Trung Quốc sẽ không cung cấp mạng cho các tên miền do nước ngoài quản lý
Ngày 11/01, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc tại Hội nghị phát triển tên miền Trung Quốc kỳ 2 cho biết “Biện pháp quản lý tên miền Internet” sắp chính thức được ban hành.
“Biện pháp quản lý tên miền Internet” đã được Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc công bố vào tháng 03/2016 để lấy ý kiến của người dân. So với các biện pháp quản lý trước đó, “Biện pháp” điều chỉnh lại hệ thống quản lý tên miền quốc gia, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức dịch vụ đăng ký tên miền.
Trong đó, “Biện pháp” yêu cầu các tổ chức đăng ký tên miền cần yêu cầu người sở hữu tên miền trình bày các thông tin đăng ký tên miền bằng tên thực, chính xác và đầy đủ. Tổ chức quản lý đăng ký tên miền và tổ chức dịch vụ đăng ký tên miền cần phải tiến hành xác thực rõ ràng và đầy đủ thông tin đăng ký.
Trung Quốc sẽ không cung cấp mạng cho các tên miền do nước ngoài quản lý
Video đang HOT
Ngoài ra, “Biện pháp” lần đầu tiên đưa ra quy định, các tên miền truy cập mạng trong nước phải do cơ quan đăng ký tên miền trong nước cung cấp và quản lý. Đối với các tên miền truy cập mạng trong nước nhưng không thuộc sự quản lý của cơ quan đăng ký tên miền trong nước, các nhà cung cấp dịch vụ truy cập mạng không được phép cung cấp dịch vụ truy cập mạng.
Theo các nhà phân tích, quy định trên được cho là nhằm xóa bỏ mọi trang web tiêu cực được đăng ký từ nước ngoài, tăng cường quảng bá tên miền của Trung Quốc, hơn nữa nếu các tổ chức nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc thì buộc phải hợp tác với TQ.
Phương Anh (Dịch từ Xin Hua Net)
Theo NTD
Security Week: Thổ Nhĩ Kỳ điều tra 10.000 người liên quan đến hoạt động khủng bố trên Internet
Theo thông báo ngày 24/12, Bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chính quyền đang điều tra 10.000 người bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động khủng bố trên Internet hoặc đăng bình luận xúc phạm các quan chức chính phủ trên phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Bộ Nội vụ tuyên bố, điều tra này là một phần của "cuộc chiến chống khủng bố ở khắp mọi nơi, kể cả trên mạng xã hội".
Sau cuộc đảo chính tháng 06/2016, Thổ Nhĩ Kỳ công bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra những cuộc thanh trừng mọi âm mưu đe dọa, làm dấy lên mối lo ngại cho các nhóm nhân quyền cáo buộc các chiến dịch đàn áp của Chính phủ Thổ nhĩ Kỳ.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, hơn 1.600 người bị buộc tội "tuyên truyền hoặc biện hộ cho khủng bố" hoặc "xúc phạm quan chức chính phủ" đã bị bắt giữ trong 6 tháng qua.
Bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chính quyền đang điều tra 10.000 người bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động khủng bố trên Internet hoặc đăng bình luận xúc phạm các quan chức chính phủ trên phương tiện truyền thông xã hội.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên bị cáo buộc hạn chế quyền truy cập vào mạng xã hội sau khi trong nước xảy ra sự cố nghiêm trọng, chẳng hạn cuộc tấn công mạng nhằm ngăn chặn thông tin có nguy cơ "phá hoại an ninh quốc gia".
Gần đây, truy cập Internet tại Thổ Nhĩ Kỳ bị gián đoạn nghiêm trọng sau vụ ám sát ông Andrei Karlov, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 19/12.
Tốc độ truy cập vào Twitter và YouTube bị giảm kể từ khi một video được đăng tải ngày 22/12, trong đó một nhóm Nhà nước Hồi giáo thiêu sống hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ.
Turkey Blocks, một cơ quan giám sát Internet của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng báo cáo những khó khăn khi truy cập vào mạng riêng ảo - vốn thường được sử dụng để truy cập vào mạng xã hội hoặc trang web bị hạn chế.
Châu Lyn (Dịch từ Security Week)
Theo NTD
Hệ thống quản trị trang web chính thức của FBI lại bị hack Lần thứ hai, hacker có nickname CyberZeist của tài khoảng @le4ky trên trang Twitter lại tấn công trang web chính thức của FBI và công khai thông tin những tài khoản cá nhân bị rò rỉ trên một trang web công cộng. Ngày 22.12 .2016, CyberZeist, còn được gọi với mật danh là Le4ky, khai thác một lỗ hổng zero-day trong Hệ thống...