Trung Quốc sẽ dùng mọi thủ đoạn ngăn Philippine tổ chức du lịch Biển Đông?
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines muốn thúc đẩy du lịch Biển Đông, cho tàu thủy đi vòng quanh các đảo đá như đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây…
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang
Tờ “Minh Báo” Hồng Kông ngày 17 tháng 8 đưa tin, Quân đội Philippines muốn thúc đẩy du lịch tàu thủy ở các đảo, đá ngầm “có tranh chấp với Trung Quốc” (Trung Quốc đòi xâm chiêm), để thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cho biết, theo ý tưởng của quân đội nước này, tàu thủy sẽ đi vòng quanh 6 đảo, bao gồm đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam).
Theo bài báo, hiện nay tàu của Hải quân và Hải cảnh Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “tuần tra” (phi pháp) ở khu vực này, có thể “ngăn chặn hoạt động du lịch có liên quan”, Quân đội Philippines hoàn toàn không đưa ra phương án giải quyết.
Bài báo dẫn lời chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng, nếu Philippines thúc đẩy kế hoạch này, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc “sẽ không ngồi nhìn, bỏ mặc”.
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam)
Được biết, đài truyền hình ABS-CBN ngày 14 tháng 8 đã đưa tin trong vòng 5 phút, dẫn cuộc trò chuyện với Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Catapang khi thị sát Bộ tư lệnh Quân khu miền Tây ở tỉnh Palawan.
Bao TQ noi canh khoe răng: Tướng Catapang cho rằng, ý tưởng du lịch Biển Đông bằng tàu thủy được gợi ý từ “tiền lệ của nước khác”, ông hy vọng qua đây hỗ trợ cho tỉnh Palawan phát triển du lịch. Kế hoạch du lịch này có thể sẽ được thúc đẩy bằng mô hình “công-tư liên doanh”.
Video đang HOT
Trong cuộc nói chuyện, tướng Catapang còn cho biết, một số đảo, đá ngầm ở Biển Đông đã trở thành “căn cứ tác chiến tiền phương” của Trung Quốc. Ông cho biết, hy vọng có thể đổ bộ lên bãi Cỏ Mây để thị sát, nhưng do sự việc này rất “nhạy cảm”, cho nên tạm thời không có kế hoạch này.
Trung Quốc và Philippines đều đòi hỏi “chủ quyền” đối với đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), hiện nay đảo và bãi ngầm này đều nằm dưới sự kiểm soát của Philippines. Nhưng, báo Hồng Kông tuyên truyền rằng, tàu Hải cảnh và tàu chiến Hải quân Trung Quốc “đang từng bước trục xuất lực lượng của Philippines khỏi vùng biển này”.
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) vào tháng 3 năm 2014
Một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng, Quân đội Philippines nếu mở tuyến “du lịch tàu thủy” thì sẽ “xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc”. Nếu Quân đội Philippines mở tuyến du lịch trong “khu vực kiểm soát thực tế” của Trung Quốc, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng “biện pháp đối ứng”, khi đó xung đột giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước sẽ không thể tránh khỏi.
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng, Philippines hiện nay còn chưa có điều kiện triển khai du lịch Biển Đông. Vài đảo, đá ngầm do Philippines kiểm soát thực tế, ngoài đảo Thị Tứ có xây dựng hạ tầng nhất định, còn hạ tầng cơ sở ở các đảo khác đều rất ít.
Trong khi đó, theo ông Tồn, khai thác du lịch ít nhất cần có các công trình, phương tiện như bến tàu, tàu du lịch, tàu thủy. Đây tiếp tục là một hoạt động tuyên truyền của Philippines đối với vấn đề Biển Đông.
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) vào tháng 3 năm 2014
Theo Giáo Dục
Hé lộ chiến thuật mới của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông
Tờ Financial Times cho biết Washington đang lên kế hoạch xây dựng những chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn bước tiến về lãnh thổ nhỏ nhưng đều đặn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Động thái trên của Mỹ được tiến hành sau khi Trung Quốc thực hiện một loạt bước xâm chiếm nhằm thay đổi hiện trạng ở một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới.
Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm ra những chiến thuật nhằm ngăn chặn những bước tiến nhỏ nhưng vững chắc này của Trung Quốc mà không làm leo thang căng thẳng hiện nay thành một cuộc xung đột quân sự rộng hơn. Bởi mỗi năm tàu bè chở 5.300 tỷ USD hàng hóa đi qua Biển Đông.
"Nỗ lực của chúng tôi nhằm ngăn chặn Trung Quốc (trên Biển Đông) rõ ràng không có hiệu quả", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Tăng cường sử dụng máy bay do thám thế hệ mới
Một trong những nhân tố khiến Mỹ phải suy tính đến chiến thuật mới là sự kiện hồi tháng 3 vừa qua, khi Mỹ cho triển khai máy bay do thám P-8A trên Bãi Cỏ mây, bãi san hô vòng ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc ở đó đã cố gắng ngăn chặn Philippines tiếp tế cho các binh sỹ đang đóng trên một chiếc tàu mà Philippines đánh đắm năm 1999. Máy bay Mỹ đã bay ở tầng thấp để đảm bảo người Trung Quốc có thể nhận biết.
"Đây là một động lực mới", một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết. Thông điệp là "chúng tôi biết các anh đang làm gì, hành động của các anh sẽ gây hậu quả và chúng tôi có khả năng, quyết tâm và chúng tôi ở đây".
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho biết họ "đã tiến hành hoạt động bình thường trong những vùng biển, vùng trời này và theo thông lệ".
Việc Mỹ tăng cường sử dụng máy bay do thám trong khu vực cũng có thể đồng nghĩa với việc nước này sẵn sàng công bố hình ảnh và video về hoạt động của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng người Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ nếu hình ảnh tàu của họ quấy nhiễu ngư dân Việt Nam hoặc Philippines được đăng tải.
Phát triển hệ thống thông tin hàng hải khu vực
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đóng ở Hawaii cũng được yêu cầu phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực, sẽ cung cấp cho các chính phủ ở tây Thái Bình Dương thông tin chi tiết về vị trí các tàu trong khu vực. Nhiều chính phủ đã cho biết họ không hay biết về sự xuất hiện bất ngờ của các tàu Trung Quốc.
Mỹ đã hỗ trợ Philippines, Nhật và các nước khác trong khu vực thiết bị radar tiên tiến và các hệ thống theo dõi khác và hiện đang xem xét xây dựng hệ thống thông tin này trở thành một mạng lưới khu vực rộng lớn nhằm chia sẻ với nhau.
Xem xét phô diễn lực lượng
Hải quân Trung Quốc: Tàu sân bay:1 Tàu khu trục: 15 Tàu khu trục nhỏ: 54 Tàu ngầm: 70 Tàu tuần tra: 216 Tàu quét mìn: 53 Tàu lưỡng cư: 240 Tàu tiếp tế và hỗ trợ: 212 Nguồn: Viện nghiên cứ chiến lược quốc tế IISS
Lầu Năm Góc cũng đang xem xét kế hoạch phô diễn lực lượng một cách có tính toán, giống như vụ triển khai B-52 trên Hoa Đông vào năm ngoái ngay sau khi Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không trên khu vực. Ngoài ra Mỹ cũng có những lựa chọn khác, như phái các tàu hải quân tới gần các khu vực tranh chấp.
Giới chức Mỹ cũng cho biết có một số đề xuất khác nhằm ngăn chặn Trung Quốc, nhưng có ít khả năng Mỹ sẽ thực hiện. Ví dụ như Mỹ cho triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển tới Biển Đông nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu dân sự Trung Quốc hay sử dụng các tàu hộ tống do Mỹ đứng đầu nhằm hộ tống ngư dân từ các nước như Philippines và các nước khác trong các khu vực bị người Trung Quốc ngăn cản.
Chính quyền Obama đã tuyên bố có "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông vào năm 2010. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm kiểm soát Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Với bãi Cỏ Mây vào năm nay, Manila cáo buộc Bắc Kinh bồi đắp đất để xây dựng một đường băng. Trong khi đó vào tháng 5 Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu khổng lồ trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bất chấp phản đối của Trung Quốc, Mỹ từ lâu đã tiến hành các chuyến bay do thám tại khu vực. Việc sử dụng máy bay thế hệ mới P-8A ở trong khu vực Trung Quốc tranh giành với các nước khác cho thấy hoạt động đã được nâng lên một cấp độ mới.
Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho rằng các chuyến bay do thám cho thấy Mỹ "có lợi ích trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở đây và phản đối sự bắt nạt của Trung Quốc." Tuy nhiên bà cho rằng những chuyến bay như thế sẽ khó mà "ngăn chặn được thái độ của Trung Quốc".
Hiện Philippines muốn tăng cường khả năng giám sát nhằm phơi bày những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Một quan chức Philippines cho hay quân đội dự kiến mua 2 máy bay do thám, một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này. "Chúng tôi cần Mỹ để xây dựng một hệ thống phòng thủ ở mức tin cậy tối thiểu".
Vũ Quý
Theo Dantri/ FT
Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự Trung Quốc và Ấn Độ vừa tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự nhân chuyến công du Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ năm 2005 của một tướng lĩnh cao cấp Ấn Độ, theo Tân Hoa xã. Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, tướng Bikram Singh (trung tâm) - Ảnh: Reuters Ngày 4.7, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, tướng Bikram...