kết luận Trung Quốc vẫn cực lực phản đối các nhóm cực đoan bao gồm ISIS và dự phòng trước những hành động và ảnh hưởng của chúng đối với tình hình an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc không nên trực tiếp tham chiến và biến mình thành “kẻ tử vì đạo” trong cuộc chiến lâu dài này.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
Trung Quốc và mối đe dọa xuất hiện từ ngay trong nội địa
Trong video đe dọa này, Abu Bakr al-Baghdadi - một trong những thủ lĩnh của ISIS đã đề cập đến vấn đề Tân Cương và những hành động của chính quyền TQ.
Lực lượng cực đoan ISIS hành quyết binh lính Syria sau khi tấn công một căn cứ không quân (ảnh AP)
Báo Học giả ngoại giao ngày 26/8/2014 có bài phân tích cho biết nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phải hành động chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo hay còn được truyền thông quốc tế gọi với cái tên ISIS (tức Islamic State of Iraq and the Levant) đang hoành hành ở Trung Đông bởi nếu không hành động hoặc chí ít là ủng hộ, hỗ trợ hành động thì Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường trong bối cảnh thực tế là Trung Quốc đang phải đau đầu vì xu hướng khủng bố đang trỗi dậy ở trong nước.
Bài báo đăng trên tờ Học giả ngoại giao cho biết trong khi chính quyền Trung Quốc lên tiếng ủng hộ thực thi Nghị quyết số 2170 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với mục đích nhằm ngăn chặn sự hộ trợ cho các phe nhóm cực đoan đang hoạt động tại Iraq và Syria cũng như thúc đẩy các biện pháp trừng phạt thẳng thừng tổ chức ISIS thì chính sách không can thiệp và thiếu năng lực quân sự của Bắc Kinh đã khiến cho giới lãnh đạo của TQ không thể tiến hành các hành động mang tính quyết định đối với nhóm cực đoan tàn bạo, đã từng tuyên bố thống lãnh tất cả thế giới Hồi giáo trên quy mô tòa cầu.
Tờ báo khá danh tiếng có trụ sở tại Nhật Bản này dự đoán Trung Quốc sẽ không thể không hành động khi tổ chức ISIS tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình. Điều đó không chỉ đe dọa lợi ích kinh tế của Trung Quốc tại Trung Đông mà ảnh hưởng đến cả an ninh nội địa của nước này.
Thời gian gần đây, các quan chức chính quyền Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố để nói với thế giới rằng Trung Quốc là 1 nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ các phần tử cực đoan tôn giáo, đặc biệt là các phần tử đòi ly khai thuộc cộng đồng người Uyghur theo đạo Hồi sinh sống ở khu tự trị Tân Cương Uyghur ở Tây Bắc nước này.
Chỉ trong một thời gian ngắn cách đây không lâu, tại TQ đã xuất hiện nhiều vụ tấn công có tổ chức nhằm vào các đồn cảnh sát và thường dân tại những nơi công gần khu vực tự trị Tân Cương. Cuối tháng 7 vừa qua cũng đã xảy ra một vụ bạo động dẫn đến hậu quả là 100 người thiệt mạng, cảnh sát TQ đã bắt giữ hơn 200 người để phục vụ điều tra.
Lực lượng cực đoan ISIS chuẩn bị hành quyết binh lính Syria sau khi tấn công một căn cứ không quân (ảnh AP)
Vụ việc này được cho là biến cố bạo lực nghiêm trọng nhất làm rung động khu vực Tân Cương kể từ khi xảy ra các vụ việc tương tự vào năm 2009 tại thủ phủ Urumqi khiến 197 người thiệt mạng và gần 2000 người bị thương.
Trong tháng 5 vừa qua ông Tập Cập Bình - Tổng bí thư Đảng Cộng Sản, kiêm Chủ tịch nước Trun Quốc đã tuyên bố thực hiện chiến dịch chống khủng bố nội địa kéo dài 1 năm tại Tân Cương, trong khi đó người đứng đầu cơ quan đảng tại Tân Cương cũng đã tuyên bố về "cuộc chiến nhân dân Tân Cương chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Theo thống kê của tờ Học giả ngoại giao, chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi xảy ra các vụ tấn công bằng dao tại Nhà ga Côn Minh khiến 33 người chết, 140 người khác bị thương, ông Tập Cận Bình đã 22 lần nhắc lại về vấn đề khủng bố trong các tuyên bố và phát biểu của mình.
Chủ nghĩa khủng bố đã thực sự phát triển thành một vấn đề đáng quan ngại đối với Trung Quốc vì không ai có thể chắc chắn rằng lực lượng ISIS sẽ không tuyển mộ các thành viên sinh sống ở khu vực Tân Cương đầy biến động.
Wu Sike - một trong những đặc phát viên của Trung Quốc tại Trung Đông cho biết hiện nay có khoảng 100 phần tử cực đoan ở Tân Cương được đang được huấn luyện ở Syria và Iraq.
Mới đây nhất, tổ chức ISIS đã công bố một đoạn băng ghi hình trong đó tuyên bố sẽ tìm cách trả thù tất cả những quốc gia đã tham gia vào việc tước quyền của tổ chức cực đoan này trong số 20 quốc gia trên toàn thế giới đã tuyên bố chống lại ISIS, Trung Quốc là một trong những nước bị ISIS đề cập đầu tiên.
Trong video đe dọa này, Abu Bakr al-Baghdadi - một trong những thủ lĩnh của ISIS đã đề cập đến vấn đề Tân Cương và những hành động của chính quyền TQ. Abu Bakr al-Baghdadi chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với khu vực sinh sống của người Hồi giáo ở Tân Cương đồng thời kêu gọi người Hồi giáo TQ đứng về phía ông ta.
Lực lượng cực đoan ISIS chuẩn bị hành quyết binh lính Syria sau khi tấn công một căn cứ không quân (ảnh AP)
Dẫn nguồn tin của tờ Thời báo Hoàn Cầu mới gần đây đăng tải, tờ Học giả ngoại giao cho biết gần đây đã ghi nhận các tuyên bố của một số phụ nữ người Uyghur tại Trung Quốc đã nhận được các cuộc gọi điện đến từ các thành viên của ISIS trong đó khuyến khích những người này gia nhập mạng lưới "nô lệ tình dục tự nguyện" để phục vụ các phiến quân cực đoan của tổ chức.
Tờ báo tại Nhật Bản nhận định: "Thực tế thì Trung Quốc cũng đã tự nhận thấy rằng mình đã trở thành một trong những mục tiêu của ISIS. Nếu Trung Quốc không đầu tư vào các chiến dịch chống khủng bố với lực lượng quốc tế thì Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những hậu quả xuất hiện ngay từ trong nước".
Theo Giáo Dục
Cái bẫy nguy hiểm với Obama Trong hơn 3 năm qua, chính quyền Obama nhất quán đứng ngoài cuộc xung đột ở Syria. Tuy nhiên, đà tấn công của quân nổi dậy Nhà nước Hồi giáo (ISIS ) ở Iraq và vụ chặt đầu nhà báo James Foley đang kéo Obama lại gần hơn với những gì ông vẫn gọi là "cuộc nội chiến của người khác". Các quan...