Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở bãi đá Gạc Ma?
PGS.TS Chu Hồi nhấn mạnh, việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo của Trung Quốc là hành động mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển, đe dọa an ninh các nước trong khu vực ASEAN và lân cận.
PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi (Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho rằng việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông sẽ không chỉ giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền trên biển, mà còn tạo ưu thế quân sự chiến lược cho Bắc Kinh trong các cuộc chiến giành quyền kiểm soát trái phép Biển Đông, thay đổi “cục diện cuộc chơi” và đẩy an ninh các nước Đông Nam Á vào tình thế nguy hiểm.
Với những hành động của Trung Quốc, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc “xâm lược Biển Đông” chứ không phải như các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói “họ không có máu xâm lược và bành trướng”.
Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, theo ông điều này đe dọa, ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu vực?
Xây dựng đảo nổi từ những bãi cạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự “nổi và chìm” ở đây, Trung Quốc đang vi phạm toàn diện và nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Tiếp tục đi ngược lại các cam kết cấp cao của phía Trung Quốc với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Dưới danh nghĩa đây là một phần của thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố phi lý từ năm 2012, họ sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố “nhập nhằng đánh lận con đen”.
Hành động này tiếp tục là bằng chứng thực tế không thể chối cãi về việc Trung Quốc đang sử dụng “tiếp cận dân sự để thực hiện mục tiêu quân sự lâu dài trên Biển Đông” như đã làm với bãi cạn Hoàng Nham năm 2012 (Philipin tuyên bố chủ quyền), bãi James năm 2013 (Malaysia tuyên bố chủ quyền) và hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5-2014… Việc làm này của nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, mà còn ảnh hưởng đến công việc làm ăn bình thường hàng ngày của người dân Việt Nam trên các đảo và vùng biển của quần đảo này.
Việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo còn là hành động thực tế mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển của họ, đe dọa an ninh và đẩy không gian ảnh hưởng của Trung Quốc đến sát gần các vùng biển chủ quyền của các nước trong khu vực ASEAN và lân cận.
TS Trần Công Trục: Xây dựng đảo Gạc Ma mới chính là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc
Nhiều chuyên gia nước ngoài lo ngại, Trung Quốc có thể đang xây dựng đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự. Trong trường hợp đó, ông có lo ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển của nước ta?
Video đang HOT
Các chiến lược gia cho rằng: Ai làm chủ được Hoàng Sa và Trường Sa thì làm chủ được cả Biển Đông. Lợi ích trong Biển Đông không chỉ là lợi ích của 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan) quanh biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia nằm ngoài, đặc biệt là Mỹ và đồng minh của Mỹ liên quan đến quyền tự do hàng hải, quyền tự do bay và các quyền tự do khác theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
Do vậy, sau khi xây dựng và củng cố các vị trí quốc phòng trọng yếu hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực bãi Gạc Ma thể hiện rõ ý đồ tạo “gọng kìm” để kiểm soát, khống chế đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các quyền tự do ở các vùng biển trong và ngoài quyền tài phán quốc gia thuộc phạm vi Biển Đông. Vì thế, sẽ không loại trừ khả năng Trung Quốc đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng biển của Việt Nam. Khi đó lợi ích của các nước trong khu vực và Mỹ sẽ bị đụng chạm và Trung quốc sẽ đi một bước phiêu lưu mới – thách thức toàn thế giới.
Rõ ràng chiến lược của Trung Quốc đang xoay quanh chiến lược “tằm ăn dâu” …
Cần phải nói ngược lại là năm 2009 Trung Quốc đã hình thành và tuyên bố pháp lý ra Liên hiệp quốc “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” được vẽ tùy tiện, không có tọa độ từ một đường vẽ dân sự 11 đoạn trước đó. Thậm chí đến năm 2014 lại vẽ thêm một đoạn ở khu vực Đài Loan thành 10. Và với cách vẽ tùy tiện và thói quen đơn phương công bố này, không ngoại trừ một lúc nào đấy, Trung Quốc lại đưa ra đường lưỡi bò đứt khúc 20 đoạn lố bịch cũng nên! Sau khi công bố năm 2009, Trung Quốc bước sang giai đoạn hiện thực hóa khả năng quản lý không gian đường lưỡi bò này với một loạt hành động toan tính sẵn như thế gới đã biết.
Ý đồ “độc chiếm Biển Đông” là cách mà Trung Quốc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” để chấn hưng Trung Quốc và trở thành bá chủ thế giới, trước hết là trong khu vực. Vì thế, giấc mộng Trung Hoa đang được hiện thức hóa ẩn danh dưới dạng “Độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông” và cũng là nỗi “ám ảnh” đối với các quốc gia trên thế giới, khu vực Đông Á và ASEAN.
Chính vì thế, nếu các nước có thái độ và phản ứng yếu ớt hoặc không có biện pháp đấu tranh hữu hiệu thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn tới thực hiện những ý đồ cuối cùng của mình. Tôi cho rằng, sức mạnh đoàn kết, tạo thành các liên minh với các nước có cùng “cảnh ngộ” trong và ngoài khu vực là những giải pháp hết sức quan trọng.
Trung Quốc phải hiểu rằng, những hành động ngang ngược, bất chấp lương tri và luật pháp quốc tế của họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất lớn, chính vì thế Trung Quốc không nên cho rằng: “Mình muốn làm gì thì làm”.
Đồ họa về căn cứ quân sự mà Trung Quốc định xây ở đá Gạc Ma – Ảnh: The Philippine Star
Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên bãi cạn Gạc Ma là gì?
Sau “sự kiện Gạc Ma lần 2″ này (lần 1 chiếm Gạc Ma của Việt Nam năm 1988), Trung Quốc sẽ mở rộng vùng kiểm soát trên biển rộng hơn. Những bãi cạn ở khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa cũng sẽ có “số phận” tương tự như Gạc Ma. Trước khi xây dựng ở Gạc Ma lần này họ đã lập bán kính kiểm soát quanh Gạc Ma là 3 hải lý, trong thời gian gần đây mở rộng ra 7 hải lý. Họ có thể tiếp có những tuyên bố đơn phương mở rộng các vùng biển kiểm soát kiểu như vậy đối với các vùng bãi cạn được xây dựng trong thời gian tới, tạo thế bao vây các nước đang có tuyên bố chủ quyền và đang chiếm giữ các đảo, đá và bãi cạn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khi củng cố xong các căn cứ đủ mạnh ở Trường Sa, họ dám đòi quyền thực hiện “quyền tài phán quốc gia” trong vùng đặc quyền kinh tế để kiểm soát tất cả các hoạt động qua lại khu vực giữa Biển Đông. Và không ngoại trừ khả năng Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Trung Quốc không chỉ xây dựng các công trình quân sự nổi trên đảo nhân tạo mà họ sẽ đào cả công trình hầm ngầm dưới đáy các bãi cạn này để trên thì có sân bay, còn ở dưới có thể có tàu ngầm. Đây là âm mưu rất thâm độc, củng cố sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông và tiến tới khống chế toàn bộ tuyến hàng hải quốc tế.
Hành động nói trên của nhà cầm quyền Trung Quốc là hành động đơn phương, ngang ngược, coi thường công pháp, dư luận quốc tế và thiếu gương mẫu, dẫn đến làm mất lòng tin của các nước trong khu vực và đẩy Biển Đông vào tình thế bất ổn, hòa bình khu vực bị đe dọa. Trung Quốc có thể đi những “nước cờ” khó lường, nguy hiểm nếu các quốc gia trong và ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế không có những thái độ và giải pháp kiên quyết, “mềm nắn, rắn buông”. Các nước láng giềng cũng phải luôn hết sức cảnh giác trước một Trung Quốc cường quyền.
Xin cảm ơn ông!
Hà Trang
Theo Dantri
Học giả Trung Quốc: Việt Nam, Phi, Mỹ, Nhật đều bị bất ngờ vụ đảo hóa Gạc Ma?!
Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.
Thạch Tề Bình, một trong những "hỏa lực mồm" của truyền thông Trung Quốc
Đài Phượng Hoàng tại Hồng Kông ngày 12/9 dẫn lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận, biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.
Lâm Vĩ Tiệp, một học giả Trung Quốc khác tham gia diễn đàn trực tuyến cùng Thạch Tề Bình cho biết, trong số gần 10 đảo, đá, rặng san hô mà Trung Quốc, Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Đài Loan, Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây.
Thạch Tề Bình xác nhận, việc biến đá thành đảo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc hoàn thành trong tháng 7 vừa rồi. Ông Bình cho rằng đây là một nước cờ "quá đẹp" của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong.
Cái gọi là "thế thượng phong" mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm 2 góc độ. Thứ nhất từ góc độ pháp lý hàng hải quốc tế, Trung Quốc mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế bằng (thủ đoạn bóp méo) Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn.
Thứ hai, Thạch Tề Bình cho rằng quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chỉ khoảng 700, 800 km nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế.
Xung quanh vấn đề quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân thôn tính năm 1974), Thạch Tề Bình cho rằng thế kỷ trước Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao chiến ở đây, ngày nay quần đảo này nằm trong phạm vi kiểm soát (bất hợp pháp) của Trung Quốc nên "đương nhiên có thể biến đá thành đảo, biến đảo nhỏ thành đỏa lớn và Trung Quốc đã làm như vậy với đảo Phú Lâm".
Thạch Tề Bình cho rằng, kể cả ở Hoàng Sa hay Trường Sa, thủ đoạn biến đá thành đảo của Trung Quốc chỉ 1 năm trước đây cả Việt Nam lẫn Philippines, thậm chí là Mỹ và Nhật Bản không ai lường trước được.
Ông Bình cho rằng chỉ Trung Quốc mới có đủ tiền và sức mạnh quân sự biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, còn dù Việt Nam và Philippines hiện đang nắm giữ một phần các đảo, bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa nhưng không đủ tiền để làm, không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Còn Mỹ và Nhật Bản dù có rất muốn, nhưng 2 nước này không có "danh phận" để làm việc đó ở Biển Đông.
Về những gì Trung Quốc sẽ làm tiếp theo, Thạch Tề Bình cho rằng có 2 điều: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở bãi James mà họ gọi là "Tăng Mẫu" nằm ở cực Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km.
Thứ hai, một khi Eo đất Kra nối bán đảo Malay với lục địa châu Á được đả thông, toàn bàn cờ (Biển Đông) sẽ nằm trong tay Trung Quốc. Thạch Tề Bình cho rằng, lúc đó Trung Quốc sẽ "toàn thắng". Đến lúc đó thì bản đồ khổ dọc Trung Quốc mới phát hành thay cho bản đồ khổ ngang, trong đó đưa trọn vẹn Biển Đông vào (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ mới thực sự "có ý nghĩa"!?
Theo Giáo Dục
Bãi Cỏ Rong: Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông Với tiềm năng về dầu khí, bãi Cỏ Rong đang dần trở thành một mục tiêu hấp dẫn tiếp theo mà Trung Quốc khó lòng cưỡng lại được. Bài viết của ông David Brown là nhà báo tự do và nhà ngoại giao về hưu của Mỹ Chương trình Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Dưới đây là...