Trung Quốc sẽ hạn chế dân thăm Hồng Kông
Một chính trị gia nói với Reuters rằng Trung Quốc sẽ hạn chế các chuyến du lịch của cư dân thành phố Thâm Quyến đến Hồng Kông sau những vụ biểu tình căng thẳng gần đây.
Hằng năm, Hồng Kông đón lượng khách đông đảo từ đại lục ra tham quan, mua sắm… Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình gần đây, mọi chuyện có thay đổi.
Người dân Hồng Kông bực tức vì du khách đại lục đổ xô đến. Ảnh: Reuters
Lệnh hạn chế được cho là sẽ sớm có hiệu lực. Ảnh: Reuters
Ông Điền Bắc Thần (Michael Tien), đại biểu của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, cho biết rằng chính quyền Thâm Quyến sẽ sớm hạn chế các chuyến thăm của cư dân thành phố này đến Hồng Kông thay vì để thoải mái, không giới hạn như hiện nay. “Nó chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi đã nghe thông tin này từ một nguồn tin đáng tin cậy của chính phủ” – Ông Điền Bắc Thần nói.
Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc năm 1997 và được quản lý dưới hình thức một quốc gia, hai chế độ để đảm bảo tính dân chủ cho cư dân Hồng Kông. Các phương tiện truyền thông cho rằng lệnh hạn chế sẽ sớm có hiệu lực và vì Thâm Quyến rất gần với Hồng Kông nên sẽ hạn chế từ đây trước. Hiện chính quyền Thâm Quyến chưa lên tiếng về thông tin trên.
Video đang HOT
Năm 2014, 47 triệu du khách đại lục đổ xô vào Hồng Kông, con số khổng lồ. Lượng người đông đảo này cũng từng khiến người dân Hồng Kông cảm thấy phiền lòng khi trong số họ có những tiểu thương đến mua hàng miễn thuế rồi mang về Thâm Quyến và những nơi lân cận bán để lấy lời chênh lệch giá. Họ thu mua đủ thứ từ iPad đến sữa bột đem về.
Không chỉ thế, người dân địa phương ngày càng bức xúc trước tình trạng dân đại lục sang đây làm ăn, “quấy rối cuộc sống hàng ngày và gây ách tắc giao thông” của họ. Và để thể hiện sự bức xúc của mình, dân Hồng Kông biểu tình.
Đầu tuần rồi, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết đang xem xét hạn chế số lượng du khách đại lục.
M.Khuê (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Giải mã kho 1.000 tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Triều Tiên hiện sở hữu khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng chúng vẫn tồn tại nhiều hạn chế nên chưa thể trở thành mối đe dọa đối với Mỹ.
Tên lửa Triều Tiên được phóng từ chiến hạm trong cuộc thử nghiệm hồi tháng một. Ảnh: Reuters
Viện Mỹ - Hàn thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Nitze thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, hôm qua công bố bản báo cáo với tiêu đề "Tương lai của Hệ thống Phân phối Hạt nhân Triều Tiên". Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Triều Tiên đủ khả năng bắn tên lửa tới một số nước láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, chuyên gia không chắc chắn liệu tên lửa liên lục địa của Bình Nhưỡng có thể vươn đến Mỹ hay không.
Không giống Iran với trọng tâm hiện nay là chương trình ngoại giao hạt nhân quốc tế, Triều Tiên đã tiến hành khá nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân. Các vụ phóng thử tên lửa mà nước này thực hiện đang đẩy tình hình an ninh trong khu vực đến bờ vực nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc xúc tiến các thỏa thuận liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân Triều Tiên vẫn giậm chân tại chỗ càng khiến căng thẳng gia tăng, theo South China Morning Post.
Kỹ sư hàng không vũ trụ John Schilling và đồng nghiệp Henry Kan từ Đại học Johns Hopkins ước tính Bình Nhưỡng hiện có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo và một số ít máy bay ném bom hạng nhẹ trong kho vũ khí. Hầu hết những tên lửa này sử dụng công nghệ của Liên Xô cũ, có thể phóng tới các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, tiêu biểu là tên lửa Nodong có tầm bắn từ 1.200 đến 1.500 km và tên lửa Scud với phạm vi hoạt động từ 300 đến 600 km. Triều Tiên cũng có khả năng phóng một số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong. Mẫu tên lửa này được cho là đủ sức vươn tới Mỹ.
Tuy nhiên, những khí tài quân sự trên "tượng trưng cho một tuyên bố chính trị hơn là thể hiện khả năng hoạt động thật sự" của kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên bởi chúng "tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng", báo cáo viết.
Đa phần chúng phải lắp đặt trên một bệ phóng cố định vì thế dễ bị tấn công phủ đầu. Ngoài ra, điểm yếu về công nghệ cũng là một trở ngại lớn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nghiên cứu kế hoạch cho cuộc tập trận tên lửa với mục tiêu là các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. Ảnh: EPA
Một tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách vấn đề an ninh nội địa lại khẳng định Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ có khả năng đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa KN-08 và bắn tới Mỹ", Đô đốc Bill Gortney thuộc Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), trao đổi với phóng viên tại trụ sở Bộ Quốc phòng.
Tên lửa KN-08 từng xuất hiện trong một buổi lễ diễu binh ở Triều Tiên. Theo một số nhà phân tích, chúng được phóng từ một phương tiện lưu động vì thế rất khó để giám sát thông qua vệ tinh. Hạn chế của KN-08 là chúng chỉ có thể nhắm mục tiêu vào các thành phố lớn và di chuyển trên đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống này cần khoảng một đến hai giờ để tiếp nhiên liệu trước khi bắn.
Theo tính toán của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, trụ sở ở Washington, Bình Nhưỡng đang sở hữu lượng vật liệu phân hạch đủ để sản xuất ít nhất 10 đầu vũ khí. Con số này sẽ tăng tới 20 hoặc 100 vào năm 2020.
"Triều Tiên đã xây dựng được một hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân tương đối phát triển. Thực tế này sẽ giúp họ trở thành một cường quốc hạt nhân nhỏ trong những năm sắp tới", chuyên gia đánh giá trong bản báo cáo.
Bất chấp một số tiến bộ đã đạt được, điển hình như vụ phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo hồi năm 2012, Bình Nhưỡng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật, nhất là trong việc phát triển tên lửa liên lục địa có thể phóng tới Mỹ.
Theo bản báo cáo, để vượt qua những khó khăn về công nghệ, Triều Tiên cần đến sự hỗ trợ từ nước ngoài trong việc chế tạo, sản xuất các thiết bị tiên tiến như động cơ hiệu suất cao, lá chắn tầm nhiệt, hệ thống điện tử và động cơ sử dụng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng như hiện nay. Nhưng điều này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi Triều Tiên bị nhiều nước cô lập, cấm vận, từ sau vụ thử hạt nhân đầu tiên hồi năm 2006.
Trọng tâm của Washington hiện nay trong chiến lược đối phó với chương trình hạt nhân Triều Tiên là tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt và chuẩn bị sẵn sàng về mặt quân sự.
Tên lửa liên lục địa KN-08 của Triều Tiên trong lễ duyệt binh ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Vũ Hoàng
Theo SCMP/Diplomat
"Nếu Mỹ thao túng giá dầu, Nga sẽ thao túng khí đốt" Hoa Kỳ sẽ cố tìm cách gia tăng trừng phạt chống lại các công ty năng lượng của Nga, tuy nhiên khi tính đến hàng loạt yếu tố khách quan thì thấy các chiêu thức của chính quyền Obama khá là hạn chế, hãng tin Reuters viết. Khí đốt vẫn là một vũ khí hữu hiệu của người Nga khi phải đối mặt...