Trung Quốc sẽ dùng S-400 Nga bắn hạ F-35 Mỹ hay tiêm kích Rafale của Ấn Độ?
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Đài Loan gia tăng, một câu hỏi hóc búa được đặt ra là Bắc Kinh đã và sẽ triển khai các hệ thống tên lửa S-400 ở những đâu?
Ngoài Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Đài Loan gia tăng, một câu hỏi hóc búa được đặt ra là Bắc Kinh đã và sẽ triển khai S-400 ở những đâu?
Một số chuyên gia tin rằng Quân đội Trung Quốc (PLA) có thể chọn cách triển khai S-400 ở Eo biển Đài Loan vì tại đây các hệ thống tên lửa này sẽ phát huy được tác động lớn nhất.
S-400 có khả năng tấn công tới 80 máy bay cùng một lúc, tức bằng khoảng 1/3 phi đội máy bay chiến đấu của Đài Loan. Dòng tên lửa này được đánh giá sẽ phát huy tốt tác dụng khi đối đầu với F-16 của Đài Bắc và thậm chí cả các các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tiên tiến nhất của Mỹ.
Cũng có ý kiến cho rằng, một khu vực khác mà PLA có thể lựa chọn để triển khai tên lửa S-400 là những vị trí gần biên giới Ấn Độ, ở Đông Ladakh hoặc một nơi nào đó thuộc bên kia Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) phía Trung Quốc nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không của Không quân Ấn Độ ( IAF), đặc biệt là các máy bay phản lực Rafale mới.
Tiêm kích phản lực Rafale của Không quân Ấn Độ. Ảnh: IAF
Video đang HOT
Theo suy đoán của giới truyền thông và một trong những nhà bình luận nổi tiếng nhất của Ấn Độ – Thiếu tướng GD Bakshi (đã nghỉ hưu) thì S-400 có thể đã được PLA triển khai dọc theo LAC. Tất nhiên, thông tin này chưa thể được xác nhận chính thức.
Tướng Bakshi nói rằng, Trung Quốc vẫn nhất quyết “không lùi một gang tấc nào” khỏi các vị trí ở Galwan và Pangong Tso của họ và PLA đã triển khai tới đây các tên lửa S-400 cực kỳ hiện đại.
Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã sở hữu một trong những kho tên lửa đất đối không lớn nhất thế giới, trong đó có cả các hệ thống S-400, S-300 do Nga chế tạo và các hệ thống do Bắc Kinh tự sản xuất trong nước.
Được xếp vào hạng tiên tiến nhất thế giới, S-400 của Nga là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa và tầm trung hiện đại nhất, chuyên dùng để phát hiện và tiêu diệt máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và đạn đạo, và kể cả các mục tiêu trọng yếu dưới mặt đất.
S-400 là đối thủ của mọi máy bay chiến đấu, gồm cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ và máy bay phản lực Rafale của Ấn Độ.
Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ (IAF) cũng đã phán đoán được các động thái của Trung Quốc và sẵn sàng đối diện với việc PLA triển khai S-300 và S-400 tới khu vực Ladakh kể từ tháng 5/2020.
Tờ ThePrint dẫn lời một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ nói rằng IAF đã tính tới kịch bản phải đối phó với các hệ thống phòng không của Trung Quốc như S 400, S 300, LY 80 hay các hệ thống khác.
Bên cạnh việc tăng cường triển khai các hệ thống radar và tên lửa phòng không dọc theo LAC, Quân đội Ấn Độ còn có trong tay các máy bay chiến đấu Dassault Rafale mới biên chế cho Phi đội Số 17 của IAF và sẵn sàng điều động tới Ladakh nếu tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy vậy, xét tới thực tế S-400 được Nga chế tạo chuyên để đối phó với các mục tiêu tàng hình và siêu thanh như F-35 nên một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể chỉ triển khai S-400 gần Đài Loan và sẽ sử dụng các hệ thống phòng không khác như HQ-9 để đối phó với Ấn Độ.
Ấn Độ nhận 5 tiêm kích Rafale
5 tiêm kích Rafale đầu tiên Ấn Độ mua từ Pháp hôm nay hạ cánh ở căn cứ không quân Ambala, bang Haryana, miền bắc nước này.
Ấn Độ phun vòi rồng chào mừng khi các máy bay hạ cánh tại căn cứ Ambala, cách biên giới Trung Quốc và Pakistan khoảng 200 km. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh hôm nay viết trên Twitter rằng sự xuất hiện của các tiêm kích đánh dấu "sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử quân sự của chúng tôi". Các tiêm kích sẽ làm cho không quân Ấn Độ "mạnh hơn nhiều để ngăn chặn mọi mối đe dọa có thể xảy ra trên đất nước chúng tôi".
Tiêm kích Rafale rời căn cứ Merignac ở Pháp để đến Ấn Độ ngày 27/7. Ảnh: AFP.
Ông không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc nhưng giới truyền thông và các nhà quan sát cho rằng bình luận của ông rõ ràng nhắm vào nước láng giềng này. "Nếu có ai chỉ trích hay lo lắng về sức mạnh mới của không quân Ấn Độ thì đó hẳn là những bên muốn đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi", Singh viết.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Họ dự kiến bàn giao tất cả máy bay trước cuối năm 2021. Các tiêm kích Rafale được tùy biến theo yêu cầu của Ấn Độ, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ phi công do Israel sản xuất, thiết bị cảnh báo tín hiệu radar, thiết bị gây nhiễu băng tần thấp, hệ thống ghi dữ liệu bay trong 10 tiếng, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.
Ấn Độ nhận bàn giao tiêm kích sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa Ấn - Trung thất bại và quân đội Trung Quốc điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Biên giới Ấn - Trung. Đồ họa: NYTimes.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời". 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt...