Trung Quốc sẽ mở tua du lịch trái phép đến Trường Sa?
Tờ China Daily vừa loan tin chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đề xuất mở các tua du lịch trái phép đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo báo China Daily ngày 22/6, chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra đề nghị phát triển các tua du lịch đến quần đảo Trường Sa, với các tàu xuất phát từ đảo này. Các chuyến du lịch đến Trường Sa dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2020.
China Daily đã dẫn lời “thị trưởng” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm cho biết đã có khoảng 30 ngàn người Trung Quốc đi du lịch Hoàng Sa.
Từ năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đã có thể đến tham quan những khu vực không phải là quân sự ở Biển Đông, nhưng khách nước ngoài chưa được đi theo các chuyến du lịch này.
Cùng ngày 22/6, hãng tin Reuters trích dẫn truyền thông Trung Quốc khẳng định nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vào năm 2020.
Video đang HOT
Tàu du lịch Coconut Princess của hãng COSCO neo đậu ở cảng Tam Á trên đảo Hải Nam. Ảnh Chinanews.com
Trong một tuyên bố gửi đến hãng tin Reuters, hãng tàu COSCO nói việc phát triển các dịch vụ du lịch ở Biển Đông là một phần trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và là “trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước”.
COSCO cho hay sau khi khai trương tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa, hãng sẽ phát triển các tuyến khác ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, rồi dần dần mở rộng thành các tuyến du lịch quốc tế. Tin cho hay chiếc tàu phục vụ du lịch hiện nay của COSCO đủ chỗ cho 400 khách. Du khách phải là công dân Trung Quốc đại lục và chưa bao giờ có hành động chống chính quyền. Giá vé dao động từ vài trăm USD cho giường tầng đến hàng ngàn USD cho phòng riêng hạng sang.
Theo Reuters, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp, như xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay và các phương tiện quân sự khác, đã châm ngòi căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù Bắc Kinh nói mục đích xây dựng là cho mục đích dân sự. Các nhà phân tích cho rằng kế hoạch của Bắc Kinh ở Trường Sa sẽ tạo ra sự hiện diện thường xuyên của Trung Quốc sâu trong Biển Đông.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Ẩn ý của Trung Quốc đằng sau hội nghị Mekong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lan Thương-Mekong, LMC) ở TP Tam Á, tỉnh Hải Nam ngày 23-3.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các nước thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), gồm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các vấn đề thảo luận trong hội nghị sẽ bao gồm thương mại, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó , hợp tác về tài nguyên nước cũng là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và các nước sông Mekong khác.
Trung Quốc gọi khúc sông Mekong chảy qua lãnh thổ mình là Lan Thương. Các con đập và các dự án thủy điện do Bắc Kinh xây dựng trên đoạn thượng nguồn gây tác động không nhỏ đến nguồn nước và môi trường nên bị một số nước trong MRC phản đối.
Ông Zhang Mingliang, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, nhận định: "Việc Trung Quốc xây dựng đập và hồ chứa ở thượng nguồn là yếu tố tác động tiêu cực đến quan hệ với các nước ở hạ nguồn. Khiếu nại và phản đối cũng bắt nguồn từ những hành động này".
Đại diện các nước tham dự LMC chụp ảnh tại TP Tam Á hôm 22-3. Ảnh: News.cn
Thủ tướng Lý Khắc Cường lần đầu tiên đề cập tới hội nghị thượng đỉnh sông Mekong tại một cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2014. Tuy nhiên, hoạt dộng cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở biển Đông của Trung Quốc gần đây khiến các nước láng giềng nghi ngờ ý đồ của Bắc Kinh khi muốn tổ chức hội nghị.
Tại lễ chào đón lãnh đạo các nước tới TP Tam Á hôm 22-3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng việc Bắc Kinh xả nước từ đập Cảnh Hồng (từ ngày 15-3 đến 10-4) để hỗ trợ một số quốc gia ở vùng hạ lưu sông Mekong đang bị hạn hán đã chứng minh sự chân thành của Trung Quốc cũng như cam kết của mình với LMC.
Thế nhưng, ông Ian Storey, thành viên Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tổ chức hội nghị. "Họ muốn dùng vai trò lãnh đạo trong tiểu vùng sông Mekong để cải thiện hình ảnh bị hư hại do các hành động ở biển Đông gây ra, đồng thời thúc đẩy sáng kiến &'một vành đai, một con đường' (kế hoạch tăng cường liên kết thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á của Trung Quốc)" - ông nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuần trước thông báo các nước tham dự hội nghị Hợp tác Lancang-Mekong đã đồng ý 78 dự án và sẽ thảo luận nhiều hơn trong cuộc họp ngày 24-3.
Cũng theo ông Lưu, Thủ tướng Lý sẽ gặp riêng lãnh đạo từng quốc gia trong suốt thời gian diễn ra hội nghị. Đây là tín hiệu Trung Quốc có thể thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục dự án đập Myitsone vốn bị dừng từ năm 2011 vì vấn đề môi trường. Ông Lưu nói đây là một dự án hợp tác quan trọng nên Bắc Kinh sẽ thảo luận để tái khởi động dự án.
P.Nghĩa (Theo SCMP, Tân Hoa Xã)
Theo_Người lao động
TQ: Nữ hành khách mở cửa máy bay đòi tự tử Một cô gái trẻ người Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi tìm cách mở cửa thoát hiểm trên máy bay tới thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Theo tờ Bưu điện buổi sáng Nam Hoa, khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi chiếc máy bay số hiệu JD5180 cất cánh từ tỉnh Hồ Nam, nhân viên...