Trung Quốc sẽ ê chề vì tư tưởng diều hâu

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia quốc tế, gồm cả học giả Trung Quốc, cho rằng nước này sẽ hối tiếc nếu để các phần tử cứng rắn chi phối hành động trên biển.

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, các học giả cho rằng tiếng nói của các phần tử diều hâu đang có trọng lượng đáng kể trong việc hoạch định chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc và tình hình này có thể tiếp diễn theo chiều hướng xấu hơn.

Trung Quốc sẽ ê chề vì tư tưởng diều hâu - Hình 1
Tàu chiến Trung Quốc trong một đợt diễn tập ở biển Đông – Ảnh: Timawa.net

Việc Trung Quốc đưa quân đồn trú ở cái gọi là “TP.Tam Sa” có phải là bằng chứng cho thấy phần tử cứng rắn đang thắng thế trong chính sách quân sự của nước này? Ảnh hưởng của việc này như thế nào?

Tiến sĩ Daniel Lynch, Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Nam California (Mỹ): Đúng là tư tưởng “diều hâu” đang thắng thế. Hãy nhìn vào tờ Hoàn Cầu thời báo, nó đang trở thành diễn đàn cho những ai kêu gọi cần có nhiều động thái quân sự hơn nữa. Cái khó là không thể biết được có nhiều người trong nước thể hiện sự bất đồng với chính sách hiện nay của Trung Quốc hay không.

Điều đó có nghĩa là ngay cả yêu sách “đường lưỡi bò” lâu nay vốn chưa bao giờ được thế giới thừa nhận vẫn sẽ tồn tại?

Bà Tôn Vân (nguyên là chuyên gia Trung Quốc thuộc Nhóm khủng hoảng quốc tế tại Bắc Kinh): Mặc dù có nhiều chuyên gia Trung Quốc hoài nghi và phủ nhận tính xác thực của đường lưỡi bò, nhưng họ e ngại lên tiếng vì ngay lập tức sẽ bị các phần tử cứng rắn và ngay cả dư luận Trung Quốc liệt vào hàng “phản bội”. Dư luận Trung Quốc bị dẫn dắt theo hướng chính Philippines và Việt Nam mới là các bên “gây hấn và thách thức” các quan điểm đã xác lập của Bắc Kinh. Để chứng tỏ mình luôn trong thế có thể bảo vệ cái gọi là chủ quyền, chính phủ buộc phải tiếp tục mập mờ về “đường lưỡi bò” dựa trên “quyền lịch sử”.

Dường như trong việc các phần tử cứng rắn thúc đẩy tham vọng bá quyền có cả những nguyên nhân cay đắng xuất phát từ lịch sử?

TS James Holmes (Trường Chiến tranh Hải quân, Mỹ): Tôi đồng ý Trung Quốc từng có những thời khắc ê chề trong quá khứ khi bị xâm chiếm và đô hộ. Tuy nhiên, nên nhớ ngay cả Việt Nam hay Philippines cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo lẽ thường, người Trung Quốc sẽ hiểu được cảm giác bị hà hiếp. Nhưng tôi ngạc nhiên là Bắc Kinh hoàn toàn không đồng cảm với các nước láng giềng của mình.

Lịch sử đã dạy cho nước Mỹ một bài học. Thời điểm 1910 -1930, Mỹ cũng từng rất thích can thiệp vào các nước Mỹ La tinh nhưng ngay cả trong những thời khắc tồi tệ nhất, Washington cũng chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền hay rắp tâm chiếm đảo của ai cả. Vậy mà tới bây giờ, quan hệ đôi bên vẫn còn trục trặc. Những gì Trung Quốc đang làm không khác gì Mỹ ngày xưa, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn. Và do vậy, những gì họ nhận được chắc chắn sẽ phải ê chề hơn cho dù điều đó không xảy ra trong tương lai gần đi chăng nữa. Ít ra, đó không phải là điềm báo tốt lành cho chính sách ngoại giao của nước này về lâu dài.

Cùm lớn quàng vào cổ Trung Quốc Trong bài bình luận đăng trên báo Strait Times ngày 27.7, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) là Giáo sư Kishore Mahbubani nhấn mạnh: “Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra bao trùm biển Đông có thể chẳng chứng minh được gì mà chỉ mang cùm vào cổ nước này”. Ông còn cảnh báo trong thời gian qua, Bắc Kinh đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng khiến tình hình khu vực căng thẳng. Trong giới học giả Trung Quốc thì có ông Lý Lệnh Hoa – chuyên viên của Trung tâm thông tin hải dương – suốt thời gian qua đã nỗ lực phản đối mọi thông tin tuyên truyền lệch lạc của nước này đối với vấn đề biển Đông. Mới đây, ông tổ chức buổi giao lưu trực tuyến trên mạng xã hội Sina Weibo, trong đó tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò hoàn toàn không có căn cứ và không được nước nào thừa nhận. Ông này cũng nhận định rằng giáo trình và truyền thông nước này đã khiến dân chúng hiểu sai về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Đúng như nhận định ở trên của bà Tôn Vân, học giả Lý đang bị nhiều phần tử quá khích Trung Quốc gọi là “kẻ bán nước”. Văn Khoa – Ngọc Bi

Video đang HOT

Một số tướng lĩnh, quan chức Trung Quốc bị báo chí phương Tây xem là nhân vật diều hâu khi bàn về vấn đề quốc phòng và biển Đông, trong số đó có thiếu tướng Chu Thành Hổ. Tại Diễn đàn Hòa bình thế giới vừa diễn ra ở Bắc Kinh, ông Chu ngang nhiên tuyên bố “Việt Nam và Philippines hành động phi lý khi mở rộng vùng đặc quyền kinh tế vào lãnh thổ Trung Quốc (ý nói biển Đông) chỉ vì họ ký Công ước LHQ về luật Biển”, theo Hoàn Cầu thời báo. Thiếu tướng không quân Kiều Lương, Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách an ninh quốc gia, cũng từng cho rằng Trung Quốc nên “gây áp lực kinh tế, chính trị, quân sự lên các nước có tranh chấp ở biển Đông”. Về mặt dân sự, giới chức hàng hải và lãnh đạo tỉnh Hải Nam cũng thường thể hiện tư tưởng “diều hâu”, chiếm đoạt. Hồi tháng 6, ông Từ Chí Dung, một lãnh đạo Cơ quan Hải giám Trung Quốc, ngược ngạo cảnh báo: “Trung Quốc bây giờ đang đối mặt với những nước láng giềng hung hăng mà dẫn đầu là Việt Nam và Philippines”. Chưa hết, ông Phù Tráng, người Trung Quốc vừa dựng lên làm “Chủ tịch Ủy ban Thường vụ HĐND TP.Tam Sa”, cũng được cho là có tư tưởng cứng rắn và từng giữ chức Phó tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam. Văn Khoa

Theo Thanh niên

Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới?

"Nếu trong nội bộ Trung Quốc, "phái diều hâu" thắng thế thì họ sẽ có những hành động táo bạo hơn nữa. Nếu nội bộ khu vực ASEAN không đoàn kết, không thể hiện rõ quyết tâm, các nước lớn trên thế giới không tỏ rõ thái độ thì Trung Quốc chắc chắn sẽ có những hành động táo bạo hơn".

Sau một chuỗi những hành động làm dậy sống biển Đông của Trung Quốc như từ chối ngồi vào bàn đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), 30 tàu cá phía Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, cắt cáp rồi mời thầu thăm dò dầu khí trong vùng biển, thềm lục địa Việt Nam..., dư luận đang đặt câu hỏi: "Trung Quốc sẽ làm gì sắp tới để hiện thực hóa tham vọng cái gọi là "đường lưỡi bò"?

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc như TS.Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nhà ngoại giao Dương Danh Dy - Nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.

Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới? - Hình 1

TS.. Trần Công Trục: "Chúng ta cần tránh bị cuốn vào "vòng xoáy" gây hấn một cách phi pháp của Trung Quốc trong tâm thái bị động".

Tiếp tục có những hành động gây sức ép ngày một lớn

PV: Với những hành động vừa qua và gần đây nhất là động thái từ chối đàm phán COC, cho 30 tàu cá đồng loạt xuống khu vực Trường Sa khai thác, ông có thể dự đoán trong thời gian tới đây, Trung Quốc sẽ có những hành động nào?

TS. Trần Công Trục: Tất cả những hành động vừa qua của Trung Quốc không phải là tức thời mà nằm trong hoạch định tính toán dài hạn và kỹ càng. Chúng ta cũng không ngạc nhiên về những hành động vừa qua của Trung Quốc: lực lượng của quân sự đứng đằng sau những hoạt động mang màu sắc dân sự và kinh tế, từ chối đàm phán COC vì cho rằng ASEAN đã vi phạm DOC trong khi đó chính họ lại là nước vi phạm. Sự việc vi phạm mới đây nhất là kéo 30 tàu đánh cá, mà đứng đằng sau là một lực lượng quân sự giả danh hải giám hộ tống và bảo vệ xuống khu vực Trường Sa.

Trong thời gian tới đây, theo tôi, họ sẽ tiếp tục có những hành động khác nhằm gây sức ép trong khu vực. Không chỉ cho những ngư đội lớn đi vơ vét nguồn tài nguyên cá mà có thể Trung Quốc sẽ sử dụng những dàn khoan khổng lồ ngang nhiên vào khu vực chủ quyền của Việt Nam, ngay cạnh những dàn khoan của chúng ta đang khai thác để khai thác dầu mỏ đi kèm với đó là lực lượng quân sự đứng đằng sau.

Còn khả năng về quân sự thì chúng ta không thể không tính đến. Trong lịch sử, họ đã làm điều này rồi. Nhưng vấn đề là họ sử dụng biện pháp đó như thế nào và trong hoàn cảnh nào, ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhưng tôi cho rằng, trong thời tới họ sẽ không dừng lại và sẽ tiếp tục gây sức ép cho các nước trong khu vực bằng cách sử dụng những hành động mang tính chất dân sự...

PV: Trước những động thái của Trung Quốc đã xảy ra và sẽ xảy ra trong thời gian tới, Việt Nam cần có những hành động nào để bảo vệ quyền lợi của mình, thưa ông?

TS. Trần Công Trục: Nhiều người nói rằng Trung Quốc đã "hết bài" hoặc những hành động vừa qua của Trung Quốc là hành động "trả đũa" việc Việt Nam thông qua Luật Biển. Tôi không đồng tình với quan điểm này mà cho rằng Trung Quốc sẽ còn gây nhiều sức ép hơn nữa với những nước trong khu vực Biển Đông và trực tiếp là Việt Nam.

Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới? - Hình 2

"Trung Quốc sẽ còn gây nhiều sức ép hơn nữa với những nước trong khu vực Biển Đông và trực tiếp là Việt Nam".

Nhưng không phải vì thế mà chúng ta đối phó một cách bị động hoặc gây ra sự căng thẳng không cần thiết. Chúng ta phải bình tĩnh xử lý vấn đề này. Hơn bao giờ hết lúc này là lúc cần phải bình tĩnh xử lý các tình huống có thể xảy ra, để đối phó một cách hợp lý, tránh bị cuốn vào "vòng xoáy" gây hấn một cách phi pháp của Trung Quốc trong tâm thái bị động.

Trong một trao đổi khác về vấn đề này với chúng tôi, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự tại Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết: "Rất khó để có thể dự đoán được những bước đi cụ thể tới đây của Trung Quốc mà nó sẽ thiên hình vạn trạng trên Biển Đông. Tất cả nhằm mục đích là thực hiện tham vọng bá quyền tại Biển Đông của Trung Quốc.

Những hành động này phụ thuộc vào hai phía: phía chủ quan của Trung Quốc và phía đối ứng là Việt Nam và các nước tại Biển Đông cũng như các nước có quyền lợi liên quan trên thế giới. Nếu trong nội bộ Trung Quốc, "phái diều hâu" thắng thế thì họ sẽ có những hành động táo bạo hơn nữa. Nếu nội bộ khu vực ASEAN không đoàn kết, không thể hiện rõ quyết tâm, các nước lớn trên thế giới không tỏ rõ thái độ thì Trung Quốc chắc chắn sẽ có những hành động táo bạo hơn".

Với những hành động mang tính tương tự như thời gian vừa qua, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những biện pháp về mặt pháp lý để xử lý. Trong thực tế, lực lượng chấp pháp của chúng ta không cần dùng đến Hải quân mà chỉ cần dùng đến lực lượng Cảnh sát Biển, lực lượng Hải quan, lực lượng bảo vệ Biên phòng, Kiểm ngư...

Nếu như trong thời gian tới đây, Trung Quốc có những hành động tương tự thì chúng ta có thể sử dụng những lực lượng trên để ngăn chặn, thậm chí là bắt và lập biên bản đối những trường hợp vi phạm, dẫn độ và xét xử theo các thủ tục pháp lý, phù hợp với pháp luật Việt Nam và Công ước Luật Biển 1982. Rõ ràng trước đây, họ sai trái nhưng chúng ta chưa làm. Lúc này, đó là biện pháp chính đáng chúng ta phải làm. Đi kèm với đó là những giải thích về hành động sai trái của Trung Quốc cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới hiểu...

Dư luận thế giới thêm rõ bộ mặt thật của Trung Quốc

PV: Trước việc Trung Quốc từ chối đàm phán COC và Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung, Việt Nam và ASEAN cần phải làm gì trong thời gian tới đây, thưa ông?

TS. Trần Công Trục: Đối với việc Trung Quốc từ chối đàm phán COC với những lý do hết sức phi lý, Việt Nam phải cùng với ASEAN xem lại thái độ ứng xử trong thời gian vừa qua với Trung Quốc. Trước đây có ý kiến cho rằng Trung Quốc mong muốn ngồi vào bàn đàm phán để có thể cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và rất hy vọng vào điều đó nhưng thực tế đã chứng minh rằng Trung Quốc hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra. Việc từ chối đàm phán của Trung Quốc một lần nữa đã bóc bộ mặt nạ tham vọng bá quyền tại Biển Đông của Trung Quốc trước dư luận thế giới.

Bên cạnh những bất lợi của việc COC không được đàm phán thì cũng có số lợi ích nhất định trong ASEAN vì trước đây, một số nước trong ASEAN vẫn còn tin tưởng rằng Trung Quốc thực sự như những lời họ nói. Tuy nhiên qua sự việc này, những nước nào còn lầm tưởng về Trung Quốc sẽ được dịp biết rõ bộ mặt thật của Trung Quốc mà có những ứng xử hợp lý hơn. Vì lẽ đó mà rất có thể những nước trước đây còn "lưỡng lự" trước những hành động của Trung Quốc sẽ dứt điểm hơn, khối ASEAN sẽ đoàn kết hơn trong thời gian sắp tới.

PV: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp nhà nước phụ trách khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông. Vậy trước hành động mời thầu quốc tế 9 lô dầu của CNOOC, theo ông, PVN có nên kiện CNOOC ra tòa án quốc tế về việc mời thầu phi pháp này hay không?

TS. Trần Công Trục: Việc mời thầu tại khu vực thềm lục địa Việt Nam của CNOOC rõ ràng là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của PVN. Về nguyên tắc, PVN hoàn toàn có thể chuẩn bị hồ sơ để đưa ra các cơ quan tài phán Quốc tế xử lý vấn đề này. Nhưng trong thực tế thì CNOOC mới chỉ nói trên phương diện thông tin mà chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào.

Bây giờ nếu có bất kỳ một công ty nào mà nhận thầu theo lời thầu của Trung Quốc thì khi đó, PVN hoàn toàn có thể khởi kiện công ty đó và CNOOC ra các cơ quan tài phán quốc tế. Chúng ta phải có những biện pháp về mặt pháp lý để lập bộ hồ sơ, có những bước đi cụ thể để khởi kiện: phải "bắt tận tay, day tận trán" những vi phạm của các công ty theo lời mời thầu của CNOOC.

Trung Quốc không có "phái bồ câu"

PV: Thưa ông, ông có thể có những nhận xét, đánh giá nào dành cho những tướng lĩnh quân đội của Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã có những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn trong việc thực hiện tham vọng bá quyền tại Biển Đông của Trung Quốc?

TS. Trần Công Trục: Hiện nay, trong nội bộ Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn. Qua dư luận thì tôi cũng biết là họ có một phái được gọi với cái tên "phái diều hâu" mà đại diện là những tướng lĩnh quân đội Trung Quốc. Đây là những người ủng hộ việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây cũng chính là lực lượng đang chiếm ưu thế so với những tướng lĩnh Trung Quốc còn lại.

Những phát ngôn mạnh mẽ thể hiện tính hiếu chiến của họ vừa qua là một cách tạo sức ép đối với những nước trong khu vực để từ đó họ có những thuận lợi nhất định trong quá trình xử lý vấn đề tại Biển Đông. Vừa qua, Trung Quốc từ chối đàm phán COC với những lý do đưa ra rất phi lý, theo tôi là có sự tác động từ "phái diều hâu" này. Xét về phương diện lý và dư luận thì họ chưa đủ mạnh để có thể ngồi đàm phán vì như vậy họ sẽ không còn "tự tung tự tác" được như trước nữa. Chính vì vậy tôi cũng không ngạc nhiên trước hành động từ chối đàm phán COC với những lý do không thể chấp nhận được từ phía Trung Quốc về ASEAN.

Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới? - Hình 3

Ông Dương Danh Dy: "Trung Quốc không có phái bồ câu"

Trong một trao đổi khác về vấn đề này với chúng tôi, ông Dương Danh Dy cho biết: "Rất khó để có thể dự đoán được những bước đi cụ thể tới đây của Trung Quốc mà nó sẽ thiên hình vạn trạng trên Biển Đông. Tất cả nhằm mục đích là thực hiện tham vọng bá quyền tại Biển Đông của Trung Quốc.

Những hành động này phụ thuộc vào hai phía: phía chủ quan của Trung Quốc và phía đối ứng là Việt Nam và các nước tại Biển Đông cũng như các nước có quyền lợi liên quan trên thế giới. Nếu trong nội bộ Trung Quốc, "phái diều hâu" thắng thế thì họ sẽ có những hành động táo bạo hơn nữa. Nếu nội bộ khu vực ASEAN không đoàn kết, không thể hiện rõ quyết tâm, các nước lớn trên thế giới không tỏ rõ thái độ thì Trung Quốc chắc chắn sẽ có những hành động táo bạo hơn".

Nói về "phái bồ câu" của Trung Quốc, ông Dy cho biết: "Tôi không đồng ý trong việc gọi phái còn lại của Trung Quốc là phái bồ câu vì bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình. Trung Quốc không có phái bồ câu mà toàn bộ là phái diều hâu nhưng một số lại đội lốt bồ câu vì tư tưởng "đại hán" bành trướng đã ngấm sâu vào máu thịt người Trung Quốc rồi. Việc phái diều hâu đội lốt bồ câu chưa thể hiện thái độ cứng rắn của mình là vì họ khôn ngoan, họ biết rằng việc thể hiện mình trong lúc này đối với Trung Quốc tại Biển Đông là chưa đúng lúc".

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tứcÔng Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức
21:41:56 24/01/2025
Mỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sựMỹ bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng máy bay quân sự
23:29:01 24/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặnSắc lệnh của Tổng thống Trump tước quyền 'sinh ở Mỹ có quốc tịch Mỹ' bị chặn
21:00:01 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ấn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn độngẤn Độ tuyên án tử hình 5 người trong vụ cưỡng hiếp chấn động
19:14:30 24/01/2025
Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San DiegoChưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego
12:57:56 24/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025

Tin đang nóng

NSND Kim Xuân và hôn nhân 40 năm: Chồng đưa đón, Tết không áp lực việc nhàNSND Kim Xuân và hôn nhân 40 năm: Chồng đưa đón, Tết không áp lực việc nhà
23:12:19 25/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Chi Pu sang chảnh như tiểu thư tài phiệt, Phương Oanh - Shark Bình "bám dính" không rời nửa bướcThảm đỏ hot nhất hôm nay: Chi Pu sang chảnh như tiểu thư tài phiệt, Phương Oanh - Shark Bình "bám dính" không rời nửa bước
23:42:16 25/01/2025
Cặp đôi bị đồn yêu đương hot nhất Vbiz công khai tình tứ, dân mạng phán câu nàyCặp đôi bị đồn yêu đương hot nhất Vbiz công khai tình tứ, dân mạng phán câu này
23:38:33 25/01/2025
Ngày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thôngNgày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông
21:54:07 25/01/2025
Ca sĩ Trọng Tấn thu hoạch cá trong biệt thự nhà vườn, Hồ Ngọc Hà gợi cảmCa sĩ Trọng Tấn thu hoạch cá trong biệt thự nhà vườn, Hồ Ngọc Hà gợi cảm
21:11:01 25/01/2025
Hot nhất hôm nay: Triệu Lộ Tư rạng rỡ tái xuất sau khi suýt chết, nhưng lộ 1 bộ phận đáng báo động trước mặt 100 fanHot nhất hôm nay: Triệu Lộ Tư rạng rỡ tái xuất sau khi suýt chết, nhưng lộ 1 bộ phận đáng báo động trước mặt 100 fan
21:25:59 25/01/2025
Ồn ào giữa Hồ Ngọc Hà - Minh Hằng, vì sao 8 năm qua vẫn 'nóng'?Ồn ào giữa Hồ Ngọc Hà - Minh Hằng, vì sao 8 năm qua vẫn 'nóng'?
22:44:01 25/01/2025
Đám cưới xa xỉ của thiếu gia tỷ phú với 'Nữ thần rắn'Đám cưới xa xỉ của thiếu gia tỷ phú với 'Nữ thần rắn'
23:00:55 25/01/2025

Tin mới nhất

Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục

Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục

07:02:00 26/01/2025
Doanh thu vũ khí của Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh các nước tăng cường mua sắm để bổ sung nguồn cung cấp cho Ukraine và chuẩn bị cho kịch bản xung đột quy mô lớn có thể xảy ra.
Ông Trump tiết lộ đặc quyền cho Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

Ông Trump tiết lộ đặc quyền cho Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

06:58:30 26/01/2025
Trong cuộc họp báo ở North Carolina hôm 24/1, Tổng thống Donald Trump một lần nữa tuyên bố ông muốn Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ.
Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

Ông Trump mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

06:51:30 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc khi bắt đầu nhiệm kỳ 2, theo Axios.
Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

Trung Quốc nêu cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:47:57 26/01/2025
Trung Quốc ủng hộ nỗ lực giải quyết vấn đề Nga - Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng đàm phán là cách duy nhất chấm dứt chiến sự.
Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

06:44:15 26/01/2025
Quan chức Nga cho rằng xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong vòng 100 ngày, trừ khi Mỹ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn.
Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

Israel tuyên bố vẫn ở lại miền Nam Li Băng sau thời hạn rút quân

06:41:46 26/01/2025
Chính phủ Li Băng từng cáo buộc Israel rất nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn bởi Tel Aviv vẫn liên tục ném bom miền Nam nước này.
Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

Iran bác cáo buộc của Israel về việc buôn lậu vũ khí tới Liban

05:59:08 26/01/2025
Phản ứng này được Đại sứ Iran đưa ra trong các bức thư gửi Tổng Thư ký LHQ António Guterres và Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Amar Bendjama, nhằm đáp trả cáo buộc của Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon ngày 13/1.
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Cảnh báo về chim đưa ra trước sự cố 1 phút

05:57:37 26/01/2025
Ủy ban điều tra thuộc Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết đoạn giám sát vào thời điểm xảy ra tai nạn tại sân bay quốc tế Muan xác nhận rằng chiếc máy bay đã cố gắng bay vòng lại sau khi đâm vào một đàn chim.
Israel tuyên bố không cho người Palestine trở về miền Bắc Gaza

Israel tuyên bố không cho người Palestine trở về miền Bắc Gaza

05:56:00 26/01/2025
Ông Hagari cho rằng Hamas đang gây trở ngại cho tiến trình hòa bình, đồng thời khẳng định Israel sẽ hành động cho đến khi tất cả các con tin được đưa về quê hương.
Bắt giữ nghi phạm đe dọa Tổng thống Donald Trump trên TikTok

Bắt giữ nghi phạm đe dọa Tổng thống Donald Trump trên TikTok

05:51:49 26/01/2025
Năm ngoái, ông Trump là mục tiêu của 2 vụ ám sát, trong đó có vụ xảy ra tại một cuộc biểu tình ở Butler, bang Pennsylvania khiến ông bị thương ở tai.
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?

Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?

05:47:56 26/01/2025
Tất cả mọi người ở Greenland đều biết một người thân đã tự tử. Một người bạn tốt, một người họ hàng, một người anh em hoặc một người hàng xóm. Một người cha, người mẹ, một người chị em, một người bạn cùng lớp... Dường như không thể tìm ...
Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh

Tầm nhìn kinh tế mới của EU: Ưu tiên cạnh tranh, giảm bớt quy định xanh

23:08:04 25/01/2025
Dù vậy, EU vẫn khẳng định mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050 nhưng cách tiếp cận sẽ thay đổi để ưu tiên tính cạnh tranh và trung lập về công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"

Đạo diễn nói lý do NSƯT Thoại Mỹ thay thế ca sĩ Cẩm Ly tại "Táo xuân 2025"

Tv show

06:10:20 26/01/2025
Táo xuân 2025 gây chú ý khi ca sĩ Cẩm Ly bất ngờ rời chương trình sau 7 năm đồng hành. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã lên tiếng về những thay đổi của chương trình năm nay.
Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Chuyên gia gợi ý những điểm cần thay đổi trong Squid Game 3

Hậu trường phim

06:09:53 26/01/2025
Trong khi chờ đợi phần 3 ra mắt, các nhà phê bình phim của Cineplay đã chia sẻ một số quan điểm cá nhân giúp cho Squid Game trở nên hấp dẫn hơn.
Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Bộ phim 'Đèn âm hồn' mang đến làn gió mới cho dòng phim tâm linh Việt

Phim việt

06:08:19 26/01/2025
Với bối cảnh cổ kính, hoang sơ, Đèn âm hồn khéo léo tạo ra một không gian u ám, đầy bí ẩn, khiến người xem háo hức khám phá những điều chưa biết.
5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'

5 món ăn may mắn đầu năm có thể giúp gia chủ 'lên như diều gặp gió'

Ẩm thực

06:06:47 26/01/2025
Để cầu may mắn, hút tài lộc, người Việt nên ăn gì vào đầu xuân năm mới? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những món ăn may mắn mang ý nghĩa sung túc, tràn đầy trong năm mới.
Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm

Sức khỏe

06:01:19 26/01/2025
Không nên ăn chuối vì trong chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu nhất là những trái chuối quá chín sẽ có hàm lượng các chất này cao hơn và khi ăn nhiều chuối sẽ khiến bạn bị đau đầu.
Phim học đường mới chiếu đã hot rần rần vì dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, nam chính là "thánh visual" đỉnh top đầu showbiz

Phim học đường mới chiếu đã hot rần rần vì dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, nam chính là "thánh visual" đỉnh top đầu showbiz

Phim châu á

23:47:42 25/01/2025
Study Group sau một thời gian dài nhá hàng và gây chú ý bởi dàn cast đúng chuẩn xé truyện bước ra thì đã chính thức phát hành 2 tập đầu tiên trên một nền tảng trực tuyến tại Hàn.
'Emilia Pérez' - tác phẩm khiến dân tình bất bình vì được đề cử quá nhiều giải Oscar

'Emilia Pérez' - tác phẩm khiến dân tình bất bình vì được đề cử quá nhiều giải Oscar

Phim âu mỹ

23:32:06 25/01/2025
Emilia Pérez là một thử nghiệm đầy đủ thức, đặt ra câu hỏi về cách điện ảnh nên phản ánh các vấn đề xã hội phức tạp như thế nào, thay vì chỉ hiện thực được tô hồng.
NewJeans khẳng định không bao giờ quay về với HYBE

NewJeans khẳng định không bao giờ quay về với HYBE

Nhạc quốc tế

23:20:57 25/01/2025
Vào ngày 23/1, NewJeans đã đưa ra một tuyên bố chung, tiết lộ rằng họ đã thuê đại diện pháp lý để phản đối các hành động của ADOR và HYBE.
Bị Oscar hắt hủi, Angelina Jolie đi mua sắm với con trai

Bị Oscar hắt hủi, Angelina Jolie đi mua sắm với con trai

Sao âu mỹ

23:17:58 25/01/2025
Ngôi sao Maleficent Angelina Jolie được phát hiện đi mua sắm cùng cậu con trai 16 tuổi Knox sau khi bị loại khỏi danh sách đề cử Oscar 2025.
Phía sau chuyện tình đạo diễn 65 tuổi và "nàng thơ" kém 22 tuổi

Phía sau chuyện tình đạo diễn 65 tuổi và "nàng thơ" kém 22 tuổi

Sao châu á

23:09:54 25/01/2025
Chuyện tình của đạo diễn Hong Sang Soo và diễn viên Kim Min Hee tiếp tục thu hút dân mạng xứ Hàn khi vợ của đạo diễn 65 tuổi xác nhận, họ chưa ly hôn và bà không biết chồng có con với người khác.
Các công ty giao hàng Hàn Quốc 'quay cuồng' trước dịp Tết Nguyên đán

Các công ty giao hàng Hàn Quốc 'quay cuồng' trước dịp Tết Nguyên đán

23:01:19 25/01/2025
Một trong những tin nhắn gây chú ý viết: "Do số lượng đơn hàng quá lớn, tôi vừa rời khỏi trung tâm. Việc giao hàng có thể hoàn thành vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi rất xin lỗi vì sự chậm trễ và mong bạn thông cảm".